Shopee, Tiki, Lazada bắt đầu bán iPhone 13 series vào ngày 22/10, không mở chương trình đặt trước như các nhà bán lẻ truyền thống. Nguyên nhân được cho nằm ở nguồn hàng.
Trong khi nhiều đại lý bán lẻ truyền thống mở đặt hàng thế hệ iPhone 13 từ ngày 15/10, các sàn thương mại điện từ lớn tại Việt Nam đều chỉ cho khách đăng ký thông tin, không nhận cọc. Năm 2020, Tiki, Shopee, Lazada đều mở chương trình đặt trước với nhiều khuyến mãi.
Theo phản hồi từ Lazada, lý do không nhận cọc là vì nguồn hàng có thể không đủ đáp ứng lượng đặt trước. Trong khi đó, người kinh doanh trên nền tảng cho rằng nguyên nhân đến từ việc các sàn TMĐT để tồn tại hàng giả, hàng nhái sản phẩm Apple.
Chỉ mở bán, không cho đặt trước
3sàn thương mại điện tử lớn là Tiki, Shopee, Lazada đều có trang thông tin riêng cho dòng sản phẩm iPhone 13. Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể thu thập mã giảm giá, khuyến mãi và nhận thông tin, không thể đặt hàng.
Người dùng chỉ có thể đăng ký nhận thông tin, không được đặt trước iPhone 13 trên các sàn thương mại điện tử.
Cụ thể, Tiki mở chương trình nhận thông tin từ 14/10-19/10, khách hàng có thể thu thập mã giảm giá để mua hàng vào ngày 22/10. Sàn thương mại điện tử này có các chương trình giảm giá trực tiếp và kết hợp với ngân hàng chiết khấu cho khách hàng mua iPhone 13.
Tương tự Tiki, trang thông tin về iPhone 13 của Shopee cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể chọn nhận lời nhắc khi sản phẩm được mở bán chứ không thể đặt trước. “Kế hoạch năm nay của Shopee là mở bán iPhone 13 vào ngày 22/10”, đại diện sàn thương mại điện tử Shopee trả lời Zing.
Trong khi đó, các sản phẩm thuộc thế hệ iPhone 13 trên Lazada hiện ở trạng thái "sắp bán". Trao đổi với Zing, đại diện Lazada cho biết lượng khách đăng ký nhận thông tin dòng sản phẩm này trên sàn cao gấp đôi năm 2020, đạt hơn 3.000 người.
Không nhận cọc vì Apple thiếu hàng?
“Theo ghi nhận của chúng tôi vào năm 2020, nhu cầu của khách cho dòng sản phẩm iPhone mới rất lớn nhưng số lượng hàng nhập về trong các đợt đầu lại không đủ và kéo dài. Việc thiếu hụt máy do nguyên nhân khách quan từ phía đối tác. Do vậy, năm nay chúng tôi không mở đặt trước để tránh làm ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng”, đại diện Lazada trả lời Zing.
iPhone 13 trong trình trạng "sắp bán" trên sàn thương mại điện tử.
Zing đã liên hệ với Tiki và Shopee để tìm hiểu lý do sàn không nhận cọc iPhone 13 series. Tuy nhiên, trong email hồi đáp, hai sàn TMĐT này không đề cập trực tiếp đến nguyên nhân của sự việc.
Trong khi đó, theo nguồn tin riêng của Zing, việc các nền tảng không nhận cọc là vì Apple gây áp lực để điều chỉnh thị trường. “Vì sàn để tồn tại nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái Apple nên bị đối tác dừng chương trình đặt trước”, nguồn tin này đề cập.
Trả lời Zing, ông Tuấn Anh, đại diện ShopDunk cho rằng chính sách này gây ảnh hưởng đến nhiều đại lý ủy quyền của Apple. Theo đó, dù là đại lý ủy quyền nhưng ShopDunk không mở nhận cọc tại các sàn TMĐT vì thỏa thuận với Apple. Trên sàn TMĐT, ShopDunk chỉ được mở bán iPhone 13 tại các nền tảng sau ngày 22/10.
“Chỉ các sàn tại thị trường Việt Nam không có chương trình đặt cọc. Shopee, Lazada các nước trong khu vực vẫn có chương trình đặt trước như các năm. Nguyên nhân thiếu hàng là không thỏa đáng bởi bán thân các sàn cũng được xem là một đại lý ủy quyền”, ông Tuấn Anh cho biết thêm.
Theo ông Tuấn Anh, việc hạn chế chương trình đặt trước iPhone 13 trên các sàn thương mại điện tử có thể là một phần trong kế hoạch “chuẩn hóa” thị trường của Táo khuyết tại Việt Nam. Đây không phải lần đầu Apple mạnh tay can thiệp vào các nền tảng TMĐT, đặc biệt là vấn đề hàng nhái, giả.
Vào tháng 6, loạt sản phẩm iPhone cũ, iPhone lock không rõ nguồn gốc bị gỡ khỏi sàn thương mại điện tử. Trả lời người bán hàng, nhân viên của Shopee cho biết nền tảng áp dụng chính sách ẩn, tắt, xóa hết tất cả sản phẩm Táo khuyết không thuộc đại lý ủy quyền chính hãng của Apple.
Theo đại diện của hệ thống CellphoneS, một đại lý ủy quyền khác của Apple, các dòng iPhone xách tay bị gỡ khỏi sàn thương mại điện tử là kết quả tất yếu khi Apple tăng sự hiện diện ở thị trường Việt Nam. Hãng quyết liệt hơn với hàng xách tay nhằm định hướng người dùng tìm đến các dòng iPhone chính hãng.
Trong tháng 8, nhiều video có nội dung liên quan đến hàng giả, hàng nhái sản phẩm Apple tại Việt Nam cũng bị YouTube xóa. Chủ kênh nhận thông báo rằng video bị xóa vì vi phạm vi phạm nguyên tắc cộng đồng của nền tảng.
Giữa tháng 9, nhiều đại lý chính hãng tại Việt Nam phải dừng chương trình đặt cọc iPhone 13 vì Apple gây áp lực. Đại diện Thế Giới Di Động, FPT Shop cho biết việc không nhận cọc sớm là vì phải làm đúng theo thỏa thuận với Apple. Đến ngày 15/10, các nhà bán lẻ trong nước mới đồng loạt mở chương trình đặt cọc iPhone 13 series.
Theo Zing
Trong khi nhiều đại lý bán lẻ truyền thống mở đặt hàng thế hệ iPhone 13 từ ngày 15/10, các sàn thương mại điện từ lớn tại Việt Nam đều chỉ cho khách đăng ký thông tin, không nhận cọc. Năm 2020, Tiki, Shopee, Lazada đều mở chương trình đặt trước với nhiều khuyến mãi.
Theo phản hồi từ Lazada, lý do không nhận cọc là vì nguồn hàng có thể không đủ đáp ứng lượng đặt trước. Trong khi đó, người kinh doanh trên nền tảng cho rằng nguyên nhân đến từ việc các sàn TMĐT để tồn tại hàng giả, hàng nhái sản phẩm Apple.
Chỉ mở bán, không cho đặt trước
3sàn thương mại điện tử lớn là Tiki, Shopee, Lazada đều có trang thông tin riêng cho dòng sản phẩm iPhone 13. Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể thu thập mã giảm giá, khuyến mãi và nhận thông tin, không thể đặt hàng.
Cụ thể, Tiki mở chương trình nhận thông tin từ 14/10-19/10, khách hàng có thể thu thập mã giảm giá để mua hàng vào ngày 22/10. Sàn thương mại điện tử này có các chương trình giảm giá trực tiếp và kết hợp với ngân hàng chiết khấu cho khách hàng mua iPhone 13.
Tương tự Tiki, trang thông tin về iPhone 13 của Shopee cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể chọn nhận lời nhắc khi sản phẩm được mở bán chứ không thể đặt trước. “Kế hoạch năm nay của Shopee là mở bán iPhone 13 vào ngày 22/10”, đại diện sàn thương mại điện tử Shopee trả lời Zing.
Trong khi đó, các sản phẩm thuộc thế hệ iPhone 13 trên Lazada hiện ở trạng thái "sắp bán". Trao đổi với Zing, đại diện Lazada cho biết lượng khách đăng ký nhận thông tin dòng sản phẩm này trên sàn cao gấp đôi năm 2020, đạt hơn 3.000 người.
Không nhận cọc vì Apple thiếu hàng?
“Theo ghi nhận của chúng tôi vào năm 2020, nhu cầu của khách cho dòng sản phẩm iPhone mới rất lớn nhưng số lượng hàng nhập về trong các đợt đầu lại không đủ và kéo dài. Việc thiếu hụt máy do nguyên nhân khách quan từ phía đối tác. Do vậy, năm nay chúng tôi không mở đặt trước để tránh làm ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng”, đại diện Lazada trả lời Zing.
Zing đã liên hệ với Tiki và Shopee để tìm hiểu lý do sàn không nhận cọc iPhone 13 series. Tuy nhiên, trong email hồi đáp, hai sàn TMĐT này không đề cập trực tiếp đến nguyên nhân của sự việc.
Trong khi đó, theo nguồn tin riêng của Zing, việc các nền tảng không nhận cọc là vì Apple gây áp lực để điều chỉnh thị trường. “Vì sàn để tồn tại nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái Apple nên bị đối tác dừng chương trình đặt trước”, nguồn tin này đề cập.
Trả lời Zing, ông Tuấn Anh, đại diện ShopDunk cho rằng chính sách này gây ảnh hưởng đến nhiều đại lý ủy quyền của Apple. Theo đó, dù là đại lý ủy quyền nhưng ShopDunk không mở nhận cọc tại các sàn TMĐT vì thỏa thuận với Apple. Trên sàn TMĐT, ShopDunk chỉ được mở bán iPhone 13 tại các nền tảng sau ngày 22/10.
“Chỉ các sàn tại thị trường Việt Nam không có chương trình đặt cọc. Shopee, Lazada các nước trong khu vực vẫn có chương trình đặt trước như các năm. Nguyên nhân thiếu hàng là không thỏa đáng bởi bán thân các sàn cũng được xem là một đại lý ủy quyền”, ông Tuấn Anh cho biết thêm.
Theo ông Tuấn Anh, việc hạn chế chương trình đặt trước iPhone 13 trên các sàn thương mại điện tử có thể là một phần trong kế hoạch “chuẩn hóa” thị trường của Táo khuyết tại Việt Nam. Đây không phải lần đầu Apple mạnh tay can thiệp vào các nền tảng TMĐT, đặc biệt là vấn đề hàng nhái, giả.
Vào tháng 6, loạt sản phẩm iPhone cũ, iPhone lock không rõ nguồn gốc bị gỡ khỏi sàn thương mại điện tử. Trả lời người bán hàng, nhân viên của Shopee cho biết nền tảng áp dụng chính sách ẩn, tắt, xóa hết tất cả sản phẩm Táo khuyết không thuộc đại lý ủy quyền chính hãng của Apple.
Theo đại diện của hệ thống CellphoneS, một đại lý ủy quyền khác của Apple, các dòng iPhone xách tay bị gỡ khỏi sàn thương mại điện tử là kết quả tất yếu khi Apple tăng sự hiện diện ở thị trường Việt Nam. Hãng quyết liệt hơn với hàng xách tay nhằm định hướng người dùng tìm đến các dòng iPhone chính hãng.
Trong tháng 8, nhiều video có nội dung liên quan đến hàng giả, hàng nhái sản phẩm Apple tại Việt Nam cũng bị YouTube xóa. Chủ kênh nhận thông báo rằng video bị xóa vì vi phạm vi phạm nguyên tắc cộng đồng của nền tảng.
Giữa tháng 9, nhiều đại lý chính hãng tại Việt Nam phải dừng chương trình đặt cọc iPhone 13 vì Apple gây áp lực. Đại diện Thế Giới Di Động, FPT Shop cho biết việc không nhận cọc sớm là vì phải làm đúng theo thỏa thuận với Apple. Đến ngày 15/10, các nhà bán lẻ trong nước mới đồng loạt mở chương trình đặt cọc iPhone 13 series.
Theo Zing