Livestream bán hàng đang "hồi sinh" máy ảnh số nhờ chất lượng "ăn đứt" smartphone

H
Hùng Lê
Phản hồi: 0
Việc sở hữu 1 chiếc máy ảnh của riêng mình đang ngày càng khó khăn hơn, khi nhu cầu đối với thiết bị này tại Trung Quốc đang bùng nổ. Tình trạng này xuất phát từ sự phát triển của “livestream bán hàng”, khiến các vấn đề về nguồn cung gia tăng, vốn đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu.
VNReview.vn

Quy trình xuất khẩu ra khỏi Trung Quốc đã chững lại do đại dịch coronavirus đang diễn ra. Kết quả, thông qua "livestream bán hàng”, doanh số nội địa đã tăng phi mã. Để hỗ trợ cho điều này, nhu cầu đối với những chiếc máy ảnh tốt hơn từ đó cũng tăng lên.
Livestream bán hàng thường đề cập đến việc trình diễn hoặc bán sản phẩm thông qua các mạng xã hội hỗ trợ livestream, chẳng hạn TikTok hay Instagram. Ban đầu, nó chủ yếu được KOL tận dụng để bán mỹ phẩm, quần áo, túi xách. Giờ đây, phương pháp này được nhân rộng tới cả nhân viên nhà máy, hòng bán mọi thứ từ đồ gia dụng đến ô tô.
Theo thông tin từ Nikkei, chiến lược thương mại livestream đang bùng nổ và phổ biến trong các nhà máy ở Trung Quốc. Những nhà máy này buộc phải chuyển sang bán sản phẩm trong nước hòng đối phó với tình trạng chững lại của việc xuất khẩu, vốn mang đến phần lớn thu nhập cho họ. Thị trường bán hàng livestream của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp 5 lần trong năm 2025, vượt mức 879 tỉ USD.
VNReview.vn

Nhiều nhà máy và nhà sản xuất đang bán sản phẩm trên Douyin – một ứng dụng phát video trực tuyến do ByteDance (Bắc Kinh) đứng sau. Douyin cũng chính là phiên bản tại Trung Quốc của ứng dụng TikTok phổ biến trên toàn cầu. Một nhà sản xuất lụa tiết lộ với Nikkei, giá dịch vụ hậu cần cho việc xuất khẩu sản phẩm ra quốc tế đang tăng vọt do đại dịch. Thay vì đối phó với mức giá cực cao đó, công ty quyết định tập trung vào việc bán hàng nội địa.
Nikkei cho biết, chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế từ Thượng Hải đến Mỹ dự kiến sẽ tăng gấp 5 đến 7 lần và thậm chí các khu vực nhà máy chuyên xuất khẩu cũng đang nỗ lực tham gia thương mại livestream.
Thông thường, thương mại livestream không yêu cầu quá nhiều đối với chất lượng cảnh quay và chủ yếu dựa vào camera trước trên smartphone. Tuy nhiên, do một số sản phẩm nhất định có kết cấu khá phức tạp và smartphone không thể hiển thị chính xác. Hoặc đơn giản chỉ là làm sản phẩm trông đẹp hơn khi sử dụng máy ảnh có chất lượng cao hơn, khiến máy ảnh kỹ thuật số chuyên dụng đang ngày càng phổ biến hơn nữa.
Hầu hết những người sáng tạo nội dung thương mại livestream đều nhận ra rằng các cảnh quay tốt hơn sẽ tác động trực tiếp đến doanh số bán hàng. Nikkei cho hay, nhu cầu đối với máy ảnh trong năm 2021 đã tăng 20% so với năm trước và các nhà sản xuất đã không thể bắt kịp nhu cầu.
VNReview.vn

Toshiyuki Ishii, Phó Chủ tịch Điều hành của Canon Trung Quốc, xác nhận với Nikkei: “Nguồn cung không bắt kịp nhu cầu đặc biệt đối với máy ảnh ở Trung Quốc.”
Ở phương Tây, tình trạng khan hiếm máy ảnh đã trở thành 1 chủ đề nhức nhối trong năm 2021. Các nhà sản xuất đã rất chật vật trong việc đảm bảo máy ảnh có trên kệ bán hàng trong bối cảnh nhu cầu bùng nổ. Hơn nữa, tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến khả năng sản xuất của ngành công nghiệp này.
Với nhu cầu khổng lồ tăng lên ở Trung Quốc cũng như 1 thị trường dự tính thu về hàng trăm tỉ USD, rất có thể, các công ty máy ảnh sẽ phải chuyển trọng tâm của mình hòng đáp ứng nhu cầu đó hòng thu về lợi nhuận tiềm năng.
Nguồn: PetaPixel
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top