Lối sống ăn chơi trác táng, tiêu xài phung phí khiến giới trẻ Hàn Quốc nợ nần đầm đìa

nhhgiap

Pearl
Giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều loại áp lực khác nhau từ xã hội, căng thẳng do chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, vấn đề hẹn hò, kết hôn rồi đến sinh con, mua nhà, mua xe. Có người chọn cho mình một cốc cafe, đọc sách hay đơn giản là nghe một bản nhạc để giải tỏa stress, nhưng một bộ phận người trẻ Hàn Quốc lại có cách an ủi sức khỏe tinh thần đặc biệt hơn. Họ chọn “shibal biyoung”.

Lối sống "làm đến đâu, tiêu đến đấy"

Từ shibal biyong là từ lóng kết hợp giữa từ đơn shibal (chửi thề trong tiếng Hàn) và biyong (chi phí), nghĩa chung là có đồng nào xào đồng đó. Shibal biyong xuất hiện lần đầu vào cuối năm 2016 trong một tweet với nội dung “đó là khoản chi mà tôi sẽ dùng nếu bị căng thẳng”, như là gọi đồ ăn lúc nửa đêm hay đi taxi.
Lối sống ăn chơi trác táng, tiêu xài phung phí khiến giới trẻ Hàn Quốc nợ nần đầm đìa
Shibai biyong nói trắng ra là một khoản chi không cần thiết với nhu cầu thực tế nhưng lại là liều thuốc đẩy tinh thần tốt. Đó có thể chỉ là 20 USD bạn bỏ ra để đi một chuyến taxi thoải mái thay vì chen chúc trên tàu điện ngầm giờ cao điểm. Hoặc đơn giản là quẹo vào một nhà hàng sushi hay bất kỳ nhà hàng đắt đỏ nào bạn muốn để thưởng thức ẩm thực cao cấp sau khi bị sếp mắng.
Thuật ngữ này khuyến khích hãy sống cho hạnh phúc hôm nay thay vì tương lai ảm đạm phía trước. Mua đồ đẹp vì sợ rằng sẽ không đủ tiền mua nhà, ăn bít tết vì không đủ tiền lo cho cuộc sống sau khi về hưu.
Shibal biyong không phải tự nhiên mà có, nó đến sau sự lan tỏa rộng rãi của những cụm từ xu hướng khác như geumsujeo (chiếc thìa vàng) và hell Joseon (Hàn Quốc địa ngục), đều thể hiện sự tuyệt vọng của một bộ phận giới trẻ Hàn Quốc đang phải chịu áp lực mọi mặt từ xã hội - một nơi luôn ưu ái những đứa trẻ ngậm thìa vọng, tầng lớp giàu có.

Lối sống ăn chơi trác táng, tiêu xài phung phí khiến giới trẻ Hàn Quốc nợ nần đầm đìa

Nguyên nhân đằng sau shibai biyoung

Theo Cục Thống kê Hàn Quốc vào năm 2015, cứ 10 người trẻ Hàn thì có 7 người tin rằng vấn đề lớn nhất của xứ sở kim chi là bất bình đẳng. Để chứng minh điều này, trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc xếp thứ 31 trên 36 về thu nhập bất bình đẳng. Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Hàn đạt mức cao nhất kể từ năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Một phần nguyên nhân được lý giải là do các chaebol (con cái có bố mẹ giàu, phú nhị đại) của Hàn Quốc. Các tập đoàn gia đình khổng lồ vẫn độc quyền phần lớn nền kinh tế của đất nước này, dẫn đến việc bóp nghẹt tinh thần startup, khiến người trẻ Hàn Quốc phải cạnh tranh để vào một môi trường làm việc mà ở đó cấp bậc là thứ quyết định tất cả, còn quyền lực thì nằm trong tay người lớn tuổi.
Bất bình đẳng và cảm giác tuyệt vọng về nền kinh tế đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần của người Hàn Quốc. Gần một nửa số ca tử vong ở người trẻ Hàn Quốc trong độ tuổi 20 là do *****, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 1 trên 5 người Mỹ cùng độ tuổi. Tỷ lệ tử tự chung của quốc gia này cũng cao nhất trong số các nước OECD từ năm 2003 đến 2016.

Lối sống ăn chơi trác táng, tiêu xài phung phí khiến giới trẻ Hàn Quốc nợ nần đầm đìa
Đồ ăn cao cấp là loại shibai biyoung phổ biến ở Hàn Quốc
Shibai biyong còn dần trở thành chủ đề châm biếm của lĩnh vực nghệ thuật. Tiêu đề của cuốn sách best seller gần đây ở Hàn Quốc là “Tôi muốn chết, nhưng lại quá thèm ăn Tteokbokki”. Nhóm nhạc nam nổi tiếng của Hàn Quốc BTS cũng từng đưa ý nghĩa của cụm từ vào trong lời bài hát “Go Go”: Không có tiền nhưng tôi vẫn muốn ăn Jiro Ono (sushi)/ đã làm việc chăm chỉ để được trả lương /…/ hãy cho phép tôi tiêu cho dù có vượt hạn mức/ cho dù có đốt sạch tiền tiết kiệm vào ngày mai”.
Theo một cuộc khảo sát vào năm 2017, hạn mức tối đa phổ biến của một khoản shibai biyong là khoảng 90 USD. Tốc độ chi tiêu của thế hệ gen Y (sinh từ năm 1981 đến 1996) đã tăng hơn gấp đôi so với bố mẹ họ (thế hệ bùng nổ dân số) kể từ năm 2014, theo dữ liệu sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ mà truyền thông Hàn Quốc tiết lộ vào năm ngoái. Với tốc độ này, không lạ khi thế hệ Y đã vượt chi tiêu thế hệ bùng nổ dân số vào năm 2020 dù có ít của cải hơn.

Có thực sự độc hại?

Nhiều người nhìn vào đây và chỉ trích giới trẻ Hàn Quốc vì chi tiêu quá phung phí, nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Đối với nhiều người trong số họ, tiêu dùng ngắn hạn đã trở thành một lựa chọn hợp lý để tối đa hóa tiện ích của đồng tiền dựa trên đánh giá chủ quan về tương lai.
Theo khảo sát năm 2018 của Viện Chính sách Thanh niên Quốc gia, 46% người trẻ ở Hàn Quốc trả lời rằng việc mua một căn nhà sẽ “mất hơn 20 năm làm việc” hoặc “chỉ là giấc mơ viển vông”. Seoul, nơi gần một nửa dân số toàn quốc đang sinh sống, hiện có giá nhà ngang với thành phố New York dù tỷ giá đồng Won thấp hơn USD.
Nhiều người thuộc thế hệ gen Y bắt đầu tránh lối mòn đầu tư truyền thống, như cổ phiếu hay trái phiếu, vì cho rằng không thể tiết kiệm đủ tiền hoặc lợi nhuận từ loại hình đầu tư không đuổi kịp chi phí gia tăng.

“Shibal biyong và tangjinjaem (phung phí niềm vui) là những nỗ lực mang tính biểu tượng hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội thông qua tiêu dùng cá nhân. Vì tiết kiệm không còn đảm bảo tương lai như trong quá khứ nữa, nên rõ ràng suy nghĩ đầu tư cho hiện tại hơn là tương lai dễ nhận được nhiều ủng hộ hơn”, Alex Taek-Gwang Lee, giáo sư tại Đại học Kyung Hee ở Seoul, cho biết.
Lối sống ăn chơi trác táng, tiêu xài phung phí khiến giới trẻ Hàn Quốc nợ nần đầm đìa
KakaoTalk là một trong các nền tảng được dùng nhiều tại xứ sở kim chi
Mạng xã hội là một yếu tố khác thúc đẩy trào lưu shibai biyong. Hàn Quốc có tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh và thâm nhập Internet cao nhất trên thế giới. Hầu hết gen Y đều sử dụng Instagram, Facebook, và KakaoTalk, những nền tảng được coi là thánh đường tôn vinh các trào lưu nói trên.

Lời kêu cứu của người trẻ

Shibal biyong đang chứng minh nó không phải là một trào lưu sớm đến sớm đi mà là tiếng hét chung của thế hệ người trẻ phải vật lộn với vô vàn áp lực từ xã hội. Bằng chứng là trào lưu này bắt đầu vượt ra khỏi biên giới Hàn Quốc và tìm đường xuyên qua biên giới các quốc gia khác.
Tại Mỹ, nhiều người trẻ cũng bắt đầu phung phí tiền vào những thú vui ngắn hạn. Mặc dù thời gian đợi lương tăng chỉ mới chậm hơn tỷ lệ lạm phát vào những năm gần đây, khoản chi “tự thưởng cho bản thân” vẫn rất phổ biến trong cộng đồng người trẻ Mỹ. Hơn một nửa số người trưởng thành dưới 30 tuổi ở Mỹ Họ sẵn sàng bỏ tiền ra để gọi Uber, hoặc gọi giao đồ ăn từ Grubhub.
Thay vì lên án và kết tội đó là lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm, các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá nghiêm túc những nỗi lo của thế hệ gen Y. Vào năm 2018, theo khảo sát của Ngân hàng Hàn Quốc, người trẻ trong độ tuổi 20 đạt điểm “thái độ và hành vi tài chính” thấp nhất theo thang đo đánh giá tiết kiệm của người đi làm, dù có mức độ hiểu biết tài chính cao nhất ở mọi lứa tuổi. Để giải quyết, ngân hàng đề xuất chính phủ áp dụng chính sách “nuôi dưỡng các giá trị đúng đắn, vì giới trẻ ngày nay quá chú trọng vào tiêu dùng”.

Lối sống ăn chơi trác táng, tiêu xài phung phí khiến giới trẻ Hàn Quốc nợ nần đầm đìa
BIểu đồ giá nhà ở Seoul vào năm 2020
Tuy nhiên, lập luận như vậy là không đầy đủ. Sự tiêu thụ phấn khích phát triển dựa trên niềm tin ăn sâu của người trẻ Hàn Quốc, cho rằng chỉ mỗi các chính sách mới sẽ không thể khắc phục những vấn đề kinh tế mang tính hệ thống, gốc rễ. Họ vung tiền không phải vì thiếu hiểu biết nhưng vì đó là điều tất yếu trong một xã hội như vậy. Chút niềm vui nhỏ thì vẫn tốt hơn một tương lai màu hồng chẳng biết có thể xảy ra không.
Thế hệ gen Y Hàn Quốc có thể không chi tiêu như cách bố mẹ họ thường làm, nhưng xét theo mặt nào đó, cách chi tiêu tận dụng tối đa lợi ích từ shibai biyong lại giúp họ cân bằng hạnh phúc hiện tại trước một tương lai tài chính tăm tối.
Có một thực tế đáng buồn là thế hệ thiên niên kỷ biết họ không đủ khả năng duy trì lâu dài sở thích nho nhỏ của mình, nhưng cũng không thể chi trả cho bất cứ thứ gì khác dù tiết kiệm bao lâu đi nữa. Chỉ khi các biện pháp được đưa ra có thể thắp lên ngọn lửa hy vọng nơi họ thì việc tiết kiệm lúc này mới có ý nghĩa.


>>>TẠI SAO BẠN KHÔNG THỂ NGỪNG RÌNH MÒ NGƯỜI YÊU CŨ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Nguồn: Foreign Policy
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top