Checker
Writer
Báo Khmer Times cho biết dự án Kênh đào Funan Techo (FTC), một phần của sáng kiến Quản lý Tài nguyên Nước Tích hợp của Campuchia, đang dần hình thành bất chấp những lo ngại từ dư luận quốc tế. Ngay từ khi ý tưởng được đưa ra, dự án đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, Campuchia vẫn giữ vững cam kết thực hiện dự án mang tính lịch sử này, coi đó là một bước tiến chiến lược trong phát triển kinh tế và hạ tầng quốc gia.
Theo các thông tin từ trang chính thức của dự án, FTC được thiết kế để giảm thiểu ảnh hưởng của lũ lụt và hạn hán, góp phần vào việc quản lý nguồn nước hiệu quả và ổn định sinh thái. Đây là những yếu tố then chốt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.
Về mặt kinh tế, kênh đào được kỳ vọng sẽ tăng cường kết nối thương mại và giúp Campuchia tiếp cận trực tiếp với các tuyến hàng hải quốc tế, từ đó giảm sự lệ thuộc vào các điểm trung chuyển bên ngoài. Dự án cũng hứa hẹn nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa Campuchia nhờ giảm chi phí vận tải và cải thiện chuỗi cung ứng.
Sau 8 tháng kể từ lễ khởi công, FTC đã thu hút khoản đầu tư lên tới 1,15 tỷ USD từ Công ty Đường thủy Nội địa Techo, liên doanh giữa ba công ty Campuchia và Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC). Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2028.
Dù các tổ chức quốc tế có nêu lên quan ngại về tác động môi trường, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã chủ động tiến hành các đánh giá tác động môi trường và cam kết tuân thủ các thỏa thuận khu vực. Theo các số liệu được công bố, lượng nước sử dụng cho kênh đào chỉ chiếm khoảng 0,053% lưu lượng kết hợp của sông Mekong và sông Bassac, một con số được đánh giá là không đáng kể và không gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước.
Chủ tịch Thượng viện Hun Sen – người sáng lập dự án – khẳng định rằng FTC sẽ được hoàn tất bất kể có hay không có sự hỗ trợ từ đối tác quốc tế. Ông nhấn mạnh vai trò của dự án không chỉ nằm ở giá trị kinh tế mà còn ở tầm vóc chiến lược đối với sự phát triển độc lập và bền vững của Campuchia.
“Điều chúng ta cần thấy là tốc độ đào kênh sẽ phải tiếp tục, và tôi muốn làm rõ rằng đối với kênh đào này, dù có hay không có bạn bè Trung Quốc, chúng ta vẫn phải hoàn thành nó.
“Nhưng chúng tôi rất may mắn khi người bạn Trung Quốc đã tuyên bố ủng hộ và mời các công ty tham gia vào tiến trình này, và chúng tôi chắc chắn có thể hoàn thành FTC theo kế hoạch của mình”, ông Hun Sen nói thêm.
Trong chuyến thăm Campuchia vào giữa tháng 4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ sự ủng hộ đối với FTC cùng hàng chục thỏa thuận hợp tác khác trong nhiều lĩnh vực. Việc ký kết hơn 30 văn kiện hợp tác là minh chứng cho sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai quốc gia.
Tiến sĩ Ben Li, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Thương mại Trung Quốc tại Campuchia, đánh giá cao vai trò của FTC trong việc giảm chi phí hậu cần, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và đa dạng hóa tuyến thương mại của Campuchia. Ông cho rằng việc tạo ra tuyến đường thủy nối thủ đô Phnom Penh với Vịnh Thái Lan sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường toàn cầu.
Dù còn một phần ngân sách cần được huy động, dự án hiện đang trên đà hoàn thành đúng tiến độ. Các nhà lãnh đạo Campuchia coi FTC là minh chứng rõ ràng cho năng lực nội tại và khát vọng phát triển độc lập của quốc gia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.

Theo các thông tin từ trang chính thức của dự án, FTC được thiết kế để giảm thiểu ảnh hưởng của lũ lụt và hạn hán, góp phần vào việc quản lý nguồn nước hiệu quả và ổn định sinh thái. Đây là những yếu tố then chốt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.
Về mặt kinh tế, kênh đào được kỳ vọng sẽ tăng cường kết nối thương mại và giúp Campuchia tiếp cận trực tiếp với các tuyến hàng hải quốc tế, từ đó giảm sự lệ thuộc vào các điểm trung chuyển bên ngoài. Dự án cũng hứa hẹn nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa Campuchia nhờ giảm chi phí vận tải và cải thiện chuỗi cung ứng.
Sau 8 tháng kể từ lễ khởi công, FTC đã thu hút khoản đầu tư lên tới 1,15 tỷ USD từ Công ty Đường thủy Nội địa Techo, liên doanh giữa ba công ty Campuchia và Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC). Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2028.
Dù các tổ chức quốc tế có nêu lên quan ngại về tác động môi trường, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã chủ động tiến hành các đánh giá tác động môi trường và cam kết tuân thủ các thỏa thuận khu vực. Theo các số liệu được công bố, lượng nước sử dụng cho kênh đào chỉ chiếm khoảng 0,053% lưu lượng kết hợp của sông Mekong và sông Bassac, một con số được đánh giá là không đáng kể và không gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước.
Chủ tịch Thượng viện Hun Sen – người sáng lập dự án – khẳng định rằng FTC sẽ được hoàn tất bất kể có hay không có sự hỗ trợ từ đối tác quốc tế. Ông nhấn mạnh vai trò của dự án không chỉ nằm ở giá trị kinh tế mà còn ở tầm vóc chiến lược đối với sự phát triển độc lập và bền vững của Campuchia.
“Điều chúng ta cần thấy là tốc độ đào kênh sẽ phải tiếp tục, và tôi muốn làm rõ rằng đối với kênh đào này, dù có hay không có bạn bè Trung Quốc, chúng ta vẫn phải hoàn thành nó.
“Nhưng chúng tôi rất may mắn khi người bạn Trung Quốc đã tuyên bố ủng hộ và mời các công ty tham gia vào tiến trình này, và chúng tôi chắc chắn có thể hoàn thành FTC theo kế hoạch của mình”, ông Hun Sen nói thêm.
Trong chuyến thăm Campuchia vào giữa tháng 4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ sự ủng hộ đối với FTC cùng hàng chục thỏa thuận hợp tác khác trong nhiều lĩnh vực. Việc ký kết hơn 30 văn kiện hợp tác là minh chứng cho sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai quốc gia.
Tiến sĩ Ben Li, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Thương mại Trung Quốc tại Campuchia, đánh giá cao vai trò của FTC trong việc giảm chi phí hậu cần, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và đa dạng hóa tuyến thương mại của Campuchia. Ông cho rằng việc tạo ra tuyến đường thủy nối thủ đô Phnom Penh với Vịnh Thái Lan sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường toàn cầu.
Dù còn một phần ngân sách cần được huy động, dự án hiện đang trên đà hoàn thành đúng tiến độ. Các nhà lãnh đạo Campuchia coi FTC là minh chứng rõ ràng cho năng lực nội tại và khát vọng phát triển độc lập của quốc gia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.