VNR Content
Pearl
"Một số nhà máy lọc dầu sẽ thanh toán bằng các loại tiền tệ khác như Nhân dân tệ nếu các ngân hàng không sẵn sàng thanh toán giao dịch bằng USD ", một nguồn tin chính phủ Ấn Độ tiết lộ.
Vào tháng 6, Indian Oil Corp, khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga, đã trở thành nhà máy lọc dầu quốc doanh đầu tiên thanh toán một số giao dịch với Moscow bằng đồng Nhân dân tệ.
Hiện chưa thể xác định ngay số lượng dầu Nga mà Ấn Độ đã mua bằng đồng Nhân dân tệ, mặc dù họ đã thanh toán bằng đồng tiền tệ của Trung Quốc cho nhiều lô hàng.
Trung Quốc hiện cũng đã chuyển sang sử dụng đồng tiền nội địa trong cá phần lớn giao dịch năng lượng với Nga. Ngoài ra, tháng trước, Pakistan cũng giao dịch với Moscow bằng đồng tiền Trung Quốc.
Ảnh: Bangkok post
Đồng USD từ lâu vốn là đồng tiền dầu mỏ chính trên toàn cầu nhưng giờ đây đồng Nhân dân tệ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống tài chính của Nga vì Moscow đã tạm thời bị loại khỏi mạng lưới tài chính đồng USD và đồng euro bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật số và đổi mới tài chính trực thuộc Trường Kinh doanh Quốc tế của Đại học Chiết Giang Pan Helin, cho biết, động thái này sẽ tăng cường ảnh hưởng quốc tế của đồng Nhân dân tệ và tăng thị phần của đồng tiền này trong lưu thông và thanh toán toàn cầu, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy quá trình quốc tế hóa.
Dong Dengxin, Giám đốc Viện Tài chính và Chứng khoán thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, cho biết thêm, hiện trạng này sẽ đẩy nhanh quá trình phi đô la hóa ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.
Đồng Nhân dân tệ được nhiều nước chọn để thanh toán thay USD trong giao dịch với Nga. Ảnh: AFP
"Nó sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại quốc tế. Vì Ấn Độ và Nga đều là thành viên BRICS, việc họ sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán cũng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển đi theo con đường này", Dong nói.
Các nước BRICS đang đẩy mạnh nỗ lực thay thế việc sử dụng đồng đô la trong thương mại quốc tế. Nhóm này có thể sẽ thảo luận về tính khả thi của một loại tiền tệ chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi vào cuối năm nay.
Theo Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu, tỷ trọng toàn cầu của đồng Nhân dân tệ đã tăng từ 2,29% trong tháng 4 lên 2,54% trong tháng 5 và đồng Nhân dân tệ vẫn là đồng tiền mạnh thứ năm.
Từ lâu, Trung Quốc luôn kỳ vọng đồng Nhân dân tệ có thể sánh ngang với 4 đơn vị tiền tệ lớn của thế giới là: Đồng Đô la Mỹ, Yên Nhật, Bảng Anh và Euro châu Âu, trở thành trụ cột Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights – SDRs).
SDRs là một tài sản dự trữ quốc tế có lãi suất được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), được dùng như một đơn vị hạch toán của IMF và một số tổ chức quốc tế khác.
Vào tháng 6, Indian Oil Corp, khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga, đã trở thành nhà máy lọc dầu quốc doanh đầu tiên thanh toán một số giao dịch với Moscow bằng đồng Nhân dân tệ.
Ấn Độ mua dầu Nga bằng đồng tiền Trung Quốc
Được biết, ít nhất hai trong số ba nhà máy lọc dầu tư nhân của Ấn Độ cũng đang thanh toán một số hàng nhập khẩu của Nga bằng đồng Nhân dân tệ.Hiện chưa thể xác định ngay số lượng dầu Nga mà Ấn Độ đã mua bằng đồng Nhân dân tệ, mặc dù họ đã thanh toán bằng đồng tiền tệ của Trung Quốc cho nhiều lô hàng.
Trung Quốc hiện cũng đã chuyển sang sử dụng đồng tiền nội địa trong cá phần lớn giao dịch năng lượng với Nga. Ngoài ra, tháng trước, Pakistan cũng giao dịch với Moscow bằng đồng tiền Trung Quốc.
Đồng USD từ lâu vốn là đồng tiền dầu mỏ chính trên toàn cầu nhưng giờ đây đồng Nhân dân tệ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống tài chính của Nga vì Moscow đã tạm thời bị loại khỏi mạng lưới tài chính đồng USD và đồng euro bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Tín hiệu tích cực cho Bắc Kinh
Việc tăng cường áp dụng thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ là một tin tốt cho Trung Quốc, quốc gia đang tích cực thúc đẩy vai trò của đồng tiền này trong các hiệp định thương mại xuyên biên giới, cũng như trong nỗ lực dần dần thay thế đồng USD.Chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật số và đổi mới tài chính trực thuộc Trường Kinh doanh Quốc tế của Đại học Chiết Giang Pan Helin, cho biết, động thái này sẽ tăng cường ảnh hưởng quốc tế của đồng Nhân dân tệ và tăng thị phần của đồng tiền này trong lưu thông và thanh toán toàn cầu, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy quá trình quốc tế hóa.
Dong Dengxin, Giám đốc Viện Tài chính và Chứng khoán thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, cho biết thêm, hiện trạng này sẽ đẩy nhanh quá trình phi đô la hóa ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.
"Nó sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại quốc tế. Vì Ấn Độ và Nga đều là thành viên BRICS, việc họ sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán cũng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển đi theo con đường này", Dong nói.
Các nước BRICS đang đẩy mạnh nỗ lực thay thế việc sử dụng đồng đô la trong thương mại quốc tế. Nhóm này có thể sẽ thảo luận về tính khả thi của một loại tiền tệ chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi vào cuối năm nay.
Theo Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu, tỷ trọng toàn cầu của đồng Nhân dân tệ đã tăng từ 2,29% trong tháng 4 lên 2,54% trong tháng 5 và đồng Nhân dân tệ vẫn là đồng tiền mạnh thứ năm.
Từ lâu, Trung Quốc luôn kỳ vọng đồng Nhân dân tệ có thể sánh ngang với 4 đơn vị tiền tệ lớn của thế giới là: Đồng Đô la Mỹ, Yên Nhật, Bảng Anh và Euro châu Âu, trở thành trụ cột Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights – SDRs).
SDRs là một tài sản dự trữ quốc tế có lãi suất được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), được dùng như một đơn vị hạch toán của IMF và một số tổ chức quốc tế khác.