Leo thang! Ukraine dọa dùng vũ khí Mỹ cung cấp để tấn công Crimea, lấy cớ Washington "không cấm"

Cách đây vài ngày, Mỹ tuyên bố không cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga, thậm chí bệ phóng tên lửa HIMARS cung cấp cho Ukraine cũng được điều chỉnh không cho phép bắn tầm xa. Tuy nhiên, Mỹ không công nhận Crimea là của Nga cho nên khả năng Ukraine tấn công Crimea rất cao. Thực tế, Ukraine đã dùng bom, UAV, tàu không người lái để đánh phá Crimea và quân đội Nga đóng trên bán đảo này rồi.
Leo thang! Ukraine dọa dùng vũ khí Mỹ cung cấp để tấn công Crimea, lấy cớ Washington không cấm
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba ngày 9/12 tuyên bố Washington không cấm Kiev sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tiến hành các cuộc tấn công vào bán đảo Crimea.
Phát biểu với Wall Street Journal, ông Kuleba nhấn mạnh bán đảo Crimea, đã nhập vào Nga năm 2014, là lãnh thổ Ukraine được quốc tế công nhận. Mặc dù Kiev đã cam kết với Washington sẽ kiềm chế không tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Mỹ cung cấp, nhưng thỏa thuận này không áp dụng với Crimea.
Ông Kuleba nói rằng, “Crimea không khác gì phần còn lại của Ukraine” và Kiev sẽ “lấy lại tất cả các lãnh thổ của mình”, bao gồm cả bán đảo này bằng các biện pháp quân sự hoặc ngoại giao.
“Còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự báo nào về sự cân bằng giữa hai bên”, ông Kuleba nói thêm.
Ngoại trưởng Ukraine cáo buộc Nga không quan tâm đến các cuộc đàm phán hòa bình, cho rằng Moscow đang “chuẩn bị cho những trận chiến mới”.
Các quan chức Nga đã nhiều lần tuyên bố Moscow sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà “không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào”, nhưng Kiev phải thể hiện thiện chí. Tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng bác bỏ cáo buộc rằng Moscow đang tìm kiếm các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine như một cách câu giờ để tăng cường sức mạnh quân sự.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã cung cấp cho Kiev một lượng lớn vũ khí. Tuy nhiên, Washington miễn cưỡng hỗ trợ Ukraine vũ khí tầm xa, đặc biệt là tên lửa ATACMS với tầm bắn 300km, vì lo ngại rằng một động thái như vậy có thể làm leo thang xung đột.
Theo WSJ, Để ngăn chặn những rắc rối có thể xảy ra, Washington đã bí mật sửa đổi Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) được gửi tới Ukraine để ngăn chặn Kiev tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Hồi tháng 9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo rằng nếu Washington cung cấp cho Kiev vũ khí tầm xa, điều này sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” và khiến Mỹ trở thành “bên trực tiếp tham gia cuộc xung đột”.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top