VNR Content
Pearl
Theo báo cáo mới của The Information, Mỹ đang xem xét việc cấm bán thiết bị tiên tiến cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Lệnh cấm này một khi được ban hành sẽ là một đòn chí mạng đối với quốc gia đông dân nhất thế giới, nơi đang nỗ lực từng ngày để đạt được mục tiêu tự cung cấp về công nghệ.
Báo cáo cho biết, các quy tắc được đề xuất sẽ gây ra áp lực vô cùng lớn đối với Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) – xưởng đúc chip hàng đầu của Trung Quốc, cũng như các nhà sản xuất chip đang được chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn như Hua Hong Semiconductor, ChangXin Memory Technologies (CXMT) và Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC). Tất cả các công ty này đều chế tạo chip dựa trên công nghệ cốt lõi của Mỹ ở nhiều mức độ khác nhau.
Tháng 12 năm 2020 vừa qua, SMIC đã được Bộ Thương mại Hoa Kỳ thêm vào “danh sách đen”, bị cấm nhập khẩu máy quang khắc EUV do công ty ASML của Hà Lan sản xuất. Đây là thiết bị không thể thiếu để sản xuất chip tiên tiến từ 7 nanomet trở xuống.
SMIC Trung Quốc đã bị Mỹ thêm vào "danh sách đen" vào năm 2020
Tuy nhiên, theo báo cáo, các công ty sản xuất thiết bị công nghệ kém tiên tiến hơn của Mỹ vẫn có thể bán cho SMIC khi được chính phủ nước này chấp thuận. SMIC đã và đang xem xét nhập khẩu thiết bị cho các nhà máy mới của mình ở Thâm Quyến và Bắc Kinh.
Đây không phải là lần đầu tiên SMIC phải đối mặt với những lời đe dọa cắt giảm nguyên vật liệu đến từ Mỹ. Vào tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo tuyên bố, Washington sẽ “thẳng tay đàn áp” SMIC và các nhà sản xuất chip Trung Quốc khác nếu họ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga về cuộc chiến ở Ukraine.
May mắn thay, Hua Hong Semiconductor, CXMT và YMTC - một công ty con của Tsinghua Unigoup – vẫn chưa bị liệt vào danh sách đen thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, theo tờ Financial Times, Mỹ đang xem xét các cáo buộc rằng YMTC đã vi phạm các quy tắc xử phạt khi cung cấp chip cho Huawei Technologies Co.
Arisa Liu, một nhà nghiên cứu chất bán dẫn tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan nhận định, Mỹ đã sẵn sàng để ban bố các lệnh cấm liên quan đến thiết bị công nghệ đối với Trung Quốc, tương tự như những gì nước này đã làm với Huawei.
Washington được cho là đang cân nhắc các hạn chế nhập khẩu đối với các công ty chip Trung Quốc
Trong hai năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực nâng cao công nghệ bán dẫn trong nước bằng cách cung cấp cho ngành này nhiều ưu đãi, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều công nghệ sản xuất trong nước hơn. Động thái này nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng chất bán dẫn của quốc gia này khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ, tình trạng thiếu chip toàn cầu kéo dài và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cho biết, Trung Quốc hay thậm chí là các nhà sản xuất chất bán dẫn mạnh như Nhật Bản và Hàn Quốc, hầu như không thể xây dựng một chuỗi cung ứng chip mà không có các công nghệ xuất xứ từ Mỹ.
Ông Liu giải thích: “Chúng ta có thể thấy rằng Mỹ đang tích cực đoàn kết các đồng minh của mình như Nhật Bản và Hàn Quốc để hình thành một chuỗi cung ứng chất bán dẫn riêng, tách biệt với Trung Quốc. Lệnh cấm bán thiết bị cho một số nhà sản xuất chip Trung Quốc sẽ là bước đầu tiên giúp Mỹ thực hiện được mục tiêu này”.
>>> LG và Samsung trình diễn tương lai của điện thoại màn hình gập.
Theo SCMP
Báo cáo cho biết, các quy tắc được đề xuất sẽ gây ra áp lực vô cùng lớn đối với Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) – xưởng đúc chip hàng đầu của Trung Quốc, cũng như các nhà sản xuất chip đang được chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn như Hua Hong Semiconductor, ChangXin Memory Technologies (CXMT) và Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC). Tất cả các công ty này đều chế tạo chip dựa trên công nghệ cốt lõi của Mỹ ở nhiều mức độ khác nhau.
Tháng 12 năm 2020 vừa qua, SMIC đã được Bộ Thương mại Hoa Kỳ thêm vào “danh sách đen”, bị cấm nhập khẩu máy quang khắc EUV do công ty ASML của Hà Lan sản xuất. Đây là thiết bị không thể thiếu để sản xuất chip tiên tiến từ 7 nanomet trở xuống.
Tuy nhiên, theo báo cáo, các công ty sản xuất thiết bị công nghệ kém tiên tiến hơn của Mỹ vẫn có thể bán cho SMIC khi được chính phủ nước này chấp thuận. SMIC đã và đang xem xét nhập khẩu thiết bị cho các nhà máy mới của mình ở Thâm Quyến và Bắc Kinh.
Đây không phải là lần đầu tiên SMIC phải đối mặt với những lời đe dọa cắt giảm nguyên vật liệu đến từ Mỹ. Vào tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo tuyên bố, Washington sẽ “thẳng tay đàn áp” SMIC và các nhà sản xuất chip Trung Quốc khác nếu họ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga về cuộc chiến ở Ukraine.
May mắn thay, Hua Hong Semiconductor, CXMT và YMTC - một công ty con của Tsinghua Unigoup – vẫn chưa bị liệt vào danh sách đen thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, theo tờ Financial Times, Mỹ đang xem xét các cáo buộc rằng YMTC đã vi phạm các quy tắc xử phạt khi cung cấp chip cho Huawei Technologies Co.
Arisa Liu, một nhà nghiên cứu chất bán dẫn tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan nhận định, Mỹ đã sẵn sàng để ban bố các lệnh cấm liên quan đến thiết bị công nghệ đối với Trung Quốc, tương tự như những gì nước này đã làm với Huawei.
Trong hai năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực nâng cao công nghệ bán dẫn trong nước bằng cách cung cấp cho ngành này nhiều ưu đãi, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều công nghệ sản xuất trong nước hơn. Động thái này nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng chất bán dẫn của quốc gia này khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ, tình trạng thiếu chip toàn cầu kéo dài và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cho biết, Trung Quốc hay thậm chí là các nhà sản xuất chất bán dẫn mạnh như Nhật Bản và Hàn Quốc, hầu như không thể xây dựng một chuỗi cung ứng chip mà không có các công nghệ xuất xứ từ Mỹ.
Ông Liu giải thích: “Chúng ta có thể thấy rằng Mỹ đang tích cực đoàn kết các đồng minh của mình như Nhật Bản và Hàn Quốc để hình thành một chuỗi cung ứng chất bán dẫn riêng, tách biệt với Trung Quốc. Lệnh cấm bán thiết bị cho một số nhà sản xuất chip Trung Quốc sẽ là bước đầu tiên giúp Mỹ thực hiện được mục tiêu này”.
>>> LG và Samsung trình diễn tương lai của điện thoại màn hình gập.
Theo SCMP