From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Theo báo cáo thị trường TV năm 2023 từ Omdia, Hàn Quốc vẫn củng cố vị thế của mình ở phân khúc cao cấp và OLED. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo họ cần cẩn trọng đối phó trước sự trỗi dậy ngày càng mạnh của Trung Quốc, vốn đang ồ ạt chiếm lĩnh thị phần bằng các mẫu TV giá rẻ.
Ở phân khúc cao cấp mệnh giá trên 2.500 USD, Hàn Quốc kiểm soát tuyệt đối với 79,6% thị phần gộp. Trong đó Samsung và LG lần lượt đạt 60,5% và 19,1%. Sony của Nhật Bản đứng thứ 3 nắm 15,9%. Các hãng còn lại gồm TCL, Hisense và Panasonic hiện diện kém, mỗi hãng chiếm chưa tới 1%.
Ở phân khúc TV OLED, Hàn Quốc cũng áp đảo khi LG chiếm vị trí dẫn đầu với 48% thị phần tính theo doanh thu và Samsung theo sau với 22,7%. Samsung đang tăng trưởng rất nhanh ở phân khúc này kể từ lần tái gia nhập năm 2022. Khi đó, công ty mới chỉ chiếm 6,1%. TV OLED Samsung cài đặt cả panel từ LGD lẫn SDC.
Hàn Quốc thống trị phân khúc TV màn hình lớn, TV cao cấp và OLED
Bất chấp vị thế dẫn đầu tỏ ra vững chắc, các nhà quan sát thị trường tỏ ra quan ngại sâu sắc khi loạt đối thủ Trung Quốc đang ráo riết bành trướng trên thị trường TV nói chung. Họ đang dần vượt qua LG về sản lượng và gây sức ép lên tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Hàn Quốc.
Lần đầu tiên LG rơi xuống vị trí thứ 4 về sản lượng xuất xưởng, nhường lại vị trí thứ 2 và 3 cho TCL và Hisense. Tổng số lô hàng của LG chiếm 11,2% thị trường toàn cầu, thấp hơn so với 12,5% của TCL và 11,4% của Hisense. Năm ngoái, công ty đã bị TCL đánh bại về số lô hàng và bây giờ đến lượt Hisense vượt qua họ.
Noh Geun-chang, nhà nghiên cứu tại Hyundai Motor Securities, cho biết: “Hoạt động kinh doanh TV của LG Electronics đạt tỷ lệ sinh lời từ 7-9% giai đoạn 2017 đến năm 2019, chủ yếu nhờ dòng TV OLED cao cấp. Song, tỷ lệ này khó có thể cải thiện trong thời gian tới”. Ông dự báo tỷ suất lợi nhuận của TV LG trong năm 2024 sẽ giảm còn 2,3% từ mức 2,5% của năm ngoái.
BOE và CSOT giúp Trung Quốc kiểm soát thị trường tấm nền LCD toàn cầu
Trung Quốc có lợi thế ở chuỗi cung ứng địa phương và quy mô sản xuất vượt trội. Họ đã thống trị thị trường LCD toàn cầu thông qua 2 cái tên BOE và CSOT, ngay cả TV Samsung và LG cũng đang mua tấm nền từ 2 công ty này. Vì vậy, LG khó có cơ hội lấy lại thị phần đã mất nếu xét theo doanh thu bán hàng vốn đang có xu hướng giảm qua từng năm.
Ngay ở phân khúc TV OLED, LG cũng đang giảm tốc lại. Toàn bộ phân khúc OLED chỉ chiếm chưa tới 5% toàn bộ thị trường TV toàn cầu trong năm vừa qua. LG tuy dẫn đầu ở đây nhưng tốc độ tăng trưởng chậm dần và khó phục hồi trở lại. “LG Electronics đã bước vào giai đoạn tăng trưởng thấp đối với TV sau khi tái cơ cấu hoạt động kinh doanh smartphone” - Noh cho biết.
Để đối phó với Trung Quốc, cả 2 công ty Hàn Quốc đều có chung chiến lược tập trung vào phân khúc cao cấp, nơi họ vẫn duy trì thế mạnh so với đối thủ.
>>> Tiết lộ con số đáng buồn về TV và đồ gia dụng Samsung.
Ở phân khúc cao cấp mệnh giá trên 2.500 USD, Hàn Quốc kiểm soát tuyệt đối với 79,6% thị phần gộp. Trong đó Samsung và LG lần lượt đạt 60,5% và 19,1%. Sony của Nhật Bản đứng thứ 3 nắm 15,9%. Các hãng còn lại gồm TCL, Hisense và Panasonic hiện diện kém, mỗi hãng chiếm chưa tới 1%.
Ở phân khúc TV OLED, Hàn Quốc cũng áp đảo khi LG chiếm vị trí dẫn đầu với 48% thị phần tính theo doanh thu và Samsung theo sau với 22,7%. Samsung đang tăng trưởng rất nhanh ở phân khúc này kể từ lần tái gia nhập năm 2022. Khi đó, công ty mới chỉ chiếm 6,1%. TV OLED Samsung cài đặt cả panel từ LGD lẫn SDC.
Bất chấp vị thế dẫn đầu tỏ ra vững chắc, các nhà quan sát thị trường tỏ ra quan ngại sâu sắc khi loạt đối thủ Trung Quốc đang ráo riết bành trướng trên thị trường TV nói chung. Họ đang dần vượt qua LG về sản lượng và gây sức ép lên tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Hàn Quốc.
Lần đầu tiên LG rơi xuống vị trí thứ 4 về sản lượng xuất xưởng, nhường lại vị trí thứ 2 và 3 cho TCL và Hisense. Tổng số lô hàng của LG chiếm 11,2% thị trường toàn cầu, thấp hơn so với 12,5% của TCL và 11,4% của Hisense. Năm ngoái, công ty đã bị TCL đánh bại về số lô hàng và bây giờ đến lượt Hisense vượt qua họ.
Noh Geun-chang, nhà nghiên cứu tại Hyundai Motor Securities, cho biết: “Hoạt động kinh doanh TV của LG Electronics đạt tỷ lệ sinh lời từ 7-9% giai đoạn 2017 đến năm 2019, chủ yếu nhờ dòng TV OLED cao cấp. Song, tỷ lệ này khó có thể cải thiện trong thời gian tới”. Ông dự báo tỷ suất lợi nhuận của TV LG trong năm 2024 sẽ giảm còn 2,3% từ mức 2,5% của năm ngoái.
Trung Quốc có lợi thế ở chuỗi cung ứng địa phương và quy mô sản xuất vượt trội. Họ đã thống trị thị trường LCD toàn cầu thông qua 2 cái tên BOE và CSOT, ngay cả TV Samsung và LG cũng đang mua tấm nền từ 2 công ty này. Vì vậy, LG khó có cơ hội lấy lại thị phần đã mất nếu xét theo doanh thu bán hàng vốn đang có xu hướng giảm qua từng năm.
Ngay ở phân khúc TV OLED, LG cũng đang giảm tốc lại. Toàn bộ phân khúc OLED chỉ chiếm chưa tới 5% toàn bộ thị trường TV toàn cầu trong năm vừa qua. LG tuy dẫn đầu ở đây nhưng tốc độ tăng trưởng chậm dần và khó phục hồi trở lại. “LG Electronics đã bước vào giai đoạn tăng trưởng thấp đối với TV sau khi tái cơ cấu hoạt động kinh doanh smartphone” - Noh cho biết.
Để đối phó với Trung Quốc, cả 2 công ty Hàn Quốc đều có chung chiến lược tập trung vào phân khúc cao cấp, nơi họ vẫn duy trì thế mạnh so với đối thủ.
>>> Tiết lộ con số đáng buồn về TV và đồ gia dụng Samsung.