minhbao171
Pearl
Trên Trái Đất, có hơn 7.000 loài cuốn chiếu sinh sống ở khắp mọi nơi, từ những khu rừng cho đến vườn rau nhà bạn, chúng dùng nhưng cặp chân nhỏ xinh đào xới lớp đất để tìm kiếm thức ăn.
Số lượng chân của loài cuốn chiếu có thể từ vài chục đến vài trăm chiếc. Dù tên tiếng Anh của cuốn chiếu là “millipede” hay có nghĩa là “nghìn chân”, nhưng số chân của chúng nhiều nhất chỉ ở khoảng 750 chiếc ở một loài cuốn chiếu được tìm thấy tại California vào năm 2006.
Chân của một con cuốn chiếu đực (Ảnh: Paul E. Marek et. al./Scientific Reports)
Suốt những năm qua, cái tên “millipede” dường như đã được dùng sai. Làm gì có con cuốn chiếu nào có đến nghìn chân cơ chứ? Đây quả thực là một bí ẩn, và bí ẩn này đã được… khai phá.
“Mọi phần mở đầu trong sách sinh học sẽ cần phải viết lại vì thật sự đã tìm thấy một con cuốn chiếu có nghìn chân”, Dennis Black, chuyên gia về loại cuốn chiếu và hiện là nghiên cứu sinh tại Đại học LaTrobe, Úc.
Loài cuốn chiếu nghìn chân “thật sự” được đặt tên là Eumillipes persephone. Đây là một loài cuốn chiếu mới được tìm thấy ở độ sâu 60m trong một lỗ khoan thăm dò tại một khu mỏ ở miền Tây nước Úc. Đây là loài cuốn chiếu đầu tiên được xác nhận là có nghìn chân, đúng như tên gọi của nó, và số chân đếm được là 1.306 chiếc.
“Quả là một con số ấn tượng”, Paul Marek, nhà côn trùng học tại Virginia Tech và là tác giả bài báo khoa học công bố phát hiện này trên Tạp chí Scientific Reports hôm thứ 5 vừa rồi. “Tôi vẫn cảm thấy hoài nghi”.
Loài cuốn chiếu mới phát hiện được đặt tên theo Persephone, một vị thần dưới địa ngục của Hy Lạp. Cá thể được tìm thấy có màu nâu, thân hình khẳng khiu, dài khoảng 9,4cm và chỉ nhỏ bằng một sợi dây cáp USB. Ngoài ra, loài cuốn chiếu này còn sống ở độ sâu lớn hơn so với những loài cuốn chiếu đã biết trước đó. Bên cạnh đó, câu chuyện về quá trình khám phá ra loài sinh vật huyền thoại này quả thực là một câu chuyện đầy may mắn và phi thường.
Nếu có thời gian, bạn có thể thử đếm chân của nó – vẫn đủ 1.306 chiếc đấy (Ảnh: Paul E. Marek et. al./Scientific Reports)
Để xác định sự sống bên dưới, Buzatto thả những chiếc “bẫy” xuống cánh cổng đó. Ông sử dụng một ống nhựa đục lỗ trên thân và nhét đầy lá cây khô vào bên trong. Sau đó, ông thả chiếc bẫy này xuống lỗ khoan và để nó ở đó. Những sinh vật bên dưới sẽ bị thu hút bởi đống là khô và mò vào bên trong với hy vọng có được một bữa ăn no nê. Sau khoảng 1 đến 2 tháng, Buzatto sẽ kéo chiếc bẫy lên và nó thường tràn ngập sự sống bên trong.
Buzatto cho biết những chiếc bẫy này thường bắt được nhiều sinh vật mới, trong đó có một số chưa từng được nhìn thấy trước đây. “Khoảng 80 – 90% lượng sinh vật chúng tôi kéo lên chưa từng được mô tả”, ông cho biết. Vì vậy, không quá bất ngờ khi ông kéo chiếc bẫy lên hồi tháng 8/2020 và phát hiện một sinh vật bất thường mà ông chưa từng gặp qua. Trong một lần thu thập mẫu ở phía Đông tỉnh Goldfields, thuộc miền Tây nước Úc, Buzatto đã tìm thấy một con cuốn chiếu cực kỳ dài. “Tôi nhận ra đây là một loài động vật rất đặc biệt”.
Ảnh chụp chân của Eumillipes persephone bằng kính hiển vi điện tử (Ảnh: Paul E. Marek et. al./Scientific Reports)
Một vài năm trước đó, Buzatto đã đọc qua một bài nghiên cứu về Illacme plenipes, một loài cuốn chiều ở California đang giữ kỷ lục về loài cuốn chiếu có số chân nhiều nhất. Tác giả bài viết chính là là Paul Marek, nhà sinh vật học tại Virginia Tech. Nên Buzatto đã quyết định gửi email cho Marek và đính kèm hình ảnh con cuốn chiếu mà ông phát hiện.
“Tôi đếm sơ qua thì có 818 cái chân”, Marek cho biết. “Điều đó khiến tôi khá hào hứng”.
Để công nhận chính thức, Marek cần quan sát tận mắt loài sinh vật này, đặt nó dưới kính hiển vi và phân tích DNA. Buzatto đã kết hợp cùng Viện bảo tàng Tây Úc gửi mẫu vật đến phòng thí nghiệm của Marek tại Mỹ. Nhóm của Marek đã tìm thấy tổng cộng 5 loài cuốn chiếu trong mẫu vật được gửi đến, trong đó có một con cái với số chân kỷ lục là 1.306 và một con đực với số chân là 998.
Khi Marek quan sát loài cuốn chiếu mới dưới kính hiển vi, ông nhận thấy có rất nhiều đặc tính tương đồng với Illacme plenipes dù chúng sống cách nhau nửa vòng Trái Đất và bị cách biệt bởi Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nó cũng có những điểm quái dị. “Nó chẳng có gì giống với những thành viên cùng họ”, Marek nhận xét.
Đầu tiên là nó không có mắt, đặc điểm xuất hiện duy nhất ở loài này. Và hai là nó không có sắc tố.
Cả hai sự khác biệt này đều khá hợp lý. Vì chúng sống dưới lòng đất nên mắt không quá quan trọng. Khi sống trong môi trường đó thì bạn không cần phải phát hiện sự thay đổi ánh sáng. Thay vào đó, Eumillipes persephone có cặp ăng-ten khổng lồ. Mất sắc tố thường xuất hiện ở nhiều loài động vật sống ở nơi không có ánh sáng, như hang động chẳng hạn, nhưng những áp lực nào khiến quá trình tiến hoá loại bỏ sắc tố vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ.
Từ tất cả những đặc điểm trên, Marek và nhóm của ông phân loại Eumillipes persephone vào họ Polyzoniida, là họ hàng xa của Illacme plenipes. Ngoài ra, Marek còn đề cử Eumillipes persephone và Illacme plenipes là ví dụ điển hình của tiến hoá hội tụ - là khi hai loài có quan hệ họ hàng xa tiến hoá với các đặc điểm sinh lý tương tự nhau để thích nghi với môi trường sống của chúng.
“Sự kết hợp của những đặc điểm đó thật sự cho thấy tầm quan trọng của khả năng di chuyển sâu dưới lòng đất, đó có thể là kết quả từ việc môi trường sống thiếu dinh dưỡng”, Marek cho biết.
Eumillipes persephone có phần đầu khá kỳ lạ (Ảnh: Paul E. Marek et. al./Scientific Reports)
Việc thu thập và mô tả các chủng loài mới ở sâu dưới lòng đất chưa từng được triển khai ở Tây Úc với quy mô lớn. Có thể có đến hàng chục loài sinh vật mà loài người chưa từng biết đến đang sống dưới chân chúng ta. Trước tháng 8/2020, chưa một ai từng nhìn thấy Eumillipes persephone. Không một ai biết rằng nó tồn tại. Và nếu không có cái bẫy của Buzatto dưới lỗ khoan, chắc hẳn đến nay vẫn chẳng một ai biết đến nó.
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ biết đến nó nếu không có hoạt động thăm dò địa chất đó”, Dennis Black, chuyên gia về loài cuốn chiếu tại Đại học LaTrope và là đồng tác giả bài nghiên cứu, cho biết. Buzatto cũng lưu ý rằng cuộc khảo sát này được công ty khai thác mỏ chi trả kinh phí.
Đồng thời, mối đe doạ lớn đối với sự tồn vong của loài sinh vật này, ít nhất là với những gì chúng ta đã biết, cũng chính là hoạt động khai thác mỏ. Nếu kết quả khảo sát địa chất chỉ ra một nguồn giàu khoáng chất bên dưới khu vực đó, kết cục sẽ như thế nào? Những con cuốn chiếu sẽ ra sao? Rất may mắn cho những con cuốn chiếu là kết quả khảo sát tại khu vực này không tìm thấy thứ mà công ty khai thác mỏ tìm kiếm.
Hoạt động khai thác mỏ đóng vai trò lớn trong nền kinh tế nước Úc, đặc biệt là ở miền Tây Úc (Ảnh: Getty)
Và thực trạng này cũng đặt ra những câu hỏi thú vị về cách bảo vệ những loài sinh vật mà chúng ta thậm chí còn chưa từng biết đến, như Eumillipes persephone, những sinh vật “khó hiểu” mà chúng ta còn chẳng biết chúng có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái. Eumillipes persephone cho thấy những hệ sinh thái này đang mang lại những phát hiện đáng kinh ngạc về nguy cơ mất đa dạng sinh học. Để ngăn chặn một loài tuyệt chủng, dù chưa từng được biết đến, các nhà khoa học cần hiểu được những gì đang diễn ra trong tự nhiên, kể cả nằm sâu dưới lòng đất của vùng sa mạc Tây Úc.
“Có thể có rất nhiều loài sinh vật đang sinh sống trong khu vực rộng lớn đó”, Black cho biết. “Chỉ đơn giản là chúng ta chẳng có manh mối gì”.
Nếu đúng thì có khả năng Eumillipes persephone chưa phải là loài có nhiều chân nhất hành tinh này. Marek cho biết có “một số điểm tương quan” giữa độ sâu tìm thấy những sinh vật này và số chân của chúng. Nếu khám phá sâu hơn nữa, rất có thể chúng ta sẽ đụng độ một vị thần mới của thế giới dưới lòng đất, và có nhiều chân hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
“Rất có khả năng có những cá thể dài hơn cá thể đã được phát hiện”, Black cho biết. “Điều tôi muốn làm nó giống như chơi xổ số vậy, mua vài chiếc máy khoan và dành hết lương hưu để khoan xuống lòng đất”.
Theo Cnet
Số lượng chân của loài cuốn chiếu có thể từ vài chục đến vài trăm chiếc. Dù tên tiếng Anh của cuốn chiếu là “millipede” hay có nghĩa là “nghìn chân”, nhưng số chân của chúng nhiều nhất chỉ ở khoảng 750 chiếc ở một loài cuốn chiếu được tìm thấy tại California vào năm 2006.
Suốt những năm qua, cái tên “millipede” dường như đã được dùng sai. Làm gì có con cuốn chiếu nào có đến nghìn chân cơ chứ? Đây quả thực là một bí ẩn, và bí ẩn này đã được… khai phá.
“Mọi phần mở đầu trong sách sinh học sẽ cần phải viết lại vì thật sự đã tìm thấy một con cuốn chiếu có nghìn chân”, Dennis Black, chuyên gia về loại cuốn chiếu và hiện là nghiên cứu sinh tại Đại học LaTrobe, Úc.
Loài cuốn chiếu nghìn chân “thật sự” được đặt tên là Eumillipes persephone. Đây là một loài cuốn chiếu mới được tìm thấy ở độ sâu 60m trong một lỗ khoan thăm dò tại một khu mỏ ở miền Tây nước Úc. Đây là loài cuốn chiếu đầu tiên được xác nhận là có nghìn chân, đúng như tên gọi của nó, và số chân đếm được là 1.306 chiếc.
“Quả là một con số ấn tượng”, Paul Marek, nhà côn trùng học tại Virginia Tech và là tác giả bài báo khoa học công bố phát hiện này trên Tạp chí Scientific Reports hôm thứ 5 vừa rồi. “Tôi vẫn cảm thấy hoài nghi”.
Loài cuốn chiếu mới phát hiện được đặt tên theo Persephone, một vị thần dưới địa ngục của Hy Lạp. Cá thể được tìm thấy có màu nâu, thân hình khẳng khiu, dài khoảng 9,4cm và chỉ nhỏ bằng một sợi dây cáp USB. Ngoài ra, loài cuốn chiếu này còn sống ở độ sâu lớn hơn so với những loài cuốn chiếu đã biết trước đó. Bên cạnh đó, câu chuyện về quá trình khám phá ra loài sinh vật huyền thoại này quả thực là một câu chuyện đầy may mắn và phi thường.
Cánh cổng đến thế giới dưới lòng đất
Người đầu tiên để mắt đến loài cuốn chiếu mới là Bruno Buzatto, nhà sinh vật học thuộc Công ty Tư vấn Môi trường Bennelongia ở Tây Úc. Đây là công ty chuyên khảo sát sự sống của động vật dưới lòng đất và thường được các công ty khai thác mỏ thuê để thực hiện đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án. Buzatto cho biết công ty mỏ đã khoan một lỗ sâu và nó như một “cánh cổng” dẫn đến thế giới dưới lòng đất vậy.Để xác định sự sống bên dưới, Buzatto thả những chiếc “bẫy” xuống cánh cổng đó. Ông sử dụng một ống nhựa đục lỗ trên thân và nhét đầy lá cây khô vào bên trong. Sau đó, ông thả chiếc bẫy này xuống lỗ khoan và để nó ở đó. Những sinh vật bên dưới sẽ bị thu hút bởi đống là khô và mò vào bên trong với hy vọng có được một bữa ăn no nê. Sau khoảng 1 đến 2 tháng, Buzatto sẽ kéo chiếc bẫy lên và nó thường tràn ngập sự sống bên trong.
Buzatto cho biết những chiếc bẫy này thường bắt được nhiều sinh vật mới, trong đó có một số chưa từng được nhìn thấy trước đây. “Khoảng 80 – 90% lượng sinh vật chúng tôi kéo lên chưa từng được mô tả”, ông cho biết. Vì vậy, không quá bất ngờ khi ông kéo chiếc bẫy lên hồi tháng 8/2020 và phát hiện một sinh vật bất thường mà ông chưa từng gặp qua. Trong một lần thu thập mẫu ở phía Đông tỉnh Goldfields, thuộc miền Tây nước Úc, Buzatto đã tìm thấy một con cuốn chiếu cực kỳ dài. “Tôi nhận ra đây là một loài động vật rất đặc biệt”.
Một vài năm trước đó, Buzatto đã đọc qua một bài nghiên cứu về Illacme plenipes, một loài cuốn chiều ở California đang giữ kỷ lục về loài cuốn chiếu có số chân nhiều nhất. Tác giả bài viết chính là là Paul Marek, nhà sinh vật học tại Virginia Tech. Nên Buzatto đã quyết định gửi email cho Marek và đính kèm hình ảnh con cuốn chiếu mà ông phát hiện.
“Tôi đếm sơ qua thì có 818 cái chân”, Marek cho biết. “Điều đó khiến tôi khá hào hứng”.
Để công nhận chính thức, Marek cần quan sát tận mắt loài sinh vật này, đặt nó dưới kính hiển vi và phân tích DNA. Buzatto đã kết hợp cùng Viện bảo tàng Tây Úc gửi mẫu vật đến phòng thí nghiệm của Marek tại Mỹ. Nhóm của Marek đã tìm thấy tổng cộng 5 loài cuốn chiếu trong mẫu vật được gửi đến, trong đó có một con cái với số chân kỷ lục là 1.306 và một con đực với số chân là 998.
Vì sao chúng có nhiều chân đến vậy?
Eumillipes persephone là loài sinh vật sống trong một thế giới không có ánh sáng và nguồn thức ăn rất hạn chế. Quá trình tiến hoá đã giúp chúng tồn tại trong thế giới đó với những đặc trưng riêng – cũng tương tự trong trường hợp của Illacme plenipes nhưng theo khía cạnh khác.Khi Marek quan sát loài cuốn chiếu mới dưới kính hiển vi, ông nhận thấy có rất nhiều đặc tính tương đồng với Illacme plenipes dù chúng sống cách nhau nửa vòng Trái Đất và bị cách biệt bởi Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nó cũng có những điểm quái dị. “Nó chẳng có gì giống với những thành viên cùng họ”, Marek nhận xét.
Đầu tiên là nó không có mắt, đặc điểm xuất hiện duy nhất ở loài này. Và hai là nó không có sắc tố.
Cả hai sự khác biệt này đều khá hợp lý. Vì chúng sống dưới lòng đất nên mắt không quá quan trọng. Khi sống trong môi trường đó thì bạn không cần phải phát hiện sự thay đổi ánh sáng. Thay vào đó, Eumillipes persephone có cặp ăng-ten khổng lồ. Mất sắc tố thường xuất hiện ở nhiều loài động vật sống ở nơi không có ánh sáng, như hang động chẳng hạn, nhưng những áp lực nào khiến quá trình tiến hoá loại bỏ sắc tố vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ.
Từ tất cả những đặc điểm trên, Marek và nhóm của ông phân loại Eumillipes persephone vào họ Polyzoniida, là họ hàng xa của Illacme plenipes. Ngoài ra, Marek còn đề cử Eumillipes persephone và Illacme plenipes là ví dụ điển hình của tiến hoá hội tụ - là khi hai loài có quan hệ họ hàng xa tiến hoá với các đặc điểm sinh lý tương tự nhau để thích nghi với môi trường sống của chúng.
Nhưng vì sao loài sinh vật này cần nhiều chân đến vậy?
Câu trả lời không quá bất ngờ như bạn nghĩ đâu. Chân được dùng để di chuyển. Bạn có thể di chuyển khắp nơi bằng đôi chân của mình. Các nhà nghiên cứu chưa từng được chứng kiến cách các loài sinh vật di chuyển trong lòng đất, nhưng họ có thể mô phỏng dựa trên những loài sinh vật tương tự có trong tự nhiên. Dựa trên những nghiên cứu trước, Marek và nhóm của ông cho rằng thân hình siêu dài và những chiếc chân ngắn giúp chúng đào xới dưới lòng đất, tạo ra lực đẩy bổ trợ khi chúng di chuyển theo chuyển động dạng sóng.“Sự kết hợp của những đặc điểm đó thật sự cho thấy tầm quan trọng của khả năng di chuyển sâu dưới lòng đất, đó có thể là kết quả từ việc môi trường sống thiếu dinh dưỡng”, Marek cho biết.
Trò chơi dò mìn
Có nhiều điều khiến câu chuyện xung quanh phát hiện này đầy ly kỳ, và một trong số đó đã khiến các tác giả phải chật vật với nó.Việc thu thập và mô tả các chủng loài mới ở sâu dưới lòng đất chưa từng được triển khai ở Tây Úc với quy mô lớn. Có thể có đến hàng chục loài sinh vật mà loài người chưa từng biết đến đang sống dưới chân chúng ta. Trước tháng 8/2020, chưa một ai từng nhìn thấy Eumillipes persephone. Không một ai biết rằng nó tồn tại. Và nếu không có cái bẫy của Buzatto dưới lỗ khoan, chắc hẳn đến nay vẫn chẳng một ai biết đến nó.
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ biết đến nó nếu không có hoạt động thăm dò địa chất đó”, Dennis Black, chuyên gia về loài cuốn chiếu tại Đại học LaTrope và là đồng tác giả bài nghiên cứu, cho biết. Buzatto cũng lưu ý rằng cuộc khảo sát này được công ty khai thác mỏ chi trả kinh phí.
Đồng thời, mối đe doạ lớn đối với sự tồn vong của loài sinh vật này, ít nhất là với những gì chúng ta đã biết, cũng chính là hoạt động khai thác mỏ. Nếu kết quả khảo sát địa chất chỉ ra một nguồn giàu khoáng chất bên dưới khu vực đó, kết cục sẽ như thế nào? Những con cuốn chiếu sẽ ra sao? Rất may mắn cho những con cuốn chiếu là kết quả khảo sát tại khu vực này không tìm thấy thứ mà công ty khai thác mỏ tìm kiếm.
Và thực trạng này cũng đặt ra những câu hỏi thú vị về cách bảo vệ những loài sinh vật mà chúng ta thậm chí còn chưa từng biết đến, như Eumillipes persephone, những sinh vật “khó hiểu” mà chúng ta còn chẳng biết chúng có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái. Eumillipes persephone cho thấy những hệ sinh thái này đang mang lại những phát hiện đáng kinh ngạc về nguy cơ mất đa dạng sinh học. Để ngăn chặn một loài tuyệt chủng, dù chưa từng được biết đến, các nhà khoa học cần hiểu được những gì đang diễn ra trong tự nhiên, kể cả nằm sâu dưới lòng đất của vùng sa mạc Tây Úc.
“Có thể có rất nhiều loài sinh vật đang sinh sống trong khu vực rộng lớn đó”, Black cho biết. “Chỉ đơn giản là chúng ta chẳng có manh mối gì”.
Nếu đúng thì có khả năng Eumillipes persephone chưa phải là loài có nhiều chân nhất hành tinh này. Marek cho biết có “một số điểm tương quan” giữa độ sâu tìm thấy những sinh vật này và số chân của chúng. Nếu khám phá sâu hơn nữa, rất có thể chúng ta sẽ đụng độ một vị thần mới của thế giới dưới lòng đất, và có nhiều chân hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
“Rất có khả năng có những cá thể dài hơn cá thể đã được phát hiện”, Black cho biết. “Điều tôi muốn làm nó giống như chơi xổ số vậy, mua vài chiếc máy khoan và dành hết lương hưu để khoan xuống lòng đất”.
Theo Cnet