Lợn có thể truyền siêu vi khuẩn nguy hiểm sang người

Nghiên cứu về C difficile cho thấy, tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng. Thuốc kháng sinh cũng bị lạm dụng rộng rãi trong chăn nuôi, thường là trang trại lợn, với điều kiện vệ sinh khá tệ và dịch bệnh rất dễ lây lan. Các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều bằng chứng cho thấy, các phiên bản nguy hiểm của siêu vi khuẩn có thể lây lan từ lợn sang người. Phát hiện này cũng nhấn mạnh lo ngại rằng, việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong các trang trại đang dẫn đến sự lây lan của các vi khuẩn kháng thuốc.
Hai nhà nghiên cứu Semeh Bejaoui và Dorte Frees thuộc Đại học Copenhagen và Soren Persson tại Viện Huyết thanh Statens của Đan Mạch đã phát hiện ra mối liên hệ này và tập trung vào siêu vi khuẩn Clostridioides difficile (viết tắt C difficile), được coi là một trong những mối đe dọa kháng kháng sinh lớn trên thế giới.
Bejaoui nói rằng "Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng C difficile là một nguồn chứa các gen kháng thuốc có thể được trao đổi giữa động vật và con người. Khám phá đáng báo động này cho thấy tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể lan rộng hơn những gì chúng ta nghĩ trước đây và xác nhận các mối liên kết trong chuỗi kháng thuốc dẫn từ động vật trang trại sang con người."

Lợn có thể truyền siêu vi khuẩn nguy hiểm sang người
Siêu vi khuẩn C difficile lây nhiễm vào đường ruột con người và có khả năng kháng lại hầu hết các loại kháng sinh, trừ ba loại kháng sinh đặc biệt đang được sử dụng hiện nay. Một số chủng virus có chứa các gen cho phép tạo ra những độc tố có thể gây viêm ruột và tiêu chảy, đe dọa tính mạng người già và người bệnh. Vi khuẩn này được coi là một trong những mối đe dọa kháng kháng sinh lớn nhất ở các nước phát triển. Tại Mỹ, ước tính nó đã gây ra khoảng 223.900 ca nhiễm và 12.800 ca tử vong trong năm 2017, tiêu tốn của hệ thống chăm sóc sức khỏe hơn 1 tỷ đô la.
Các bác sĩ và các nhà khoa học cũng đã cảnh bảo trong nhiều năm rằng, việc kê đơn thuốc kháng sinh quá mức cho những chứng bệnh ít nghiêm trọng hoặc tình trạng nhiễm trùng do virus không phù hợp với thuốc kháng sinh, có nguy cơ dẫn đến sự lan rộng của tình trạng kháng thuốc đối với nhóm thuốc cực kỳ quan trọng này. Ngoài ra, họ cũng nhấn mạnh thêm rằng vấn đề ngày càng gia tăng do việc sử dụng rộng rãi thuốc kháng sinh ở các trang trại, khi động vật cũng được tiêm kháng sinh. Những động vật này chủ yếu là lợn và gia cầm nhưng đôi khi cả gia súc, mục đích là nhằm bảo vệ vật nuôi trong những điều kiện vệ sinh môi trường kém, nhưng vô tình lại là nơi lây lan dịch bệnh một cách dễ dàng.
Tình trạng kháng thuốc như một hệ quả tất yếu của quá trình này, nó đang cho thấy sự gia tăng chóng mặt trên toàn thế giới. Nghĩa là những loại thuốc kháng sinh hiệu quả trước đây thì hiện lại ít có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường, trở thành một mối nguy hiểm đối với sức khỏe toàn cầu. Margaret Chan, cựu tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng: "Tình trạng kháng thuốc đang gia tăng ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Chúng ta đang đánh mất các loại thuốc kháng sinh hàng đầu. Các phương pháp điều trị thay thế tốn kém hơn, độc hại hơn, cần thời gian điều trị lâu hơn và có thể phải điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt."

Lợn có thể truyền siêu vi khuẩn nguy hiểm sang người
Liên minh Kiểm soát Ung thư Quốc tế ước tính có khoảng 750.000 người chết hàng năm vì các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc. Người ta lo ngại đến năm 2050, con số này có thể lên tới 10 triệu người, tiêu tốn hơn 100 tỷ USD cho các dịch vụ y tế toàn cầu. Những lo ngại này cũng dẫn đến áp lực buộc các bác sĩ phải hạn chế trong việc kê đơn thuốc kháng sinh, nhằm mục tiêu làm chậm sự gia tăng của tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, các tổ chức và cơ quan ý tế đã chỉ ra, 2/3 số kháng sinh hoàn toàn không được sử dụng trên người mà dùng làm chất phụ gia nông nghiệp. Điều này đã được thực hiện trong nhiều năm nhằm ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng ở động vật được nuôi trong những điều kiện có thể dễ gây ra bệnh tật.
Nhóm nghiên cứu do Bejaoui dẫn đầu đã tập trung vào việc điều tra sự phổ biến của C difficile ở động vật trang trại. Lợn được chọn là động vật để nghiên cứu và kết quả được so sánh với các phân lập lâm sàng từ các bệnh nhân bệnh viện Đan Mạch để xem có sự trùng khớp ở người hay không. Các mẫu được sàng lọc nhằm tìm kiếm sự hiện diện của C difficile và giải trình tự gen được sử dụng để xác định liệu chúng có chứa độc tố và gen kháng thuốc hay không.


>>> Biến đổi khí hậu tăng nguy cơ lây truyền virus sang người.
Nguồn theguardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top