Mua màn hình và TV có cổng HDMI 2.1: xem kỹ kẻo bị lừa, có "HDMI 2.1 fake" đấy

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Không phải màn hình hay TV nào trang bị cổng cắm HDMI 2.1 cũng mang lại hiệu quả sử dụng như thế.
Thông thường, khi chọn mua một màn hình máy tính (PC monitor) hay TV, bạn sẽ chú ý đến cổng kết nối của sản phẩm có đạt chuẩn HDMI 2.1 hay không? Mọi thứ tưởng như rất đơn giản khi đã có nhãn dán chứng nhận “HDMI 2.1” rất rõ ràng, chỉ việc chọn loại nào có nhãn đó là yên tâm trải nghiệm cổng cắm nghe nhìn mới nhất.
Tuy nhiên, trang công nghệ TFTCentral mới đây có 1 bài điều tra phơi bày sự thật trái ngược hoàn toàn. Đôi khi, sản phẩm mà bạn mua có nhãn “HDMI 2.1” nhưng lại không đem về lợi ích nào tương ứng. Mọi chuyện bắt đầu từ 1
màn hình của Xiaomi mới ra mắt gần đây. Tuy được quảng cáo có 2 cổng HDMI 2.1, TFTCentral lại cho rằng nó chỉ có thể đáp ứng tương đương HDMI 2.0.
Mua màn hình và TV có cổng HDMI 2.1: xem kỹ kẻo bị lừa, có HDMI 2.1 fake đấy

Cổng HDMI 2.1 có lợi ích gì?

*Xem thêm: HDMI 2.1 là gì? HDMI 2.1 có tác dụng gì?
Thông thường, khi tìm mua 1 màn hình hay TV có trang bị HDMI 2.1, chúng ta sẽ hình dung ra những giá trị như truyền tải băng thông tốt hơn (48Gbps); hỗ trợ độ phân giải tối đa 10K; hỗ trợ tốc độ khung hình 120fps,... Các tính năng bổ sung về hiển thị như 10-bit HDR không nén, tần số quét biến thiên (VRR), ALLM,... Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào quảng cáo có trang bị HDMI 2.1 cũng sẽ mang đến những tính năng này.
Trong trường hợp của Xiaomi, công ty liệt kê rằng sản phẩm của mình có 2 cổng HDMI 2.1 đi kèm 1 dòng chú thích rất nhỏ. “Bởi vì sự phân mảnh của tiêu chuẩn HDMI, tiêu chuẩn HDMI 2.1 còn được chia thành TDMS (băng thông tương đương với cổng HDMI 2.0 cũ). Cổng HDMI 2.1 của sản phẩm này hỗ trợ giao thức TMDS, hỗ trợ tối đa lên tới 1.920 x 1.080 pixel, tần số quét lên tới 240Hz”. Như vậy, đây thực chất chỉ là cổng HDMI 2.0.

Mua màn hình và TV có cổng HDMI 2.1: xem kỹ kẻo bị lừa, có HDMI 2.1 fake đấy
Việc làm của Xiaomi xuất phát từ thực tế, HDMI 2.0 lại là 1 tập con nằm trong HDMI 2.1, cấu hình của nó nằm trong tiêu chuẩn mới về HDMI 2.1. Phía tổ chức quy định tiêu chuẩn HDMI đã phản hồi lại với TFTCentral rằng họ không còn cấp chứng nhận cho HDMI 2.0 nữa. Do vậy, nhãn dán “HDMI 2.0 không còn tồn tại” và các tính năng của HDMI 2.1 là tùy chọn.
Chỉ cần màn hình đáp ứng được tiêu chuẩn ở mức tối thiểu nhất (ngang cấu hình HDMI 2.0 ngày xưa) thì nó sẽ được gọi là… HDMI 2.1.

Vậy Xiaomi có làm gì sai hay không?

Không, về lý thì họ chỉ quảng cáo theo hướng dẫn của tổ chức quy định tiêu chuẩn. Tuy vậy, nó sẽ khiến người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Bởi cổng HDMI 2.1 trên các sản phẩm giá rẻ có thể chỉ đáp ứng được cấu hình của HDMI 2.0. Sau Xiaomi, có thể nhiều nhà sản xuất khác sẽ chỉ trang bị cổng cắm ở mức 2.0 để tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn đàng hoàng quảng cáo bằng nhãn “HDMI 2.1” trên hộp sản phẩm.
Mua màn hình và TV có cổng HDMI 2.1: xem kỹ kẻo bị lừa, có HDMI 2.1 fake đấy
Liệu người mua màn hình 240Hz của Xiaomi có nhận thức được chính xác về cổng "HDMI 2.1" trên sản phẩm này?
Việc màn hình máy tính hay TV của bạn thực sự trang bị HDMI tiêu chuẩn 2.0 hay 2.1, có lẽ hoàn toàn phụ thuộc vào… sự trung thực của nhà sản xuất.

Nguy cơ bị “hớ” khi mua theo nhãn quảng cáo

Theo lịch sử, ngay cả các hãng danh tiếng cũng có thể sử dụng những từ ngữ “bóng bẩy” nhất để kích thích doanh số bán hàng. Các nhà mạng có thể tùy ý gắn nhãn “4G” hay “5G” giả, các hãng TV lập lờ về độ phân giải hay tần số quét, còn các công ty sản xuất màn hình thì luôn nói quá về khả năng hiển thị HDR… Ai dám đảm bảo câu chuyện tương tự không lặp lại với HDMI?
Mua màn hình và TV có cổng HDMI 2.1: xem kỹ kẻo bị lừa, có HDMI 2.1 fake đấy
Trong tương lai, bạn có thể thấy những chiếc TV hay màn hình được gắn nhãn HDMI 2.1 nhưng thật chất không đủ băng thông 48Gbp để kéo 10K, Dynamic HDR,... Trước đây, bạn phải lo kiếm được sợi cáp HDMI đạt chuẩn, đủ băng thông, giờ thì lại phải kiểm tra luôn cả cổng kết nối nữa. Nếu không có đủ các điều kiện cần thiết, các lợi ích của HDMI 2.1 nêu ở trên sẽ không thể phát huy - do cable hoặc cổng chỉ đạt HDMI 2.0.
Thật may mắn, theo TFTCentral thì hiện tại, hầu như các nhà sản xuất đều sử dụng nhãn "HDMI 2.0" và "HDMI 2.1" đúng với cấu hình của sợi cable và cổng. Ít nhất thì trường hợp như của Xiaomi chưa thực sự phổ biến. Hy vọng các thương hiệu như Dell, Asus, HP, LG, Samsung,... vẫn giữ nguyên hình thức marketing cũ.
Nguồn:
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top