dangkhoabg1997
Pearl
Megalodon - loài cá mập khổng lồ sống cách đây hơn 23 triệu năm - là nguồn cảm hứng chính cho bộ phim The Meg, lớn hơn gấp 4 lần so với loài cá mập trắng lớn đang tồn tại trên đại dương của chúng ta ngày nay.
Tuy nhiên, hai loài cá mập này từng cùng tồn tại và khả năng cao đã có chung một số con mồi. Sự cạnh tranh này được xem là một trong những lý do dẫn đến loài Megalodon dài khoảng 20 mét bị tuyệt chủng, theo như một nghiên cứu mới đã chỉ ra.
Răng của loài Otodus megalodon đã tuyệt chủng (trái) và răng của loài cá mập trắng lớn hiện đại (phải).
Để đi đến phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật mới. Họ phân tích các dấu hiệu về chế độ ăn uống thông qua răng của 13 loài cá mập đã tuyệt chủng và 20 loài cá mập hiện đại để xác định vị trí của chúng trong chuỗi thức ăn – hay còn được gọi là mức độ dinh dưỡng.
Tác giả của nghiên cứu này, Kenshu Shimada, giáo sư cổ sinh vật học tại Đại học DePaul ở Chicago, cho biết:“Megalodon thường được miêu tả như một loài cá mập có kích thước siêu khủng khiếp trong tiểu thuyết và phim ảnh, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn biết rất ít về loài cá mập đã tuyệt chủng này”.
“Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cho thấy chế độ ăn của loài cá mập trắng lớn Pliocen rất giống với Megalodon, qua đó cho thấy dữ liệu của chúng tôi không mâu thuẫn với các giả thuyết đang được tranh cãi”, giáo sư Kenshu Shimada cho biết.
Các nhà nghiên cứu có thể thu thập thông tin này bằng cách xem xét sự hiện diện của các đồng vị hoặc biến thể khác nhau của nguyên tố hóa học kẽm được bảo quản trong men răng của cá mập.
Kẽm cần thiết cho cơ thể sống và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương. Tỷ lệ đồng vị kẽm nặng và nhẹ trong răng sẽ chỉ ra được loại vật chất nào mà cá mập đã ăn.
“Đồng vị kẽm có thể được sử dụng làm chất chỉ thị sinh thái vì tỷ lệ của hai đồng vị khác nhau này thay đổi khi nó di chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi thức ăn”, đồng tác giả Michael Griffiths, nhà địa hóa học và giáo sư tại khoa Khoa học môi trường của Đại học William Paterson ở New Jersey (Mỹ) cho biết.
Jeremy McCormack, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Đức, đang cô lập kẽm từ các mẫu răng cá mập trong phòng thí nghiệm.
Ví dụ, nếu Megalodon ăn cá mập trắng lớn, vị trí cao hơn của nó trong chuỗi thức ăn sẽ được phản ánh trong hồ sơ đồng vị. Nhưng nghiên cứu cho thấy hai loài này có một số điểm tương đồng, cho thấy chúng săn cùng một loại mồi. Tuy nhiên, các tác giả cũng nói rằng họ không thể loại trừ khả năng Megalodon săn những con cá mập trắng lớn, theo giá trị đồng vị của nó, và đặc biệt là họ hàng gần của loài Megalodon, được gọi là Chubutensis Megalodon, có giá trị đồng vị đo được thấp hơn bất kỳ loài động vật có xương sống nào tồn tại trên biển từ trước đến nay.
Việc ăn ở cùng một mức độ dinh dưỡng không thật sự chỉ ra sự cạnh tranh trực tiếp giữa Megalodon và cá mập trắng lớn để giành cùng một con mồi, vì cả hai loài đều có thể chuyên săn những con mồi khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết có thể có một vài sự trùng lặp về con mồi giữa cả hai loài.
"Giống như những con cá mập trắng lớn ngày nay, chúng có thể ăn cá lớn. Những con cá mập trắng có kích thước nhỏ hơn có thể không cần nhiều thức ăn như Megalodon, vì vậy chúng sẽ có lợi thế cạnh tranh nếu chúng ăn những con mồi tương tự", Griffiths nói.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm thứ Ba. Nghiên cứu này chỉ ra rằng là lần đầu tiên các đồng vị kẽm liên quan đến chế độ ăn uống được chứng minh là có khả năng bảo tồn trong răng cá mập hóa thạch.
Nghiên cứu cho biết, một kỹ thuật tương tự, sử dụng đồng vị nitơ để nghiên cứu về chế độ ăn uống cho các nhóm động vật khác, đã được phát triển khá tốt. Tuy nhiên, nitơ trong răng không thể bảo quản đủ tốt để phục vụ cho nghiên cứu các loài động vật đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước.
Kỹ thuật sử dụng đồng vị kẽm có thể được áp dụng cho các loài động vật đã tuyệt chủng khác để tìm hiểu chế độ ăn uống và hệ sinh thái của chúng.
>>> Tìm thấy 100 khu nhà ở từ thời đồ sắt.
Nguồn: CNN
Tuy nhiên, hai loài cá mập này từng cùng tồn tại và khả năng cao đã có chung một số con mồi. Sự cạnh tranh này được xem là một trong những lý do dẫn đến loài Megalodon dài khoảng 20 mét bị tuyệt chủng, theo như một nghiên cứu mới đã chỉ ra.
Để đi đến phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật mới. Họ phân tích các dấu hiệu về chế độ ăn uống thông qua răng của 13 loài cá mập đã tuyệt chủng và 20 loài cá mập hiện đại để xác định vị trí của chúng trong chuỗi thức ăn – hay còn được gọi là mức độ dinh dưỡng.
Tác giả của nghiên cứu này, Kenshu Shimada, giáo sư cổ sinh vật học tại Đại học DePaul ở Chicago, cho biết:“Megalodon thường được miêu tả như một loài cá mập có kích thước siêu khủng khiếp trong tiểu thuyết và phim ảnh, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn biết rất ít về loài cá mập đã tuyệt chủng này”.
“Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cho thấy chế độ ăn của loài cá mập trắng lớn Pliocen rất giống với Megalodon, qua đó cho thấy dữ liệu của chúng tôi không mâu thuẫn với các giả thuyết đang được tranh cãi”, giáo sư Kenshu Shimada cho biết.
Các nhà nghiên cứu có thể thu thập thông tin này bằng cách xem xét sự hiện diện của các đồng vị hoặc biến thể khác nhau của nguyên tố hóa học kẽm được bảo quản trong men răng của cá mập.
Kẽm cần thiết cho cơ thể sống và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương. Tỷ lệ đồng vị kẽm nặng và nhẹ trong răng sẽ chỉ ra được loại vật chất nào mà cá mập đã ăn.
“Đồng vị kẽm có thể được sử dụng làm chất chỉ thị sinh thái vì tỷ lệ của hai đồng vị khác nhau này thay đổi khi nó di chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi thức ăn”, đồng tác giả Michael Griffiths, nhà địa hóa học và giáo sư tại khoa Khoa học môi trường của Đại học William Paterson ở New Jersey (Mỹ) cho biết.
Ví dụ, nếu Megalodon ăn cá mập trắng lớn, vị trí cao hơn của nó trong chuỗi thức ăn sẽ được phản ánh trong hồ sơ đồng vị. Nhưng nghiên cứu cho thấy hai loài này có một số điểm tương đồng, cho thấy chúng săn cùng một loại mồi. Tuy nhiên, các tác giả cũng nói rằng họ không thể loại trừ khả năng Megalodon săn những con cá mập trắng lớn, theo giá trị đồng vị của nó, và đặc biệt là họ hàng gần của loài Megalodon, được gọi là Chubutensis Megalodon, có giá trị đồng vị đo được thấp hơn bất kỳ loài động vật có xương sống nào tồn tại trên biển từ trước đến nay.
Việc ăn ở cùng một mức độ dinh dưỡng không thật sự chỉ ra sự cạnh tranh trực tiếp giữa Megalodon và cá mập trắng lớn để giành cùng một con mồi, vì cả hai loài đều có thể chuyên săn những con mồi khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết có thể có một vài sự trùng lặp về con mồi giữa cả hai loài.
"Giống như những con cá mập trắng lớn ngày nay, chúng có thể ăn cá lớn. Những con cá mập trắng có kích thước nhỏ hơn có thể không cần nhiều thức ăn như Megalodon, vì vậy chúng sẽ có lợi thế cạnh tranh nếu chúng ăn những con mồi tương tự", Griffiths nói.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm thứ Ba. Nghiên cứu này chỉ ra rằng là lần đầu tiên các đồng vị kẽm liên quan đến chế độ ăn uống được chứng minh là có khả năng bảo tồn trong răng cá mập hóa thạch.
Nghiên cứu cho biết, một kỹ thuật tương tự, sử dụng đồng vị nitơ để nghiên cứu về chế độ ăn uống cho các nhóm động vật khác, đã được phát triển khá tốt. Tuy nhiên, nitơ trong răng không thể bảo quản đủ tốt để phục vụ cho nghiên cứu các loài động vật đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước.
Kỹ thuật sử dụng đồng vị kẽm có thể được áp dụng cho các loài động vật đã tuyệt chủng khác để tìm hiểu chế độ ăn uống và hệ sinh thái của chúng.
>>> Tìm thấy 100 khu nhà ở từ thời đồ sắt.
Nguồn: CNN