Lợn biển, rùa biển, cá heo bị săn bắt tràn lan ở châu Phi

nhhgiap

Pearl
Trên khắp thế giới, đặc biệt ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiều loài động vật thủy sinh hoang dã lớn - ******* biển, rùa và cá heo - đang bị săn bắt và buôn bán. Đây không phải điều quá mới mẻ, sau khi chán ăn thịt động vật trên cạn, con người nhắm tới kho thức ăn dưới nước. Động vật thủy sinh bắt đầu bị giết để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của con người, từ thức ăn cho đến thuốc chữa bệnh trong nhiều năm qua.
Ở vài nơi, thịt động vật hoang dã là nguồn dinh dưỡng, thu nhập và bản sắc văn hóa quan trọng, nhưng số khác lại tận dụng cơ hội này để trục lợi kinh tế một cách bất hợp pháp. Cùng với bùng nổ dân số đã dẫn đến việc khai thác không bền vững một số loài.

Lợn biển, rùa biển, cá heo bị săn bắt tràn lan ở châu Phi
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học từ trường đại học Stirling tập trung vào các động vật thủy sinh lớn (trừ cá), bao gồm một số loài cá voi, cá heo, cá heo chuột, lợn biển và cá nược (sirenians), rùa biển (chelonians) và cá sấu (crocodylians).
Mười hai loài trong số này sinh sống trên các đại dương và sông ở Tây, Trung và Đông Phi. Đây là những khu vực thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có tỷ lệ săn bắt, tiêu thụ và buôn bán rất cao.
Tỷ lệ tiêu thụ đặc biệt cao ở khu vực ven biển, phân hóa theo nhiều mức độ khác nhau. Các loài gặp rủi ro từ việc khai thác quá mức thường là loài cá sống ở sông và khu vực nước ngọt. Đối với nhóm động vật liệt kê phía trên, vấn đề lớn nhất vẫn là vô tình bị đánh bắt bởi các tàu đánh cá cỡ lớn. Số phận của những con cá xấu số như vậy thường là bị giết, bị ăn hoặc bán thay vì được thả trở lại biển.

Cá heo, lợn biển và rùa

Nhóm nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về việc tiêu thụ thịt động vật giáp xác (cá voi, cá heo và cá heo chuột) ở hầu hết các quốc gia ở châu Phi, đặc biệt là ở Tây Phi. Thịt của chúng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm thực phẩm, làm mồi câu cá mập, y học cổ truyền,...
Cá heo lưng gù Đại Tây Dương (Sousa teuszii) là loài đang có nguy cơ săn bắn đặc biệt cao. Vì sống chủ yếu ở vùng ven biển Đại Tây Dương của Châu Phi nên loài này thường bị bắt bởi tàu đánh cá nhỏ.
Lợn biển châu Phi (Trichechus senegalensis), chỉ sống ở Tây và Trung Phi, cùng cá nược (Dugong dugon), có phạm vi trải dài sang Đông Phi, được bảo vệ hợp pháp ở hầu hết các quốc gia chúng sống. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng của nhiều hoạt động khai thác hai loài cá trên, thường vì mục đích như thực phẩm và y học cổ truyền.

Lợn biển, rùa biển, cá heo bị săn bắt tràn lan ở châu Phi
(A) Cá heo lưng gù Đại Tây Dương (Sousa teuszii), Vườn quốc gia Conkouati-Douli, Cộng hòa Congo; (B) Lợn biển châu Phi (Trichechus senegalensis), đầm Lagos, Nigeria; (C) Rùa xanh (Chelonia mydas), Joal, Senegal
Hầu hết quần thể lợn biển không thể chịu được áp lực khi chứng kiến nhiều con trong đàn bị đánh bắt và giết hại, lợn biển rất nhạy cảm với thay đổi bất chợt trong giai đoạn trưởng thành. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu báo cáo số lượng lợn biển châu Phi bị sụt giảm nghiêm trọng.
Rùa đối mặt với mối đe dọa tương tự. Việc đánh bắt và tiêu thụ những con rùa biển trưởng thành cũng như thu hoạch trứng của chúng diễn ra phổ biến trên hầu hết phạm vi sinh sống. Hoạt động khai thác đặc biệt rầm rộ ở lục địa Châu Phi và các đảo Châu Phi.

Ảnh hưởng ở các con sông và quy mô toàn cầu

Rủi ro đối với những loài cá sống ở sông ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt vào mùa thu hoạch. Vì môi trường sống hạn chế, tác động từ các con đập, đánh bắt cá thâm canh và ô nhiễm ở những nơi có mật độ dân số cao sẽ tác động rất nghiêm trọng đến dân số loài. Lợn biển châu Phi và rùa nước ngọt là hai loài chịu ảnh hưởng từ những tác động trên.
Có sự khác biệt rõ ràng giữa hoàn cảnh địa phương ở nhiều khu vực. Các yếu tố thúc đẩy săn bắt và tiêu thụ, công nghệ săn bắn, mật độ con người cùng nhiều mối đe dọa khác đang tác động đến tính bền vững của hoạt động thu hoạch.
Đánh bắt, khai thác thịt động vật thủy sinh ngày càng phổ biến, vượt ra khỏi quy mô quốc gia, châu lục. Để ngăn chặn hành vi như vậy đòi hỏi sự quan tâm và hợp tác bền chặt giữa các tổ chức quốc tế.


>>> Tại sao chó liếm vết thương của mình?
Nguồn: The Conversation
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top