Lý do người Trung Quốc "nghiện" máy tính Windows - mồm thì chê nhưng tay thì không bỏ được

Dù nổi tiếng với việc mạnh tay "cấm cửa" công nghệ phương Tây, Trung Quốc vẫn phải "cắn răng" phụ thuộc vào hệ điều hành Windows. Mới đây, thương vụ hợp tác giữa Microsoft và Tencent - "ông lớn" công nghệ đứng sau WeChat, càng cho thấy vị thế khó lòng thay thế của Windows tại quốc gia tỷ dân này.

Thoạt nhìn, việc Tencent bắt tay với Microsoft để đưa ứng dụng lên máy tính có vẻ khó hiểu, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Tuy nhiên, đây là nước đi gần như bắt buộc, bởi lẽ Windows đang thống trị thị trường máy tính Trung Quốc với thị phần ước tính lên đến 90%.

1718241515933.png


Dù các ông lớn công nghệ Trung Quốc đang "làm mưa làm gió" trên thị trường di động, nhưng hiếm ai dám "động" đến lãnh địa máy tính của Microsoft. Bởi lẽ, tạo ra sản phẩm cho máy tính ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc tạo ra sản phẩm cho Windows.

Điều trớ trêu là Trung Quốc luôn muốn chứng tỏ sự độc lập về công nghệ với phương Tây. Năm ngoái, Bắc Kinh đã cho ra mắt OpenKylin - hệ điều hành mã nguồn mở nhằm giảm lệ thuộc vào Windows. Tuy nhiên, "đứa con cưng" này vẫn chưa thể phổ biến hơn cả Linux, khiến Windows vẫn là lựa chọn "bất khả kháng".

1718241537916.png


Tháng 12 năm ngoái, khi Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc "tuýt còi" chip AMD và Intel, họ chỉ dừng lại ở mức "không khuyến khích" sử dụng Windows. Thậm chí, theo Financial Times, chính phủ Trung Quốc vẫn "nới lỏng" cho phép sử dụng hệ điều hành phổ biến nhất thế giới này.

Thực tế phơi bày một sự thật: cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu rõ mối quan hệ cộng sinh trong lĩnh vực công nghệ. Việc "dứt tình" hoàn toàn là điều bất khả thi. Họ chỉ có thể "chia tay" từ từ, bắt đầu từ những thứ không gây xáo trộn quá lớn.

Ví dụ điển hình là Mỹ vẫn áp thuế tấm pin mặt trời và xe điện từ Trung Quốc, nhưng lại "ngoảnh mặt làm ngơ" với laptop và điện thoại, bởi họ hiểu việc thay thế chuỗi cung ứng có thể mất hàng thập kỷ.

Microsoft có lẽ đang ở vị thế tương tự tại Trung Quốc. Họ có thể "sống khỏe" và "trường thọ" hơn các đối thủ khác nhờ vào sự phụ thuộc khó thay đổi này.

1718241576414.png


Tuy nhiên, điều đáng nói là sau hàng thập kỷ nỗ lực, Trung Quốc vẫn chưa thể tạo ra một hệ điều hành đủ mạnh để "soán ngôi" Windows. Nỗ lực tự chủ hệ điều hành của Trung Quốc đã manh nha từ cuối thập niên 70, khi họ bắt đầu sử dụng và phát triển hệ điều hành dựa trên Unix. Đến năm 1992, mục tiêu này chính thức trở thành nhiệm vụ trọng điểm quốc gia.

Dù đã cho ra đời hơn 20 hệ điều hành, một số được sử dụng trong quân đội và chính phủ, nhưng chưa có cái tên nào đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Theo các chuyên gia, rào cản lớn nhất chính là việc thiếu hụt hệ sinh thái phần mềm đủ mạnh. "Các hệ điều hành nội địa chưa bao giờ thu hút được đông đảo lập trình viên", Qin Peng - chuyên gia CNTT Trung Quốc, nhận định.

Lập trình viên thường ưu tiên những dự án "béo bở" với lượng người dùng lớn, mà ở mảng hệ điều hành, đó là Microsoft và Google.

Liu Xinhuan - Tổng giám đốc Tongxin Software, một trong những nhà sản xuất hệ điều hành lớn của Trung Quốc, cho rằng có thể mất đến 10 năm để Trung Quốc cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ nước ngoài. Chìa khóa nằm ở việc xây dựng một hệ sinh thái lập trình viên hùng hậu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top