Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Vệ tinh Smart SkyNet-1 01 hoạt động ở độ cao 20.000 km, trang bị công nghệ tân tiến nhằm cung cấp Internet tốc độ cao cho người dùng toàn cầu.
Vệ tinh đầu tiên trong mạng lưới Internet băng thông rộng Smart SkyNet đầy tham vọng của Trung Quốc - mạng lưới cạnh tranh với Starlink của công ty Mỹ Space X - phóng lên quỹ đạo Trái đất tầm trung hôm 9/5. Vệ tinh mang tên Zhihui Tianwang-1 01 hay Smart SkyNet-1 01, bay lên từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tây nam Trung Quốc, nhờ tên lửa Trường Chinh 3B. Smart SkyNet-1 01 do Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) cùng một số viện khác phát triển.
SpaceX, công ty vũ trụ của Elon Musk, đã thành công nhanh chóng trong việc cung cấp dịch vụ Internet từ không gian, phần lớn là do thiếu đối thủ cạnh tranh. Dự án Kuiper của Amazon đến nay mới chỉ phóng hai vệ tinh nguyên mẫu. Một nhà cung cấp khác, OneWeb, tập trung vào chế tạo mạng lưới vệ tinh trước và dự kiến bắt đầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng vào tháng 6 năm nay.
CASC là đơn vị đến sau trong sân chơi này. Tuy nhiên, CASC dự kiến đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và đạt tốc độ Internet 500 Gbps sớm nhất vào đầu năm 2025. Khác với Starlink hoạt động ở quỹ đạo Trái đất thấp, SkyNet-1 01 hoạt động ở độ cao 20.000 km, trong quỹ đạo Trái đất tầm trung - quỹ đạo cao từ 2.000 km đến 36.000 km. Đây cũng là khu vực hoạt động của các vệ tinh GPS.
SkyNet-1 01 có liên kết vi sóng tốc độ cao, liên kết laser hai chiều giữa các vệ tinh, nền tảng xử lý và chuyển tiếp kỹ thuật số. CASC dự định thử nghiệm các công nghệ cốt lõi của vệ tinh như liên lạc bằng laser trong không gian và giúp người dùng ở xa như châu Nam Cực và trên tàu thuyền ở Tây Ấn Độ Dương truy cập Internet.
CASC cho biết, sẽ có thêm 7 vệ tinh khác tham gia vào nhóm đầu tiên của Smart SkyNet, với khả năng mở rộng lên 16 hoặc 32 vệ tinh. Con số này có vẻ ít vì mạng lưới của OneWeb đã có hơn 600 vệ tinh, trong khi Starlink đang hướng đến mốc 6.000.
Tuy nhiên, không hoạt động riêng lẻ trong không gian, vệ tinh của CASC sẽ phối hợp với các vệ tinh khác của Trung Quốc đã ở sẵn trên quỹ đạo để nhanh chóng phủ sóng toàn cầu. Cụ thể, Smart SkyNet sẽ phối hợp với các vệ tinh của mạng lưới GuoWang và G60 Starlink - hoạt động ở quỹ đạo Trái đất thấp và quỹ đạo địa tĩnh cao hơn - với quy mô dự kiến khoảng 12.000 vệ tinh mỗi mạng lưới.
#TrungQuốcphóngvệtinh #VệtinhSmartSkyNet101 #Tênlửađẩytrườngchinh3b #VệtinhZhihuiTianwang101 #Internettốcđộcao
Vệ tinh đầu tiên trong mạng lưới Internet băng thông rộng Smart SkyNet đầy tham vọng của Trung Quốc - mạng lưới cạnh tranh với Starlink của công ty Mỹ Space X - phóng lên quỹ đạo Trái đất tầm trung hôm 9/5. Vệ tinh mang tên Zhihui Tianwang-1 01 hay Smart SkyNet-1 01, bay lên từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tây nam Trung Quốc, nhờ tên lửa Trường Chinh 3B. Smart SkyNet-1 01 do Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) cùng một số viện khác phát triển.
SpaceX, công ty vũ trụ của Elon Musk, đã thành công nhanh chóng trong việc cung cấp dịch vụ Internet từ không gian, phần lớn là do thiếu đối thủ cạnh tranh. Dự án Kuiper của Amazon đến nay mới chỉ phóng hai vệ tinh nguyên mẫu. Một nhà cung cấp khác, OneWeb, tập trung vào chế tạo mạng lưới vệ tinh trước và dự kiến bắt đầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng vào tháng 6 năm nay.
CASC là đơn vị đến sau trong sân chơi này. Tuy nhiên, CASC dự kiến đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và đạt tốc độ Internet 500 Gbps sớm nhất vào đầu năm 2025. Khác với Starlink hoạt động ở quỹ đạo Trái đất thấp, SkyNet-1 01 hoạt động ở độ cao 20.000 km, trong quỹ đạo Trái đất tầm trung - quỹ đạo cao từ 2.000 km đến 36.000 km. Đây cũng là khu vực hoạt động của các vệ tinh GPS.
SkyNet-1 01 có liên kết vi sóng tốc độ cao, liên kết laser hai chiều giữa các vệ tinh, nền tảng xử lý và chuyển tiếp kỹ thuật số. CASC dự định thử nghiệm các công nghệ cốt lõi của vệ tinh như liên lạc bằng laser trong không gian và giúp người dùng ở xa như châu Nam Cực và trên tàu thuyền ở Tây Ấn Độ Dương truy cập Internet.
CASC cho biết, sẽ có thêm 7 vệ tinh khác tham gia vào nhóm đầu tiên của Smart SkyNet, với khả năng mở rộng lên 16 hoặc 32 vệ tinh. Con số này có vẻ ít vì mạng lưới của OneWeb đã có hơn 600 vệ tinh, trong khi Starlink đang hướng đến mốc 6.000.
Tuy nhiên, không hoạt động riêng lẻ trong không gian, vệ tinh của CASC sẽ phối hợp với các vệ tinh khác của Trung Quốc đã ở sẵn trên quỹ đạo để nhanh chóng phủ sóng toàn cầu. Cụ thể, Smart SkyNet sẽ phối hợp với các vệ tinh của mạng lưới GuoWang và G60 Starlink - hoạt động ở quỹ đạo Trái đất thấp và quỹ đạo địa tĩnh cao hơn - với quy mô dự kiến khoảng 12.000 vệ tinh mỗi mạng lưới.
#TrungQuốcphóngvệtinh #VệtinhSmartSkyNet101 #Tênlửađẩytrườngchinh3b #VệtinhZhihuiTianwang101 #Internettốcđộcao