Hoàng Anh
Moderator
Trạm 5G chuẩn mở Open RAN, phát triển bởi Viettel trên nền tảng Qualcomm, sẽ được triển khai tại Việt Nam từ đầu năm 2025 và hướng đến thị trường quốc tế sau đó.
Tại hội thảo 5G ORAN Vietnam Connect 2024, diễn ra ngày 13/11 tại Hà Nội, Viettel công bố thành công trong việc phát triển các trạm 5G Open RAN, sẵn sàng cho thương mại hóa. Nhà mạng dự kiến lắp đặt hơn 300 trạm tại một số tỉnh thành vào đầu năm 2025, sau đó mở rộng quy mô và phân phối quốc tế.
Trạm phát sóng 5G Open RAN do Viettel phát triển trên nền tảng Qualcomm
RAN là phần truyền dẫn vô tuyến kết nối thiết bị người dùng với mạng, trước khi được xử lý bởi mạng lõi. Trước đây, hệ thống RAN truyền thống thường là một hệ thống "đóng", cung cấp bởi một nhà sản xuất duy nhất và khó tương thích với thiết bị của các hãng khác. Với Open RAN, các nhà mạng có thể linh hoạt sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, tối ưu chi phí và tăng hiệu quả khai thác.
Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ - Bộ Thông tin và Truyền thông, đây là dấu mốc quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam, khi trước đây khoảng 90% trong số hơn 300.000 trạm gốc di động đều do ba nhà cung cấp nước ngoài sản xuất, gây khó khăn cho các nhà cung cấp mới. "Open RAN không chỉ tăng tính linh hoạt mà còn giảm phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất, phù hợp với định hướng về chủ quyền và khả năng chống chịu của mạng viễn thông Việt Nam," ông Nghĩa chia sẻ.
Viettel High Tech (VHT), đơn vị phát triển trạm 5G Open RAN của Viettel, cho biết dự án có sự tham gia của hơn 500 kỹ sư, trong đó Viettel phụ trách thiết kế hệ thống, phát triển phần mềm và phần cứng, còn Qualcomm đảm nhiệm phát triển chipset 5G. "Sự hợp tác này giúp rút ngắn đáng kể thời gian phát triển sản phẩm," ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng giám đốc VHT, chia sẻ tại sự kiện.
Hội thảo "5G Open RAN Connect 2024" là sự kiện đầu tiên về lĩnh vực Open RAN ở Việt Nam
Ông Hà cũng khẳng định giải pháp Open RAN của Viettel đã đạt mức thương mại hóa, với các chỉ số kỹ thuật về tốc độ download, upload, vùng phủ sóng, số lượng người dùng, và mức tiêu hao năng lượng tương đương các mạng 5G truyền thống. Đặc biệt, chuẩn mở giúp giảm chi phí đầu tư và vận hành, tạo điều kiện phổ cập công nghệ 5G nhanh chóng hơn.
Phó Chủ tịch Qualcomm, ông O.H Kwon, nhấn mạnh rằng "đây là trạm 5G Open RAN đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset Qualcomm." Ông cho biết kế hoạch phát triển này bắt đầu từ cuộc gặp năm 2019 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam với lãnh đạo hai tập đoàn. Đến năm 2022, đội ngũ kỹ sư hai bên đã bắt đầu hợp tác để tạo ra sản phẩm thương mại hóa ngày hôm nay, và Qualcomm cam kết sẽ hỗ trợ đưa sản phẩm ra toàn cầu.
VHT cho biết, với việc hoàn thiện các trạm phát sóng 5G Open RAN, công ty đã xây dựng đầy đủ danh mục giải pháp 5G từ mạng lõi đến các trạm phát RAN, đáp ứng nhu cầu cho cả mạng riêng và mạng công cộng.
Tại hội thảo 5G ORAN Vietnam Connect 2024, diễn ra ngày 13/11 tại Hà Nội, Viettel công bố thành công trong việc phát triển các trạm 5G Open RAN, sẵn sàng cho thương mại hóa. Nhà mạng dự kiến lắp đặt hơn 300 trạm tại một số tỉnh thành vào đầu năm 2025, sau đó mở rộng quy mô và phân phối quốc tế.
Trạm phát sóng 5G Open RAN do Viettel phát triển trên nền tảng Qualcomm
RAN là phần truyền dẫn vô tuyến kết nối thiết bị người dùng với mạng, trước khi được xử lý bởi mạng lõi. Trước đây, hệ thống RAN truyền thống thường là một hệ thống "đóng", cung cấp bởi một nhà sản xuất duy nhất và khó tương thích với thiết bị của các hãng khác. Với Open RAN, các nhà mạng có thể linh hoạt sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, tối ưu chi phí và tăng hiệu quả khai thác.
Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ - Bộ Thông tin và Truyền thông, đây là dấu mốc quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam, khi trước đây khoảng 90% trong số hơn 300.000 trạm gốc di động đều do ba nhà cung cấp nước ngoài sản xuất, gây khó khăn cho các nhà cung cấp mới. "Open RAN không chỉ tăng tính linh hoạt mà còn giảm phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất, phù hợp với định hướng về chủ quyền và khả năng chống chịu của mạng viễn thông Việt Nam," ông Nghĩa chia sẻ.
Viettel High Tech (VHT), đơn vị phát triển trạm 5G Open RAN của Viettel, cho biết dự án có sự tham gia của hơn 500 kỹ sư, trong đó Viettel phụ trách thiết kế hệ thống, phát triển phần mềm và phần cứng, còn Qualcomm đảm nhiệm phát triển chipset 5G. "Sự hợp tác này giúp rút ngắn đáng kể thời gian phát triển sản phẩm," ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng giám đốc VHT, chia sẻ tại sự kiện.
Hội thảo "5G Open RAN Connect 2024" là sự kiện đầu tiên về lĩnh vực Open RAN ở Việt Nam
Ông Hà cũng khẳng định giải pháp Open RAN của Viettel đã đạt mức thương mại hóa, với các chỉ số kỹ thuật về tốc độ download, upload, vùng phủ sóng, số lượng người dùng, và mức tiêu hao năng lượng tương đương các mạng 5G truyền thống. Đặc biệt, chuẩn mở giúp giảm chi phí đầu tư và vận hành, tạo điều kiện phổ cập công nghệ 5G nhanh chóng hơn.
Phó Chủ tịch Qualcomm, ông O.H Kwon, nhấn mạnh rằng "đây là trạm 5G Open RAN đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset Qualcomm." Ông cho biết kế hoạch phát triển này bắt đầu từ cuộc gặp năm 2019 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam với lãnh đạo hai tập đoàn. Đến năm 2022, đội ngũ kỹ sư hai bên đã bắt đầu hợp tác để tạo ra sản phẩm thương mại hóa ngày hôm nay, và Qualcomm cam kết sẽ hỗ trợ đưa sản phẩm ra toàn cầu.
VHT cho biết, với việc hoàn thiện các trạm phát sóng 5G Open RAN, công ty đã xây dựng đầy đủ danh mục giải pháp 5G từ mạng lõi đến các trạm phát RAN, đáp ứng nhu cầu cho cả mạng riêng và mạng công cộng.