Càn Long (1711-1799), tên thật là Hoằng Lịch là Hoàng đế thứ sáu của Nhà Thanh và là Hoàng Đế Mãn Thanh thứ tư sau khi nhập quan. Ông là một trong số hoàng đế thọ nhất của Trung Hoa (88 tuổi).
Dưới thời Càn Long, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng rất nhiều, kinh tế, xã hội và chính trị của Trung Hoa ở vào thời kỳ hưng thịnh nhất của vương triều nhà Thanh. Càn Long luôn coi ông nội mình là Khang Hy là thần tượng. Sau khi lên ngôi cũng học tập theo ông nội của mình, cũng từng nhiều lần cải trang đi vi hành. Trong số đó, Giang Nam là nơi ông đã nhiều lần ghé thăm. Sau những lần vi hành đó, nhiều truyền thuyết đã ra đời.
Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất là lần thứ 2 Càn Long đi tuần miền Nam. Khi đó, hoàng đế đang mặc thường phục đi xem xét tình hình phía ngoài cổng thành trên sông ở Đông Quan, ngài vô tình trông thấy một câu đối rất kỳ lạ. Câu đối đó là "Tiêu diêu tự tại Thần Tiên phủ - Thiên hạ bần cùng đệ nhất gia", đại ý mang nghĩa người nghèo khổ nhất thế gian sống một cuộc sống yên bình tại phủ của Thần tiên. Trong suy nghĩ của Càn Long câu đối này mâu thuẫn nên ngài cảm thấy rất khó hiểu.
Thấy thái độ lạ của Càn Long, một người ăn xin đứng gần đó lý giải rằng: "Một người khi sống trong một nơi không bị lọt gió, mưa dột, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, phía trước là cảnh đẹp của sông Tần Hoài thì cuộc sống chẳng khác gì tựa như ở phủ Thần tiên."
Khi Càn Long hỏi về ý nghĩa của vế đối sau, người này nói tiếp: "Ngài xem, tôi là ăn mày, toàn thân chỉ toàn chấy rận, tiền không một xu dính túi. Nhà không có, dùng trăng làm đèn, gió làm chổi quét rác, thế chẳng phải là 'thiên hạ bần cùng đệ nhất gia' đó sao".
Sau khi nghe những lời này, Càn Long vô cùng cảm thán trước trí tuệ của người ăn xin. Ngài đã hỏi han về thân thế của ông ta. Lúc này, người ăn xin này mới tiết lộ mình là một tú tài, quê ở Tứ Xuyên. Ông ta nhà nghèo không có tiền biếu giám khảo nên liên tục bị đánh trượt. Sau khi vợ qua đời, ông ta đã đến Giang Nam làm ăn xin.
Càn Long quyết định thử tài người ăn xin này bằng cách ra một vế đối: "Nam Thông Châu, Bắc Thông Châu, Nam Bắc Thông Châu thông Nam Bắc." Nào ngờ, người ăn xin chẳng cần thời gian suy nghĩ nhiều liền đáp lại: "Đông đáng phố, Tây đáng phố, Đông Tây đáng phố đông tây."
Quá bất ngờ bởi sự nhanh nhạy này, Càn Long liền tự giới thiệu mình là Cao Thiên Tứ, một người bán mũ cho quan lại ở Bắc Kinh. Đồng thời, Càn Long cũng mời người này tới một quán rượu cùng ăn uống. Hai người vô cùng hợp gu, ngồi đàm đạo tới tận khuya.
Sáng hôm sau, người ăn xin vửa tỉnh giấc đã thấy một vị quan sai đứng đó báo tin rằng ông được hoàng thượng mời tới gặp. Đến khi yết kiến long nhan, người ăn xin mới biết hóa ra hoàng thượng chính là thương nhân đã cùng mình trò chuyện đêm qua. Càn Long luôn miệng khen ngợi người ăn xin, sau đó hoàng đế còn bổ nhiệm cho ông chức quan Đốc học phủ Tô Châu.
>>> Vua Càn Long và 4 cái "nhất" vang danh thiên hạ
Dưới thời Càn Long, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng rất nhiều, kinh tế, xã hội và chính trị của Trung Hoa ở vào thời kỳ hưng thịnh nhất của vương triều nhà Thanh. Càn Long luôn coi ông nội mình là Khang Hy là thần tượng. Sau khi lên ngôi cũng học tập theo ông nội của mình, cũng từng nhiều lần cải trang đi vi hành. Trong số đó, Giang Nam là nơi ông đã nhiều lần ghé thăm. Sau những lần vi hành đó, nhiều truyền thuyết đã ra đời.
Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất là lần thứ 2 Càn Long đi tuần miền Nam. Khi đó, hoàng đế đang mặc thường phục đi xem xét tình hình phía ngoài cổng thành trên sông ở Đông Quan, ngài vô tình trông thấy một câu đối rất kỳ lạ. Câu đối đó là "Tiêu diêu tự tại Thần Tiên phủ - Thiên hạ bần cùng đệ nhất gia", đại ý mang nghĩa người nghèo khổ nhất thế gian sống một cuộc sống yên bình tại phủ của Thần tiên. Trong suy nghĩ của Càn Long câu đối này mâu thuẫn nên ngài cảm thấy rất khó hiểu.
Khi Càn Long hỏi về ý nghĩa của vế đối sau, người này nói tiếp: "Ngài xem, tôi là ăn mày, toàn thân chỉ toàn chấy rận, tiền không một xu dính túi. Nhà không có, dùng trăng làm đèn, gió làm chổi quét rác, thế chẳng phải là 'thiên hạ bần cùng đệ nhất gia' đó sao".
Sau khi nghe những lời này, Càn Long vô cùng cảm thán trước trí tuệ của người ăn xin. Ngài đã hỏi han về thân thế của ông ta. Lúc này, người ăn xin này mới tiết lộ mình là một tú tài, quê ở Tứ Xuyên. Ông ta nhà nghèo không có tiền biếu giám khảo nên liên tục bị đánh trượt. Sau khi vợ qua đời, ông ta đã đến Giang Nam làm ăn xin.
Quá bất ngờ bởi sự nhanh nhạy này, Càn Long liền tự giới thiệu mình là Cao Thiên Tứ, một người bán mũ cho quan lại ở Bắc Kinh. Đồng thời, Càn Long cũng mời người này tới một quán rượu cùng ăn uống. Hai người vô cùng hợp gu, ngồi đàm đạo tới tận khuya.
Sáng hôm sau, người ăn xin vửa tỉnh giấc đã thấy một vị quan sai đứng đó báo tin rằng ông được hoàng thượng mời tới gặp. Đến khi yết kiến long nhan, người ăn xin mới biết hóa ra hoàng thượng chính là thương nhân đã cùng mình trò chuyện đêm qua. Càn Long luôn miệng khen ngợi người ăn xin, sau đó hoàng đế còn bổ nhiệm cho ông chức quan Đốc học phủ Tô Châu.
>>> Vua Càn Long và 4 cái "nhất" vang danh thiên hạ