Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Nếu ngày nay chiến tranh sinh học bị các công ước và pháp luật quốc tế cấm triệt để thì trước đây, nó được xem như chiến thuật thông minh.
Vì chiến thắng, các đối thủ không ngại ném vào kẻ thù từ “bom” động vật kịch độc đến cả xác người chết vì bệnh dịch hạch.
Không ngờ, vị thiên tài quân sự này lại nghĩ ra một tuyệt chiêu đảo ngược thế trận là sử dụng rắn độc. Ông ra lệnh cho quân sĩ tìm bắt thật nhiều những loại rắn kịch độc, nhốt vào bình đất sét và ném lên thuyền của kẻ địch.
Ban đầu, Hoàng đế Eumenes II đã phá ra cười khi thấy bình đất sét không mang tính sát thương nhưng chẳng bao lâu sau, ông sợ đến xanh cả mặt. Những con rắn độc bị kích động vô cùng hung hăng, bạ ai cũng đớp nên làm cho quân lính của ông hoảng loạn, chỉ lo chạy trốn. Chẳng đặng đừng, vị hoàng đế này đành hạ lệnh lui binh. Tướng Hannibal của Carthage đã chiến thắng mà không cần tốn một binh một tốt nào.
Ấn tượng là Hannibal không phải người duy nhất lợi dụng động vật kịch độc. Vào năm 198 sau Công nguyên tại Ả Rập, quân lính của Đế quốc Parthia (247 TCN - 224 CN) đã học theo tuyệt chiêu này. Họ bắt nhốt rất nhiều bọ cạp vào bình đất sét, sau đó ném vào đội quân của Hoàng đế Septimius Severus (145 - 211) của La Mã. Thất kinh, quân lính La Mã bỏ chạy tán loạn, làm vỡ đội hình và khiến Severus buộc phải tạm lui binh.
Vào thập niên 1340, sau 3 năm công thành Caffa trên Bán đảo Krym thất bại, ông ra lệnh cho quân sĩ sử dụng máy bắn đá ném thi thể người chết vì bị bệnh dịch hạch vào trong thành.
“Cả núi xác người chết đã bị ném vào và những người trong thành không biết phải chạy đi đâu hay trốn ở chỗ nào thì mới tránh được nguy cơ bị lây nhiễm. Chẳng bao lâu, các xác chết thối rữa ra, làm ô nhiễm không khí và đầu độc nguồn nước”, sử gia Gabriele de’Mussi (1280 - 1356) viết.
Mặc dù dùng đến cả chiến thuật độc địa nhất, nhưng Đại hãn Jani Beg không giành chiến thắng. “Cái chết đen” không chỉ tấn công kẻ địch, mà còn hủy hoại chính đội quân của ông, thành ra “lưỡng bại câu thương”.
Hậu quả của việc lợi dụng “cái chết đen” đã không dừng lại ở việc tàn phá Caffa, bởi vì nhiều thủy thủ trong thành này đã bỏ thành, lên thuyền chạy tới Genoa, Messina và Constantinople. Họ mang theo bệnh dịch hạch vào khắp châu Âu và cuối cùng gây nên thời đại dịch hạch.
Tuy người Anh chưa bao giờ thừa nhận tội ác này song, theo nhật ký của quân nhân William Trent (1715 - 1787), họ đã đưa 2 chiếc chăn và 1 chiếc khăn tay từ bệnh viện đậu mùa cho người da đỏ.
Ngoài ghi chép của Trent, còn nhiều tư liệu khác viết về âm mưu sát hại người châu Mỹ bản địa bằng cách lây nhiễm bệnh đậu mùa. “Tao đã giả vờ nhún mình để nhét vào tay chúng vài cái chăn, tất nhiên là cũng cẩn thận để bản thân không bị nhiễm bệnh”, Đại úy Simeon Ecuyer, chỉ huy của Pháo đài Pitt (nay là Pittsburgh) nói với những người khác.
Cùng khoảng thời gian, Napoléon Đại đế (1769 - 1821) cũng làm chuyện tương tự. Mùa Hè năm 1809, trong cuộc giao tranh với quân đội Anh đang chiếm giữ Walcheren, hòn đảo nằm ngoài khơi cửa sông Scheldt, ông đã hạ lệnh cho các binh sĩ đang bị bệnh sốt rét đi khắp nơi để lây lan bệnh.
Chỉ trong vòng một tháng, số lượng lính Anh bị lây bệnh đã lên đến gần 1 vạn người. Quân Anh không còn cách nào khác là phải từ bỏ Walcheren.
Lần đầu tiên khí mù tạt được sử dụng là vào tháng 7/1917 ở Ypres, Bỉ. Những người lính báo cáo nhìn thấy có “đám mây lung linh” bao quanh chân mình. Vì có đeo mặt nạ phòng độc, nên không ai quan tâm “đám mây” này. Nào ngờ, khí mù tạt không chỉ bị hấp thụ qua đường hô hấp, mà còn qua da. Nó khiến da tấy đỏ, rộp lên thành mụn nước, gây đau nhức khủng khiếp.
Khí mù tạt không bị tan nhiều trong nước nên việc rửa trôi sạch sẽ là không có khả năng. Khi bị hít vào trong phổi qua đường thở, nó làm niêm mạc phổi nổi mụn. Nếu bị bay vào mắt, khí mù tạt gây tổn thương giác mạc, dẫn đến mù lòa.
Càng là nơi ẩm ướt, khí mù tạt càng tác động nhanh do phản ứng thủy phân. Đáng sợ nhất là loại khí độc này không khiến nạn nhân chết ngay, mà làm cơ thể họ bị lở loét, gây đau đớn vô hạn và kéo dài thời gian chờ chết đến tận 6 tuần. Chỉ nội trong Ypres, khí mù tạt đã gây ra “cái chết chậm” cho 10 nghìn người.
Vì chiến thắng, các đối thủ không ngại ném vào kẻ thù từ “bom” động vật kịch độc đến cả xác người chết vì bệnh dịch hạch.
Rắn độc
Năm 184 trước Công nguyên (TCN), Tướng Hannibal của Carthage (247 -183) có trận đối đầu trên biển với Hoàng đế Eumenes II (221 - 159) của Thổ Nhĩ Kỳ. Vốn không mạnh về hải chiến, Hannibal được xác định là sẽ thua trận.Không ngờ, vị thiên tài quân sự này lại nghĩ ra một tuyệt chiêu đảo ngược thế trận là sử dụng rắn độc. Ông ra lệnh cho quân sĩ tìm bắt thật nhiều những loại rắn kịch độc, nhốt vào bình đất sét và ném lên thuyền của kẻ địch.
Ban đầu, Hoàng đế Eumenes II đã phá ra cười khi thấy bình đất sét không mang tính sát thương nhưng chẳng bao lâu sau, ông sợ đến xanh cả mặt. Những con rắn độc bị kích động vô cùng hung hăng, bạ ai cũng đớp nên làm cho quân lính của ông hoảng loạn, chỉ lo chạy trốn. Chẳng đặng đừng, vị hoàng đế này đành hạ lệnh lui binh. Tướng Hannibal của Carthage đã chiến thắng mà không cần tốn một binh một tốt nào.
Ấn tượng là Hannibal không phải người duy nhất lợi dụng động vật kịch độc. Vào năm 198 sau Công nguyên tại Ả Rập, quân lính của Đế quốc Parthia (247 TCN - 224 CN) đã học theo tuyệt chiêu này. Họ bắt nhốt rất nhiều bọ cạp vào bình đất sét, sau đó ném vào đội quân của Hoàng đế Septimius Severus (145 - 211) của La Mã. Thất kinh, quân lính La Mã bỏ chạy tán loạn, làm vỡ đội hình và khiến Severus buộc phải tạm lui binh.
Xác người chết vì bệnh dịch hạch
Suốt chiều dài lịch sử nhân loại, dịch hạch luôn là cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Thế nhưng, trong khi nhiều quốc gia, khu vực tê liệt vì mắc phải nó thì Đại hãn Jani Beg (? - 1357, Mông Cổ) lại xem loại bệnh này như một vũ khí tối thượng.Vào thập niên 1340, sau 3 năm công thành Caffa trên Bán đảo Krym thất bại, ông ra lệnh cho quân sĩ sử dụng máy bắn đá ném thi thể người chết vì bị bệnh dịch hạch vào trong thành.
“Cả núi xác người chết đã bị ném vào và những người trong thành không biết phải chạy đi đâu hay trốn ở chỗ nào thì mới tránh được nguy cơ bị lây nhiễm. Chẳng bao lâu, các xác chết thối rữa ra, làm ô nhiễm không khí và đầu độc nguồn nước”, sử gia Gabriele de’Mussi (1280 - 1356) viết.
Mặc dù dùng đến cả chiến thuật độc địa nhất, nhưng Đại hãn Jani Beg không giành chiến thắng. “Cái chết đen” không chỉ tấn công kẻ địch, mà còn hủy hoại chính đội quân của ông, thành ra “lưỡng bại câu thương”.
Hậu quả của việc lợi dụng “cái chết đen” đã không dừng lại ở việc tàn phá Caffa, bởi vì nhiều thủy thủ trong thành này đã bỏ thành, lên thuyền chạy tới Genoa, Messina và Constantinople. Họ mang theo bệnh dịch hạch vào khắp châu Âu và cuối cùng gây nên thời đại dịch hạch.
Bệnh đậu mùa, sốt rét
Thế kỷ XVIII - XIX, thực dân Anh xâm chiếm châu Mỹ và liên tục vấp phải sự phản kháng kịch liệt từ các thổ dân da đỏ. Vì muốn chiến thắng mà không mất nhiều công sức, họ cố ý lấy chăn của những người bị mắc bệnh đậu mùa, tặng cho các bộ lạc bản địa để loại bệnh này lây lan, giết bớt nhiều người nhất có thể.Tuy người Anh chưa bao giờ thừa nhận tội ác này song, theo nhật ký của quân nhân William Trent (1715 - 1787), họ đã đưa 2 chiếc chăn và 1 chiếc khăn tay từ bệnh viện đậu mùa cho người da đỏ.
Ngoài ghi chép của Trent, còn nhiều tư liệu khác viết về âm mưu sát hại người châu Mỹ bản địa bằng cách lây nhiễm bệnh đậu mùa. “Tao đã giả vờ nhún mình để nhét vào tay chúng vài cái chăn, tất nhiên là cũng cẩn thận để bản thân không bị nhiễm bệnh”, Đại úy Simeon Ecuyer, chỉ huy của Pháo đài Pitt (nay là Pittsburgh) nói với những người khác.
Cùng khoảng thời gian, Napoléon Đại đế (1769 - 1821) cũng làm chuyện tương tự. Mùa Hè năm 1809, trong cuộc giao tranh với quân đội Anh đang chiếm giữ Walcheren, hòn đảo nằm ngoài khơi cửa sông Scheldt, ông đã hạ lệnh cho các binh sĩ đang bị bệnh sốt rét đi khắp nơi để lây lan bệnh.
Chỉ trong vòng một tháng, số lượng lính Anh bị lây bệnh đã lên đến gần 1 vạn người. Quân Anh không còn cách nào khác là phải từ bỏ Walcheren.
Khí mù tạt
Thế chiến I (1914 - 1918) là thời đại của đa vũ khí sinh học và loại “vũ khí” đáng sợ nhất là khí mù tạt. Đúng như cái tên, khí này có mùi cay hắc giống như mù tạt.Lần đầu tiên khí mù tạt được sử dụng là vào tháng 7/1917 ở Ypres, Bỉ. Những người lính báo cáo nhìn thấy có “đám mây lung linh” bao quanh chân mình. Vì có đeo mặt nạ phòng độc, nên không ai quan tâm “đám mây” này. Nào ngờ, khí mù tạt không chỉ bị hấp thụ qua đường hô hấp, mà còn qua da. Nó khiến da tấy đỏ, rộp lên thành mụn nước, gây đau nhức khủng khiếp.
Khí mù tạt không bị tan nhiều trong nước nên việc rửa trôi sạch sẽ là không có khả năng. Khi bị hít vào trong phổi qua đường thở, nó làm niêm mạc phổi nổi mụn. Nếu bị bay vào mắt, khí mù tạt gây tổn thương giác mạc, dẫn đến mù lòa.
Càng là nơi ẩm ướt, khí mù tạt càng tác động nhanh do phản ứng thủy phân. Đáng sợ nhất là loại khí độc này không khiến nạn nhân chết ngay, mà làm cơ thể họ bị lở loét, gây đau đớn vô hạn và kéo dài thời gian chờ chết đến tận 6 tuần. Chỉ nội trong Ypres, khí mù tạt đã gây ra “cái chết chậm” cho 10 nghìn người.