VNR Content
Pearl
Vào tháng 6/2021, một kính thiên văn radio ở New Mexico đã thu được tín hiệu về một lỗ đen bắt đầu xả một lượng lớn vật chất vào không gian, một hiện tượng vật lý thiên văn tương tự như chúng ta ợ ra thực phẩm vậy. Nhưng vấn đề ở đây là: lỗ đen này chưa “ăn” bất kỳ thứ gì trong nhiều năm trời.
Một nhóm các nhà thiên văn học đã quan sát hiện tượng nêu trên bằng 6 đài quan sát khác nhau: 4 đài quan sát ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, và Úc, cùng với 2 đài quan sát khác trong không gian. Tiếp đó, họ tìm mối liên hệ giữa những vật chất bắn ra với một ngôi sao từng bị lỗ đen này tiêu hóa 3 năm trước.
“Điều này khiến chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên - chưa ai từng thấy bất kỳ thứ gì như vậy trước đây cả” - theo Yvette Cendes, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý Thiên thể Harvard & Smithsonian, cũng là đồng tác giả nghiên cứu.
Sự kiện này được đặt tên là AT2018hyz, được xếp vào loại “Sự kiện phá sóng”, tức khi một ngôi sao đi ngang qua quá gần một lỗ đen và bị xé nát ra, hoặc bị nghiền thành những…sợi mì spaghetti. Vật chất từ ngôi sao đó sẽ bay quanh quỹ đạo ngày một lớn dần lên của lỗ đen, thay vì bị hút vào chân trời sự kiện không thể thoát ra được. Tiếp đó, vật chất nóng lên, tạo ra những tín hiệu mà các nhà thiên văn học có thể phát hiện thấy từ Trái đất. Đôi lúc sự kiện phá sóng diễn ra rất nhanh; lúc khác, các ngôi sao bị xé tan một cách chậm rãi trong khi chúng bay quanh quỹ đạo của các lỗ đen.
Minh họa một sự kiện phá sóng
Lỗ đen là những “con quái vật ăn tạp”, do đó việc chúng “ợ” ra vật chất vũ trụ vào không gian là điều khá bình thường. Nhưng 3 năm là một quãng thời gian dài bất thường để lỗ đen giữ bữa ăn của nó trong bụng. Theo thông lệ, khi một ngôi sao bị nghiền thành sợi bởi lỗ đen, quá trình “ợ” sẽ diễn ra gần như ngay lập tức.
Trong trường hợp này, lỗ đen đã giữ vật chất vũ trụ trong nhiều năm trời trước khi phun chúng ra ở tốc độ bằng nửa vận tốc ánh sáng - cực nhanh, khi mà các dòng vật chất từ đa số các sự kiện phá sóng chỉ di chuyển ở tốc độ khoảng 10% vận tốc ánh sáng mà thôi. “Giống như lỗ đen này vừa bất ngờ ợ lên một mớ vật chất từ ngôi sao nó ăn vài năm trước vậy” - Cendes nói.
Nhóm nghiên cứu tin rằng dòng vật chất giống như trong sự kiện AT2018hyz có lẽ xuất hiện thường xuyên hơn chúng ta vẫn nghĩ. Để tìm hiểu, các nhà thiên văn học sẽ cần phải quan sát những khu vực xảy ra các sự kiện phá sóng khác đã từng diễn ra trước đây. Nhiều khả năng, những sự kiện tưởng như đã chấm dứt đó vẫn còn có thể tiếp diễn dưới một hình thức nào đó trong tương lai.
>>> Nếu rơi vào hố đen, bạn sẽ vĩnh viễn bị đóng băng trong không gian và thời gian
Tham khảo: Gizmodo
Một nhóm các nhà thiên văn học đã quan sát hiện tượng nêu trên bằng 6 đài quan sát khác nhau: 4 đài quan sát ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, và Úc, cùng với 2 đài quan sát khác trong không gian. Tiếp đó, họ tìm mối liên hệ giữa những vật chất bắn ra với một ngôi sao từng bị lỗ đen này tiêu hóa 3 năm trước.
“Điều này khiến chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên - chưa ai từng thấy bất kỳ thứ gì như vậy trước đây cả” - theo Yvette Cendes, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý Thiên thể Harvard & Smithsonian, cũng là đồng tác giả nghiên cứu.
Sự kiện này được đặt tên là AT2018hyz, được xếp vào loại “Sự kiện phá sóng”, tức khi một ngôi sao đi ngang qua quá gần một lỗ đen và bị xé nát ra, hoặc bị nghiền thành những…sợi mì spaghetti. Vật chất từ ngôi sao đó sẽ bay quanh quỹ đạo ngày một lớn dần lên của lỗ đen, thay vì bị hút vào chân trời sự kiện không thể thoát ra được. Tiếp đó, vật chất nóng lên, tạo ra những tín hiệu mà các nhà thiên văn học có thể phát hiện thấy từ Trái đất. Đôi lúc sự kiện phá sóng diễn ra rất nhanh; lúc khác, các ngôi sao bị xé tan một cách chậm rãi trong khi chúng bay quanh quỹ đạo của các lỗ đen.
Lỗ đen là những “con quái vật ăn tạp”, do đó việc chúng “ợ” ra vật chất vũ trụ vào không gian là điều khá bình thường. Nhưng 3 năm là một quãng thời gian dài bất thường để lỗ đen giữ bữa ăn của nó trong bụng. Theo thông lệ, khi một ngôi sao bị nghiền thành sợi bởi lỗ đen, quá trình “ợ” sẽ diễn ra gần như ngay lập tức.
Trong trường hợp này, lỗ đen đã giữ vật chất vũ trụ trong nhiều năm trời trước khi phun chúng ra ở tốc độ bằng nửa vận tốc ánh sáng - cực nhanh, khi mà các dòng vật chất từ đa số các sự kiện phá sóng chỉ di chuyển ở tốc độ khoảng 10% vận tốc ánh sáng mà thôi. “Giống như lỗ đen này vừa bất ngờ ợ lên một mớ vật chất từ ngôi sao nó ăn vài năm trước vậy” - Cendes nói.
Nhóm nghiên cứu tin rằng dòng vật chất giống như trong sự kiện AT2018hyz có lẽ xuất hiện thường xuyên hơn chúng ta vẫn nghĩ. Để tìm hiểu, các nhà thiên văn học sẽ cần phải quan sát những khu vực xảy ra các sự kiện phá sóng khác đã từng diễn ra trước đây. Nhiều khả năng, những sự kiện tưởng như đã chấm dứt đó vẫn còn có thể tiếp diễn dưới một hình thức nào đó trong tương lai.
>>> Nếu rơi vào hố đen, bạn sẽ vĩnh viễn bị đóng băng trong không gian và thời gian
Tham khảo: Gizmodo