VNR Content
Pearl
Vụ ly hôn kéo dài đến 8 năm, gần bằng quãng thời gian hai người đầm ấm bên nhau. Cặp đôi giàu có ở San Francisco tranh cãi nảy lửa xung quanh quyền nuôi con, lợi nhuận từ việc bán công ty phần mềm của người chồng, và số phận căn nhà trị giá 3,6 triệu USD của họ.
Nhưng phiên tòa căng thẳng nhất giữa Erica và Francis deSouza lại liên quan đến số Bitcoin bị mất trị giá lên đến hàng triệu USD.
Ông deSouza, một giám đốc trong ngành công nghệ, đã mua hơn 1.000 Bitcoin trước khi quyết định ly hôn với vợ vào năm 2013, sau đó mất trắng gần một nửa số tiền đó do sàn giao dịch crypto mà ông này sử dụng ngừng hoạt động. Sau 3 năm kiện tụng, một phiên tòa kháng cáo ở San Francisco vào năm 2020 đã tuyên bố ông deSouza không khai báo chính xác một vài chi tiết liên quan khoản đầu tư crypto của mình, mà giá trị vào thời điểm hai vợ chồng ly hôn đã cao hơn nhiều so với thời điểm ông mua vào. Tòa yêu cầu ông phải chuyển cho bà deSouza số Bitcoin còn sót lại, trị giá hơn 6 triệu USD.
Vụ kiện tụng deSouza về sau trở nên nổi tiếng bởi nó được xem là vụ ly hôn Bitcoin đầu tiên thu hút sự chú ý của dư luận. Hiện nay, những vụ việc như vậy đang ngày một trở nên phổ biến hơn. Trong bối cảnh tiền mã hóa dần nhận được sự chấp nhận rộng rãi, thì khoản đầu tư của các gia đình mỗi khi chia năm xẻ bảy cũng trở thành nguồn cơn đấu đá, với các cặp đôi nay đã thành “người dưng” ra sức cáo buộc nhau gian dối và quản lý tài chính yếu kém.
Một số loại ví cứng để lưu trữ crypto
Một cuộc ly hôn ồn ào thường kéo theo vô số những tranh vãi liên quan đến gần như tất cả mọi thứ. Nhưng thứ khiến người trong cuộc đau đầu là những khó khăn gặp phải khi truy dấu và định giá tiền mã hóa, thứ tài sản số được giao dịch trên một mạng lưới phi tập trung. Theo các luật sư ly hôn, trong nhiều trường hợp, các cặp đôi khai báo ít đi khoản crypto đang nắm giữ, hoặc tìm cách giấu chúng trong các ví trực tuyến với những biện pháp bảo mật cao.
“Ngày xưa, tiền giấu dưới nệm, sau đó người ta cho nó vào tài khoản ngân hàng ở đảo Caymans. Ngày nay thì nó tồn tại dưới dạng crypto” - theo Jacqueline Newman, luật sư ly hôn tại New York, chuyên làm việc với các khách hàng “đại gia”.
Sự trỗi dậy của tiền mã hóa đã mang lại cho giới tội phạm một phương thức trao đổi tiền cực kỳ an toàn, mở ra cơ hội cho giới lừa đảo tung hoành. Nhưng tài sản số có đặc tính không thể truy vết. Giao dịch được ghi lại trên những sổ cái công khai gọi là blockchain, cho phép các nhà phân tích sành công nghệ có thể theo dõi dòng tiền ra vào.
Vì lý do đó, một số luật sư ly hôn phải dựa vào ngành công nghiệp điều tra tư pháp, nơi mà các công ty thu phí hàng chục ngàn USD chỉ để theo dấu những loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ether từ các sàn giao dịch trực tuyến về các ví kỹ thuật số. Theo nhà phân tích tư pháp Paul Sibenik của Công ty điều tra CipherBlade, công ty này trong vài năm qua đã tham gia vào khoảng 100 vụ ly hôn có liên quan đến crypto. Trong nhiều trường hợp, Sibenik đã truy được dấu vết của số tiền mã hóa trị giá đến hơn 10 triệu USD mà một người chồng tìm cách giấu khỏi vợ mình.
Trong các cuộc phỏng vấn, gần một chục luật sư và các nhà điều tra tư pháp đã miêu tả những vụ xử ly hôn mà trong đó, một bên - thường là người chồng - bị cáo buộc nói dối về các giao dịch tiền mã hóa, hoặc tìm cách che giấu số tài sản kỹ thuật số kia. Dù không cặp đôi nào đồng ý tham gia phỏng vấn, một số vụ ly hôn đã để lại những tài liệu cho chúng ta thấy hướng giải quyết những tình huống phức tạp đó.
Vợ chồng deSouzas kết hôn vào tháng 9/2001. Cũng năm đó, ông deSouza thành lập một công ty nhắn tin tức thời tên IMlogic, mà sau này ông bán lại và thu về hơn 10 triệu USD.
Hoạt động đầu tư tiền mã hóa của ông deSouza bắt đầu từ tháng 4/2013, khi ông ở Los Angeles với Wences Casares, một doanh nhân crypto, người đã giới thiệu với deSouza về các loại tài sản số. Trong tháng đó, ông deSouza đã mua khoảng 150.000 USD Bitcoin.
Gia đình deSouza tan vỡ vào cuối năm đó, và ông deSouza tiết lộ rằng ông từng sở hữu Bitcoin. Khi cặp đôi sẵn sàng để chia tài sản vào năm 2017, giá trị khoản đầu tư đó đã tăng lên hơn 21 triệu USD.
Nhưng có một vấn đề. Tháng 12 năm đó, ông deSouza nói rằng ông đã để khoảng một nửa số tiền trên sàn giao dịch crypto Mt. Gox, vốn đã phá sản vào năm 2014, khiến số tiền này không cánh mà bay.
Trong hồ sơ nộp lên tòa, các luật sư của bà deSouza đã nói rằng thật khó hiểu khi chồng bà không đề cập đến việc mất số Bitcoin lớn như vậy sớm hơn, và khẳng định việc ông bí mật quản lý khoản đầu tư đã khiến cặp đôi này lỗ hàng triệu USD. Các luật sư còn đoán rằng ông deSouza có thể còn tích trữ thêm một vài khoản tiền bí mật khác nữa.
Nhưng họ không thể tìm ra bất kỳ khoản tiền bí mật nào. Một phát ngôn viên cho ông deSouza nói rằng ông đã thông báo toàn bộ số crypto của mình ngay từ đầu phiên tòa ly hôn. “Ngay khi Francis biết số Bitcoin bị mất sau vụ phá sản của Mt. Gox, ông đã kể với vợ cũ của mình. Nếu Mt. Gox không phá sản, việc phân chia số BTC kia lẽ ra đã hoàn toàn êm thấm” - người này nói.
Nhưng phiên tòa kháng cáo đã phát hiện ra ông deSouza, 51 tuổi, hiện là CEO của công ty công nghệ sinh học Illumina, vi phạm luật ly hôn khi không thông báo cho vợ đầy đủ về hoạt động đầu tư crypto của mình.
Tòa đã yêu cầu ông chuyển cho bà deSouza khoảng một nửa trong tổng số BTC ông có trước khi Mt. Gox phá sản, tức để lại cho ông 57 BTC, trị giá gần 2,5 triệu USD tính theo giá hiện nay. Số BTC của bà deSouza hiện đáng giá hơn 23 triệu USD.
Không phải mọi vụ ly hôn crypto đều liên quan đến những khoản tiền lớn đến vậy. Một vài năm trước, Nick Himonidis, một nhà điều tra tư pháp tại New York, đã tham gia vào một vụ ly hôn, trong đó người phụ nữ cáo buộc chồng mình báo cáo thiếu số crypto ông ta nắm giữ. Theo sự cho phép của tòa, ông Himonidis đã đến nhà người chồng và tìm trong laptop của ông ta, phát hiện ra một ví kỹ thuật số chứa gần 700.000 USD Monero.
Người chồng lúc đó thốt lên: “Ủa, cái ví đó hả? Tôi không biết mình có nó luôn”. Himonidis nhớ lại: “Lúc đó, tôi như kiểu ‘Thật luôn hả ông bạn?’”
Trong một vụ khác, Himonidis phát hiện ra người chồng đã chuyển 2 triệu USD crypto ra khỏi tài khoản Coinbase, một nền tảng cho phép mọi người mua, bán, và lưu trữ tiền kỹ thuật số. Một tuần sau khi người vợ nộp đơn ly hôn, người đàn ông này đã chuyển toàn bộ khoản đầu tư vào các ví kỹ thuật số, sau đó rời khỏi nước Mỹ.
Tòa án có thể yêu cầu sàn giao dịch crypto giao nộp khoản tiền của khách hàng. Nhưng các ví trực tuyến mà nhiều nhà đầu tư dùng để lưu trữ crypto lại không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức tập trung nào; truy cập vào chúng đòi hỏi phải có mật mã độc nhất do người chủ ví tạo nên. Nếu không có mật mã đó, tiền của người chồng về cơ bản là nằm ngoài tầm với của người vợ (cũ).
Một sàn giao dịch vẫn có thể là nguồn thông tin quý giá. Năm 2020, Gregory Salant, luật sư ly hôn ở New York, từng hỗ trợ một khách hàng - người tin rằng chồng bà sở hữu tiền mã hóa nhưng không khai ra. Ông Salant đã gửi trát yêu cầu đến Coinbase, và công ty này phản hồi lại bằng một tập tin Excel mà ông xem mãi vẫn không hiểu được. Ông liền thuê một nhà điều tra tư pháp, Mark DiMichael, để diễn dịch bảng tính đó nhằm truy vết số tài sản.
Mark DiMichael
DiMichael đã cho ra một bản báo cáo dài 42 trang, thể hiện một loạt các giao dịch mà người chồng thực hiện với các địa chỉ ví liên quan đến dark web, một khu chợ trực tuyến chuyên bán thuốc cấm và các hàng hóa phi pháp khác. Người chồng còn chuyển gần 225.000 USD crypto đến các địa chỉ nặc danh khác nữa. Khi xem báo cáo thuế của người này, luật sư phát hiện ra ông ta chưa khai báo chi tiêu crypto hoặc chuyển nó ra đô.
“Bị đơn hoặc không muốn báo cáo việc bán hoặc chi tiêu số crypto bị mất trong kê khai thuế thu nhập. Hoặc bị đơn vẫn còn đang nắm giữ số crypto bị mất đó” - báo cáo kết luận.
Vụ việc này cuối cùng cũng được giải quyết êm thấm. Theo thỏa thuận, một số tài sản khác của người chồng đã được chuyển sang cho người vợ để thay cho số crypto tranh chấp.
Trong một số vụ ly hôn, số crypto nghi ngờ hóa ra lại cực nhỏ, hoặc thậm chí là không tồn tại. Nhiều luật sư cho biết trong những vụ việc đó, sự nghi ngờ của người vợ cuối cùng là vô căn cứ. Nhưng theo Kelly Burris, một luật sư ly hôn ở Texas, chủ yếu đại diện cho phía người chồng, cho biết ngày càng nhiều khách hàng đến văn phòng của bà để trình bài kế hoạch che giấu crypto của họ. Có người nói rằng ông ta sẽ trao số crypto của mình cho anh trai để đổi lấy một đô - hiển nhiên điều đó là không thể rồi!
Bà Burris thường xuyên nói chuyện về những thách thức trong việc truy vết tài sản số. Theo bà, trong một số trường hợp, các khách hàng nam giới của bà còn nghĩ ra những tuyệt chiêu lừa gạt khá tinh vi, như dùng một ATM crypto để mua Bitcoin bằng tiền mặt.
“Họ nghĩ rằng ‘bà vợ mình không thể truy vết được nó đâu’. Còn lâu cô ta mới tiếp cận được” - bà Burris kể.
Tham khảo: NYTimes
Nhưng phiên tòa căng thẳng nhất giữa Erica và Francis deSouza lại liên quan đến số Bitcoin bị mất trị giá lên đến hàng triệu USD.
Ông deSouza, một giám đốc trong ngành công nghệ, đã mua hơn 1.000 Bitcoin trước khi quyết định ly hôn với vợ vào năm 2013, sau đó mất trắng gần một nửa số tiền đó do sàn giao dịch crypto mà ông này sử dụng ngừng hoạt động. Sau 3 năm kiện tụng, một phiên tòa kháng cáo ở San Francisco vào năm 2020 đã tuyên bố ông deSouza không khai báo chính xác một vài chi tiết liên quan khoản đầu tư crypto của mình, mà giá trị vào thời điểm hai vợ chồng ly hôn đã cao hơn nhiều so với thời điểm ông mua vào. Tòa yêu cầu ông phải chuyển cho bà deSouza số Bitcoin còn sót lại, trị giá hơn 6 triệu USD.
Vụ kiện tụng deSouza về sau trở nên nổi tiếng bởi nó được xem là vụ ly hôn Bitcoin đầu tiên thu hút sự chú ý của dư luận. Hiện nay, những vụ việc như vậy đang ngày một trở nên phổ biến hơn. Trong bối cảnh tiền mã hóa dần nhận được sự chấp nhận rộng rãi, thì khoản đầu tư của các gia đình mỗi khi chia năm xẻ bảy cũng trở thành nguồn cơn đấu đá, với các cặp đôi nay đã thành “người dưng” ra sức cáo buộc nhau gian dối và quản lý tài chính yếu kém.
Một cuộc ly hôn ồn ào thường kéo theo vô số những tranh vãi liên quan đến gần như tất cả mọi thứ. Nhưng thứ khiến người trong cuộc đau đầu là những khó khăn gặp phải khi truy dấu và định giá tiền mã hóa, thứ tài sản số được giao dịch trên một mạng lưới phi tập trung. Theo các luật sư ly hôn, trong nhiều trường hợp, các cặp đôi khai báo ít đi khoản crypto đang nắm giữ, hoặc tìm cách giấu chúng trong các ví trực tuyến với những biện pháp bảo mật cao.
“Ngày xưa, tiền giấu dưới nệm, sau đó người ta cho nó vào tài khoản ngân hàng ở đảo Caymans. Ngày nay thì nó tồn tại dưới dạng crypto” - theo Jacqueline Newman, luật sư ly hôn tại New York, chuyên làm việc với các khách hàng “đại gia”.
Sự trỗi dậy của tiền mã hóa đã mang lại cho giới tội phạm một phương thức trao đổi tiền cực kỳ an toàn, mở ra cơ hội cho giới lừa đảo tung hoành. Nhưng tài sản số có đặc tính không thể truy vết. Giao dịch được ghi lại trên những sổ cái công khai gọi là blockchain, cho phép các nhà phân tích sành công nghệ có thể theo dõi dòng tiền ra vào.
Vì lý do đó, một số luật sư ly hôn phải dựa vào ngành công nghiệp điều tra tư pháp, nơi mà các công ty thu phí hàng chục ngàn USD chỉ để theo dấu những loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ether từ các sàn giao dịch trực tuyến về các ví kỹ thuật số. Theo nhà phân tích tư pháp Paul Sibenik của Công ty điều tra CipherBlade, công ty này trong vài năm qua đã tham gia vào khoảng 100 vụ ly hôn có liên quan đến crypto. Trong nhiều trường hợp, Sibenik đã truy được dấu vết của số tiền mã hóa trị giá đến hơn 10 triệu USD mà một người chồng tìm cách giấu khỏi vợ mình.
Trong các cuộc phỏng vấn, gần một chục luật sư và các nhà điều tra tư pháp đã miêu tả những vụ xử ly hôn mà trong đó, một bên - thường là người chồng - bị cáo buộc nói dối về các giao dịch tiền mã hóa, hoặc tìm cách che giấu số tài sản kỹ thuật số kia. Dù không cặp đôi nào đồng ý tham gia phỏng vấn, một số vụ ly hôn đã để lại những tài liệu cho chúng ta thấy hướng giải quyết những tình huống phức tạp đó.
Vợ chồng deSouzas kết hôn vào tháng 9/2001. Cũng năm đó, ông deSouza thành lập một công ty nhắn tin tức thời tên IMlogic, mà sau này ông bán lại và thu về hơn 10 triệu USD.
Hoạt động đầu tư tiền mã hóa của ông deSouza bắt đầu từ tháng 4/2013, khi ông ở Los Angeles với Wences Casares, một doanh nhân crypto, người đã giới thiệu với deSouza về các loại tài sản số. Trong tháng đó, ông deSouza đã mua khoảng 150.000 USD Bitcoin.
Gia đình deSouza tan vỡ vào cuối năm đó, và ông deSouza tiết lộ rằng ông từng sở hữu Bitcoin. Khi cặp đôi sẵn sàng để chia tài sản vào năm 2017, giá trị khoản đầu tư đó đã tăng lên hơn 21 triệu USD.
Nhưng có một vấn đề. Tháng 12 năm đó, ông deSouza nói rằng ông đã để khoảng một nửa số tiền trên sàn giao dịch crypto Mt. Gox, vốn đã phá sản vào năm 2014, khiến số tiền này không cánh mà bay.
Trong hồ sơ nộp lên tòa, các luật sư của bà deSouza đã nói rằng thật khó hiểu khi chồng bà không đề cập đến việc mất số Bitcoin lớn như vậy sớm hơn, và khẳng định việc ông bí mật quản lý khoản đầu tư đã khiến cặp đôi này lỗ hàng triệu USD. Các luật sư còn đoán rằng ông deSouza có thể còn tích trữ thêm một vài khoản tiền bí mật khác nữa.
Nhưng họ không thể tìm ra bất kỳ khoản tiền bí mật nào. Một phát ngôn viên cho ông deSouza nói rằng ông đã thông báo toàn bộ số crypto của mình ngay từ đầu phiên tòa ly hôn. “Ngay khi Francis biết số Bitcoin bị mất sau vụ phá sản của Mt. Gox, ông đã kể với vợ cũ của mình. Nếu Mt. Gox không phá sản, việc phân chia số BTC kia lẽ ra đã hoàn toàn êm thấm” - người này nói.
Nhưng phiên tòa kháng cáo đã phát hiện ra ông deSouza, 51 tuổi, hiện là CEO của công ty công nghệ sinh học Illumina, vi phạm luật ly hôn khi không thông báo cho vợ đầy đủ về hoạt động đầu tư crypto của mình.
Tòa đã yêu cầu ông chuyển cho bà deSouza khoảng một nửa trong tổng số BTC ông có trước khi Mt. Gox phá sản, tức để lại cho ông 57 BTC, trị giá gần 2,5 triệu USD tính theo giá hiện nay. Số BTC của bà deSouza hiện đáng giá hơn 23 triệu USD.
Không phải mọi vụ ly hôn crypto đều liên quan đến những khoản tiền lớn đến vậy. Một vài năm trước, Nick Himonidis, một nhà điều tra tư pháp tại New York, đã tham gia vào một vụ ly hôn, trong đó người phụ nữ cáo buộc chồng mình báo cáo thiếu số crypto ông ta nắm giữ. Theo sự cho phép của tòa, ông Himonidis đã đến nhà người chồng và tìm trong laptop của ông ta, phát hiện ra một ví kỹ thuật số chứa gần 700.000 USD Monero.
Người chồng lúc đó thốt lên: “Ủa, cái ví đó hả? Tôi không biết mình có nó luôn”. Himonidis nhớ lại: “Lúc đó, tôi như kiểu ‘Thật luôn hả ông bạn?’”
Trong một vụ khác, Himonidis phát hiện ra người chồng đã chuyển 2 triệu USD crypto ra khỏi tài khoản Coinbase, một nền tảng cho phép mọi người mua, bán, và lưu trữ tiền kỹ thuật số. Một tuần sau khi người vợ nộp đơn ly hôn, người đàn ông này đã chuyển toàn bộ khoản đầu tư vào các ví kỹ thuật số, sau đó rời khỏi nước Mỹ.
Tòa án có thể yêu cầu sàn giao dịch crypto giao nộp khoản tiền của khách hàng. Nhưng các ví trực tuyến mà nhiều nhà đầu tư dùng để lưu trữ crypto lại không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức tập trung nào; truy cập vào chúng đòi hỏi phải có mật mã độc nhất do người chủ ví tạo nên. Nếu không có mật mã đó, tiền của người chồng về cơ bản là nằm ngoài tầm với của người vợ (cũ).
Một sàn giao dịch vẫn có thể là nguồn thông tin quý giá. Năm 2020, Gregory Salant, luật sư ly hôn ở New York, từng hỗ trợ một khách hàng - người tin rằng chồng bà sở hữu tiền mã hóa nhưng không khai ra. Ông Salant đã gửi trát yêu cầu đến Coinbase, và công ty này phản hồi lại bằng một tập tin Excel mà ông xem mãi vẫn không hiểu được. Ông liền thuê một nhà điều tra tư pháp, Mark DiMichael, để diễn dịch bảng tính đó nhằm truy vết số tài sản.
DiMichael đã cho ra một bản báo cáo dài 42 trang, thể hiện một loạt các giao dịch mà người chồng thực hiện với các địa chỉ ví liên quan đến dark web, một khu chợ trực tuyến chuyên bán thuốc cấm và các hàng hóa phi pháp khác. Người chồng còn chuyển gần 225.000 USD crypto đến các địa chỉ nặc danh khác nữa. Khi xem báo cáo thuế của người này, luật sư phát hiện ra ông ta chưa khai báo chi tiêu crypto hoặc chuyển nó ra đô.
“Bị đơn hoặc không muốn báo cáo việc bán hoặc chi tiêu số crypto bị mất trong kê khai thuế thu nhập. Hoặc bị đơn vẫn còn đang nắm giữ số crypto bị mất đó” - báo cáo kết luận.
Vụ việc này cuối cùng cũng được giải quyết êm thấm. Theo thỏa thuận, một số tài sản khác của người chồng đã được chuyển sang cho người vợ để thay cho số crypto tranh chấp.
Trong một số vụ ly hôn, số crypto nghi ngờ hóa ra lại cực nhỏ, hoặc thậm chí là không tồn tại. Nhiều luật sư cho biết trong những vụ việc đó, sự nghi ngờ của người vợ cuối cùng là vô căn cứ. Nhưng theo Kelly Burris, một luật sư ly hôn ở Texas, chủ yếu đại diện cho phía người chồng, cho biết ngày càng nhiều khách hàng đến văn phòng của bà để trình bài kế hoạch che giấu crypto của họ. Có người nói rằng ông ta sẽ trao số crypto của mình cho anh trai để đổi lấy một đô - hiển nhiên điều đó là không thể rồi!
Bà Burris thường xuyên nói chuyện về những thách thức trong việc truy vết tài sản số. Theo bà, trong một số trường hợp, các khách hàng nam giới của bà còn nghĩ ra những tuyệt chiêu lừa gạt khá tinh vi, như dùng một ATM crypto để mua Bitcoin bằng tiền mặt.
“Họ nghĩ rằng ‘bà vợ mình không thể truy vết được nó đâu’. Còn lâu cô ta mới tiếp cận được” - bà Burris kể.
Tham khảo: NYTimes