Homelander The Seven
I will laser every f****** one of you!
Sự tiến bộ vượt bậc của ChatGPT và công nghệ AI đã mở ra nhiều khả năng mới nhưng cũng kéo theo một làn sóng người dùng sử dụng công nghệ này để tạo ra các bản sao phong cách của những nghệ sĩ vĩ đại. Gần đây, đồng sáng lập Studio Ghibli Hayao Miyazaki trở thành tâm điểm chú ý khi hình ảnh AI mô phỏng phong cách của ông tràn ngập mạng xã hội. Thậm chí, CEO Sam Altman của OpenAI còn đổi ảnh đại diện trên X thành một hình ảnh liên quan đến Miyazaki để quảng bá.
Những hình ảnh AI này được cho là “theo phong cách Miyazaki,” nhưng theo nhà báo Financial Times Stephen Bush, chúng chỉ giống ở mức bề ngoài giống như cách một người có thể nói mình “giống” Will Smith chỉ vì cùng màu da và dáng người. Nếu nhìn kỹ, sự khác biệt sẽ hiện rõ. Các nhân vật trong hình AI không giao tiếp bằng mắt, thiếu đi sự tinh tế trong ánh sáng, bóng đổ, hay những chi tiết nhỏ như vết nứt trên gỗ, đá – những thứ làm nên linh hồn của Studio Ghibli. Chẳng hạn, một video YouTube “tái hiện” Chúa Nhẫn của Peter Jackson theo phong cách Miyazaki là ví dụ điển hình. Trong Cậu Bé và Chim Diệc của Ghibli, từng con vẹt đều được vẽ với biểu cảm riêng, còn orc trong trailer AI thì giống hệt nhau, thiếu cá tính.
Nhà báo Financial Times không cho rằng AI không thể tạo ra nghệ thuật. Nếu ai đó dành thời gian chỉnh sửa từng chi tiết, sử dụng AI như một cây cọ vẽ với sự tỉ mỉ, thì đó có thể là nghệ thuật dù nghe có vẻ rất vất vả. Nhưng những sản phẩm chỉ “giống” Miyazaki ở mức hời hợt thì không phải nghệ thuật. Stephen Bush nhận định rằng việc nhiều người nghĩ chúng là nghệ thuật vừa đáng lo vừa đáng tiếc.
Theo nhà báo Financial Times, chúng ta có xu hướng gán cho máy móc quyền uy không đáng có, và AI càng làm tăng nguy cơ này. Nếu dùng AI một cách mù quáng, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Nhưng nếu sử dụng đúng cách, AI có thể thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực, tăng năng suất và thịnh vượng.
Stephen Bush cho rằng điều trớ trêu là sự phát triển của AI nhắc nhở chúng ta một chân lý cũ: giáo dục quan trọng nhất là dạy kiến thức và sự hiểu biết, không chỉ kỹ năng. Hiểu biết giúp chúng ta nhìn sâu hơn – từ chi tiết trên một vỉa hè hoạt hình của Miyazaki đến một đề xuất từ máy móc. Chỉ khi nhìn kỹ, chúng ta mới thấy được giá trị thật và tránh được những sai lầm từ việc quá tin vào công nghệ.
#cơnsốtGhiblitrênChatGPT
Những hình ảnh AI này được cho là “theo phong cách Miyazaki,” nhưng theo nhà báo Financial Times Stephen Bush, chúng chỉ giống ở mức bề ngoài giống như cách một người có thể nói mình “giống” Will Smith chỉ vì cùng màu da và dáng người. Nếu nhìn kỹ, sự khác biệt sẽ hiện rõ. Các nhân vật trong hình AI không giao tiếp bằng mắt, thiếu đi sự tinh tế trong ánh sáng, bóng đổ, hay những chi tiết nhỏ như vết nứt trên gỗ, đá – những thứ làm nên linh hồn của Studio Ghibli. Chẳng hạn, một video YouTube “tái hiện” Chúa Nhẫn của Peter Jackson theo phong cách Miyazaki là ví dụ điển hình. Trong Cậu Bé và Chim Diệc của Ghibli, từng con vẹt đều được vẽ với biểu cảm riêng, còn orc trong trailer AI thì giống hệt nhau, thiếu cá tính.

Nhà báo Financial Times không cho rằng AI không thể tạo ra nghệ thuật. Nếu ai đó dành thời gian chỉnh sửa từng chi tiết, sử dụng AI như một cây cọ vẽ với sự tỉ mỉ, thì đó có thể là nghệ thuật dù nghe có vẻ rất vất vả. Nhưng những sản phẩm chỉ “giống” Miyazaki ở mức hời hợt thì không phải nghệ thuật. Stephen Bush nhận định rằng việc nhiều người nghĩ chúng là nghệ thuật vừa đáng lo vừa đáng tiếc.
- Đáng tiếc vì nếu bạn chỉ nhìn bản sao mà không cảm nhận được vẻ đẹp của bản gốc, bạn đang bỏ lỡ niềm vui thực sự từ tác phẩm của Studio Ghibli. Nếu bạn nghĩ mình thích Ghibli nhưng không để tâm đến chất lượng nghệ thuật, bạn đang tự tước đi trải nghiệm trọn vẹn.
- Đáng lo vì AI đang được ứng dụng để tiết kiệm thời gian trong nhiều lĩnh vực, từ công việc đến chính sách công. Ví dụ, ở Anh, chính phủ đang thử dùng AI để giảm tải việc chấm điểm và quản lý hành chính trong giáo dục, giúp giáo viên có thêm thời gian. Trong y tế, một thử nghiệm của Palantir đã giúp bác sĩ tiết kiệm hàng giờ làm việc. Nhưng nếu chúng ta quá tin tưởng AI mà không kiểm soát, rủi ro sẽ rất lớn.

Theo nhà báo Financial Times, chúng ta có xu hướng gán cho máy móc quyền uy không đáng có, và AI càng làm tăng nguy cơ này. Nếu dùng AI một cách mù quáng, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Nhưng nếu sử dụng đúng cách, AI có thể thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực, tăng năng suất và thịnh vượng.
Stephen Bush cho rằng điều trớ trêu là sự phát triển của AI nhắc nhở chúng ta một chân lý cũ: giáo dục quan trọng nhất là dạy kiến thức và sự hiểu biết, không chỉ kỹ năng. Hiểu biết giúp chúng ta nhìn sâu hơn – từ chi tiết trên một vỉa hè hoạt hình của Miyazaki đến một đề xuất từ máy móc. Chỉ khi nhìn kỹ, chúng ta mới thấy được giá trị thật và tránh được những sai lầm từ việc quá tin vào công nghệ.
#cơnsốtGhiblitrênChatGPT