Một con tàu đã đi đến tận cùng Trái Đất và phát hiện ra 100 dạng sống mới

Bui Nhat Minh
Bui Nhat Minh
Phản hồi: 0

Bui Nhat Minh

Intern Writer
1747044178600.png

Từ ngày 8/1 đến 11/2, tàu nghiên cứu Falkor (too) của Viện Đại dương Schmidt (SOI) đã thực hiện một chuyến thám hiểm đáng kinh ngạc tại vùng biển Đông Nam Thái Bình Dương. Trong hành trình kéo dài hơn một tháng này, con tàu đã lập bản đồ hơn 20.000 dặm vuông đáy biển, khám phá 10 ngọn núi ngầm, và đặc biệt là phát hiện khoảng 100 loài sinh vật biển mới.

Các loài mới bao gồm tôm hùm ngồi xổm, nhím biển, bọt biển thủy tinh và nhiều sinh vật nhỏ bé khác như giáp xác chân chèo. Điều thú vị là mỗi ngọn núi ngầm được khảo sát đều sở hữu một hệ sinh thái riêng biệt, từ rạn san hô biển sâu đến những "khu vườn" bọt biển kỳ lạ. Nhà sinh vật học Javier Sellanes, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho biết ông rất ngạc nhiên trước sự phong phú và độc đáo của hệ sinh vật tại những nơi xa xôi này.

Một trong những điểm đến chính của đoàn là dãy núi Nazca và Salas y Gómez, nơi có tới 200 ngọn núi ngầm trải dài từ bờ biển Chile tới Đảo Phục Sinh. Khu vực này có sự đa dạng sinh học cao đến mức các nhà khoa học đang kêu gọi mở rộng vùng bảo tồn biển để bảo vệ các hệ sinh thái quý giá vừa được phát hiện.

Phát hiện bốn ngọn núi ngầm chưa từng được biết đến​

Ngoài sinh vật biển, Falkor (too) còn ghi dấu thêm vào bản đồ thế giới bốn ngọn núi dưới biển chưa từng được biết tới, trong đó có một ngọn cao tới hơn 2 dặm. Một trong số này được đặt tên là Solito nghĩa là "một mình" trong tiếng Tây Ban Nha vì nó nằm tách biệt giữa lòng đại dương mênh mông.

Để đạt được những phát hiện này, Falkor (too) đã sử dụng hàng loạt công nghệ hiện đại: hệ thống cảm biến âm thanh, máy dò đa tia, và quan trọng nhất là robot lặn sâu có thể xuống tới độ sâu gần 4 km dưới mặt nước. Có thể nói, con tàu không khác gì một phòng thí nghiệm khoa học nổi, hoạt động như kính viễn vọng James Webb nhưng dành cho đại dương thay vì vũ trụ.

Đại dương sâu thẳm có lẽ còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá, giống như không gian ngoài vũ trụ. Nhưng với mỗi chuyến đi như của Falkor (too), loài người lại tiến thêm một bước trong hành trình hiểu rõ hơn hành tinh của chính mình. (popularmechanics)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top