Máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới tái khởi động sau 3 năm để tìm "lực thứ 5 của tự nhiên"

nhhgiap

Pearl
Sau ba năm gián đoạn, máy gia tốc hạt lớn (LHC) nhất thế giới chính thức tái hoạt động và đang quay trở lại với việc thăm dò bản chất cơ bản của thực tế.
Máy gia tốc hạt mạnh nhất, lớn nhất thế giới, được đặt tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) gần Geneva, Thụy Sĩ, được khởi động trở lại sau khi ngừng hoạt động để bảo trì, sửa chữa và nâng cấp vào năm 2018.

Máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới tái khởi động sau 3 năm để tìm lực thứ 5 của tự nhiên
Máy gia tốc hạt hay "máy đập nguyên tử" là một vòng nam châm dài 27 km, dẫn các chùm hạt mang điện với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, khiến chúng va chạm tại bốn điểm giao nhau. Những va chạm này được thu nhận bởi các máy dò, cho phép các nhà vật lý học nghiên cứu chúng, mở rộng kho kiến thức về vật lý hạt. Cỗ máy này là nơi khai sinh cho một loạt khám phá đáng kinh ngạc về vật lý cơ bản và cấu tạo chung của vật chất và vũ trụ.
Vào sáng thứ Sáu (22/4), hai chùm proton đã bắt đầu lưu thông theo các hướng ngược nhau xung quanh thiết bị, CERN đã tweet.
“Hôm nay là một ngày đặc biệt với chúng tôi. Việc ngừng hoạt động kéo dài là để nâng cấp máy móc, nâng cấp kim phun, tạo ra nhiều chùm sáng hơn nhằm tăng số lượng va chạm trong LHC”, Rende Steerenberg, người đứng đầu nhóm hoạt động của bộ phận chùm tia CERN cho biết trong một video quảng cáo.
Tiến sĩ Sam Harper, nhà vật lý tại CERN, nói với BBC rằng việc khởi động lại LHC sẽ cho ông cơ hội tiếp tục tìm kiếm "lực thứ năm của tự nhiên" (bên cạnh các lực như lực hấp dẫn, lực điện từ và lực hạt nhân mạnh và yếu).
Tiến sĩ Mitesh Patel, nhà vật lý hạt tại Đại học Hoàng gia London, cho biết ông cảm thấy "lạc quan hơn" về hành trình giải thích sự phân rã nhanh chóng của các hạt được gọi là quark, một loại hạt nhỏ hơn proton, neutron và nguyên tử.
LHC mở cửa trở lại trong bối cảnh nó liên tục bị chỉ trích vì không hoàn thành mục tiêu giải thích điều không giải thích được. Nó bắt đầu hoạt động vào năm 2008 với mục tiêu tìm kiếm boson Higgs, một hạt được đề xuất vào năm 1964 trong nghiên cứu giải thích tại sao một số hạt có khối lượng. Vào năm 2012, LHC đã định vị hạt đó thành công, hoàn thành Mô hình Chuẩn của Vật lý Hạt (lý thuyết hoạt động hiện tại của vật lý hạ nguyên tử).
Vị trí của hạt Higgs Boson đã đưa ra các lý thuyết về một loại hạt mới, hạt "siêu đối xứng", cấu thành vật chất tối - các hạt trong không gian không hấp thụ, phát ra hoặc phản xạ ánh sáng. Dù LHC chưa phát hiện ra dấu vết của những hạt này, giới vật lý tin rằng khi khởi động lại nó sẽ cho phép họ tìm ra dữ liệu liên quan.
Nguồn: VICE
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top