VNR Content
Pearl
Meta (trước đây là Facebook) vừa có bài chia sẻ về mục tiêu trở thành ứng dụng nhắn tin riêng tư an toàn của Messsenger.
Hướng tiếp cận phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó của Messenger đang tạo ra một khuôn khổ an toàn để người dùng có được sự bảo vệ mà họ đáng có. Bà Antigone Davis, Giám đốc Toàn cầu về An toàn của Meta (trước đây là Facebook) chia sẻ về mục tiêu trở thành ứng dụng nhắn tin riêng tư an toàn của Messsenger.
Mục tiêu của Messenger là trở thành ứng dụng nhắn tin riêng tư an toàn bằng cách bảo vệ người dùng khỏi bị lạm dụng mà không làm suy yếu mã hóa.
Theo đó, Messenger xây dựng và triển khai mã hóa đầu cuối (E2EE) mặc định trên cả Messenger và Instagram DM (tin nhắn trực tiếp trên Instagram). Mã hóa đầu cuối được thiết kế để chỉ người gửi và người nhận có thể tiếp cận với tin nhắn, từ đó bảo vệ tin nhắn riêng tư của người dùng. Mã hóa sẽ giúp các thông tin nhạy cảm như hình ảnh, thông tin ngân hàng được an toàn khi bạn chia sẻ với gia đình và bạn bè.
Hướng tiếp cận bảo vệ toàn diện của Messenger, với 3 mũi nhọn phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó, đang giúp tạo ra một khuôn khổ an toàn cho phép người dùng trải nghiệm hoạt động nhắn tin.
Ngăn chặn việc lạm dụng ngay từ đầu là cách tốt nhất để giữ an toàn cho mọi người.
Ví dụ, nếu một người dùng trưởng thành liên tục thiết lập hồ sơ mới và cố gắng kết nối với trẻ vị thành niên mà họ không quen biết, hoặc nhắn tin cho một số lượng lớn người lạ, Messenger có thể can thiệp như là ngăn không cho người này tương tác với trẻ vị thành niên. Messenger cũng có thể thiết lập mặc định các tài khoản của người dùng vị thành niên ở chế độ riêng tư hoặc “chỉ dành cho bạn bè”. Hiện công tác đã bắt đầu được triển khai trên Instagram và Facebook.
Những lưu ý an toàn trên Messenger dưới dạng các biểu ngữ (banner) cung cấp mẹo phát hiện những hành vi đáng ngờ và đề xuất chặn, báo xấu hoặc bỏ qua/hạn chế ai đó khả nghi, cũng cho thấy hiệu quả to lớn. Messenger đã phát triển các mẹo an toàn này bằng cách sử dụng công nghệ máy học giúp người dùng tránh các hành vi lừa đảo, phát hiện các hành vi mạo danh, và khẩn cấp nhất là báo cáo về những người dùng khả nghi có dấu hiệu tiếp cận trẻ vị thành niên. Chỉ riêng trong tháng vừa qua, những biểu ngữ an toàn của Messenger – hoạt động trên nguyên tắc mã hóa đầu cuối - đã tiếp cận hơn 100 triệu người dùng trên khắp toàn cầu.
Đơn cử như gần đây, Messenger chính thức giới thiệu bộ lọc Từ Ẩn (Hidden Words) trên Instagram, cho phép mọi người chỉ định những từ, cụm từ hay biểu tượng cảm xúc nào họ cho là nhạy cảm, có yếu tố xúc phạm và sẽ xếp vào một Thư mục Ẩn (Hidden Folder). Messenger cũng mặc định lọc ra một danh sách các từ ngữ, hashtag và biểu tượng cảm xúc tiềm ẩn nguy cơ xúc phạm, ngay cả khi chúng không vi phạm các quy định của nền tảng. Đây cũng là một phần trong nỗ lực triển khai một hướng tiếp cận toàn diện hơn về vấn đề an toàn.
Người dùng có thể chặn các liên hệ không mong muốn trên Messenger.
Với việc người dùng hiện có thể chặn các liên hệ không mong muốn trong Messenger, nền tảng cũng đang giới thiệu tính năng cho phép người dùng chặn liên kết xuyên suốt trên hai nền tảng Instagram và Messenger. Tính năng được bật mặc định cho những người dùng được xác định trong độ tuổi vị thành niên, giúp họ dễ dàng chặn những người dùng lạ.
Mục tiêu của Messenger là khuyến khích người dùng – nhất là người dùng trẻ tuổi, chủ động báo cáo các tình huống xấu. Hiệu quả của việc tăng khả năng tiếp cận tính năng báo cáo được phản ánh qua số lượt báo cáo tăng gần 50% qua từng năm, cho thấy rõ nỗ lực của nền tảng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trên Messenger và Instagram DM.
Người dùng có thể chọn “nội dung liên quan đến trẻ em” trong tùy chọn báo cáo nguy hại.
Messenger cho biết sẽ tiếp tục áp dụng Các tiêu chuẩn cộng đồng của mình trên cả Messenger và Instagram DM bằng mã hóa đầu cuối. Việc báo cáo sẽ giải mã các phần của cuộc trò chuyện đã được mã hóa và không thể xem được trước đó, giúp nền tảng can thiệp tức thì với các hành vi vi phạm – bao gồm lừa đảo, bắt nạt, quấy rối hay bạo lực.
Messenger cũng khuyến cáo người dùng không chia sẻ những nội dung độc hại, ngay cả khi họ đang phẫn nộ. Chiến dịch toàn cầu mang tên “Hãy báo cáo, Đừng chia sẻ” là một nỗ lực để nhắc nhở mọi người về tác hại khôn lường của việc chia sẻ các nội dung xấu, vốn đi ngược với các chính sách của nền tảng và có thể phải gánh chịu các hậu quả pháp lý.
Hướng tiếp cận phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó của Messenger đang tạo ra một khuôn khổ an toàn để người dùng có được sự bảo vệ mà họ đáng có. Bà Antigone Davis, Giám đốc Toàn cầu về An toàn của Meta (trước đây là Facebook) chia sẻ về mục tiêu trở thành ứng dụng nhắn tin riêng tư an toàn của Messsenger.
Theo đó, Messenger xây dựng và triển khai mã hóa đầu cuối (E2EE) mặc định trên cả Messenger và Instagram DM (tin nhắn trực tiếp trên Instagram). Mã hóa đầu cuối được thiết kế để chỉ người gửi và người nhận có thể tiếp cận với tin nhắn, từ đó bảo vệ tin nhắn riêng tư của người dùng. Mã hóa sẽ giúp các thông tin nhạy cảm như hình ảnh, thông tin ngân hàng được an toàn khi bạn chia sẻ với gia đình và bạn bè.
Hướng tiếp cận bảo vệ toàn diện của Messenger, với 3 mũi nhọn phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó, đang giúp tạo ra một khuôn khổ an toàn cho phép người dùng trải nghiệm hoạt động nhắn tin.
Ngăn chặn lạm dụng
Ngăn chặn việc lạm dụng ngay từ đầu là cách tốt nhất để giữ an toàn cho mọi người. Trong môi trường được mã hóa đầu cuối, Messenger sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để chủ động phát hiện các tài khoản có hành vi độc hại thay vì quét các tin nhắn riêng tư của người dùng. Công nghệ máy học sẽ xem xét các phần không được mã hóa trên nền tảng- như thông tin tài khoản và ảnh được tải công khai - để phát hiện hoạt động đáng ngờ và hành vi lạm dụng.Ví dụ, nếu một người dùng trưởng thành liên tục thiết lập hồ sơ mới và cố gắng kết nối với trẻ vị thành niên mà họ không quen biết, hoặc nhắn tin cho một số lượng lớn người lạ, Messenger có thể can thiệp như là ngăn không cho người này tương tác với trẻ vị thành niên. Messenger cũng có thể thiết lập mặc định các tài khoản của người dùng vị thành niên ở chế độ riêng tư hoặc “chỉ dành cho bạn bè”. Hiện công tác đã bắt đầu được triển khai trên Instagram và Facebook.
Những lưu ý an toàn trên Messenger dưới dạng các biểu ngữ (banner) cung cấp mẹo phát hiện những hành vi đáng ngờ và đề xuất chặn, báo xấu hoặc bỏ qua/hạn chế ai đó khả nghi, cũng cho thấy hiệu quả to lớn. Messenger đã phát triển các mẹo an toàn này bằng cách sử dụng công nghệ máy học giúp người dùng tránh các hành vi lừa đảo, phát hiện các hành vi mạo danh, và khẩn cấp nhất là báo cáo về những người dùng khả nghi có dấu hiệu tiếp cận trẻ vị thành niên. Chỉ riêng trong tháng vừa qua, những biểu ngữ an toàn của Messenger – hoạt động trên nguyên tắc mã hóa đầu cuối - đã tiếp cận hơn 100 triệu người dùng trên khắp toàn cầu.
Nhiều lựa chọn và quyền kiểm soát hơn cho mọi người
Ngoài nỗ lực ngăn chặn những hành vi xấu, Messenger cũng đem đến cho người dùng nhiều quyền kiểm soát đối với hộp tin nhắn của mình hơn, để có được những trải nghiệm đa dạng mà họ mong muốn.Đơn cử như gần đây, Messenger chính thức giới thiệu bộ lọc Từ Ẩn (Hidden Words) trên Instagram, cho phép mọi người chỉ định những từ, cụm từ hay biểu tượng cảm xúc nào họ cho là nhạy cảm, có yếu tố xúc phạm và sẽ xếp vào một Thư mục Ẩn (Hidden Folder). Messenger cũng mặc định lọc ra một danh sách các từ ngữ, hashtag và biểu tượng cảm xúc tiềm ẩn nguy cơ xúc phạm, ngay cả khi chúng không vi phạm các quy định của nền tảng. Đây cũng là một phần trong nỗ lực triển khai một hướng tiếp cận toàn diện hơn về vấn đề an toàn.
Với việc người dùng hiện có thể chặn các liên hệ không mong muốn trong Messenger, nền tảng cũng đang giới thiệu tính năng cho phép người dùng chặn liên kết xuyên suốt trên hai nền tảng Instagram và Messenger. Tính năng được bật mặc định cho những người dùng được xác định trong độ tuổi vị thành niên, giúp họ dễ dàng chặn những người dùng lạ.
Đối phó với những nguy cơ
Tính năng báo cáo là một công cụ cần thiết để mọi người giữ an toàn và giúp Messenger ứng phó với lạm dụng một cách hiệu quả. Để việc báo cáo nguy cơ cũng như phát hiện những kẻ lừa đảo, mạo danh dễ dàng hơn, tính năng báo cáo đã được thiết kế lại để nổi bật hơn trên Messenger. Đặc biệt, Messenger cũng cải thiện tính năng báo cáo các nội dung vi phạm những chính sách liên quan đến bóc lột trẻ em. Người dùng có thể chọn “nội dung liên quan đến trẻ em” trong tùy chọn báo cáo nguy hại để được ưu tiên xem xét và xử lý.Mục tiêu của Messenger là khuyến khích người dùng – nhất là người dùng trẻ tuổi, chủ động báo cáo các tình huống xấu. Hiệu quả của việc tăng khả năng tiếp cận tính năng báo cáo được phản ánh qua số lượt báo cáo tăng gần 50% qua từng năm, cho thấy rõ nỗ lực của nền tảng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trên Messenger và Instagram DM.
Messenger cho biết sẽ tiếp tục áp dụng Các tiêu chuẩn cộng đồng của mình trên cả Messenger và Instagram DM bằng mã hóa đầu cuối. Việc báo cáo sẽ giải mã các phần của cuộc trò chuyện đã được mã hóa và không thể xem được trước đó, giúp nền tảng can thiệp tức thì với các hành vi vi phạm – bao gồm lừa đảo, bắt nạt, quấy rối hay bạo lực.
Messenger cũng khuyến cáo người dùng không chia sẻ những nội dung độc hại, ngay cả khi họ đang phẫn nộ. Chiến dịch toàn cầu mang tên “Hãy báo cáo, Đừng chia sẻ” là một nỗ lực để nhắc nhở mọi người về tác hại khôn lường của việc chia sẻ các nội dung xấu, vốn đi ngược với các chính sách của nền tảng và có thể phải gánh chịu các hậu quả pháp lý.