Mỹ “dạy dỗ” Ukraine hành xử thận trọng, Ba Lan đứng trước câu hỏi vì sao không đánh chặn tên lửa

Sau khi tên lửa S-300 do Nga sản xuất rơi xuống đất Ba Lan gần biên giới với Ukraine khiến hai dân thường thiệt mạng tối 15/11 vừa qua, Ukraine liên tục lặp lại tên lửa đó không phải của Ukraine mà là của Nga. Tổng thống Ukraine vẫn tiếp tục nói như vậy mặc dù Tổng thống Mỹ, các quan chức Nato và cả Ba Lan đều cho rằng đó là tên lửa do Ukraine đánh chặn bị trượt vào đất Ba Lan. Điều này rõ ràng đã làm “đại ca” Hoa Kỳ không hài lòng chút nào.
Mỹ “dạy dỗ” Ukraine hành xử thận trọng, Ba Lan đứng trước câu hỏi vì sao không đánh chặn tên lửa
Theo CNN, ông Biden đã không có cuộc điện đàm nào với Zelensky về vụ tên lửa rơi. Các nguồn tin cho hay Văn phòng Tổng thống Ukraine sau đó còn nhiều lần đề xuất điện đàm nhưng đã không có bất cứ cuộc trao đổi nào diễn ra giữa ông Biden và ông Zelensky. Thay vào đó, ông Jake Sullivan, Cố vấn an ninh quốc gia đã gọi điện tới văn phòng Tổng thống Ukraine, yêu cầu giới chức Ukraine "hành xử một cách thận trọng hơn khi đưa ra các tuyên bố".
Ở đây ta đều biết rằng, chỉ cần Mỹ và NATO xác định đó là tên lửa Nga thì có nghĩa chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra. Bởi vì, Ba Lan là một thành viên NATO, khi có một thành viên NATO bị tấn công thì tất cả các thành viên NATO khác cùng hợp lực lại hành động chống trả. Điều gì sẽ xảy ra khi các nước NATO tấn công trả đũa Nga? Và Nga không còn lựa chọn nào khác phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Thật không dám tưởng tượng tiếp theo.
Mỹ “dạy dỗ” Ukraine hành xử thận trọng, Ba Lan đứng trước câu hỏi vì sao không đánh chặn tên lửa
Jake Sulivan, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ (phải) gặp Zelensky tai Kiyv
Chính vì vậy, việc Zelensky liên tục khẳng định tên lửa không phải của Ukraine, nghĩa là của Nga, chẳng khác nào “ép” NATO phải ra tay với Nga? Và như chúng ta đã thấy, Mỹ và NATO đã ngay lập tức tháo được ngòi nổ chiến tranh rồi.
Lần này, Ukraine hẳn hiểu được vị trí của mình ở đâu, biết mình là ai rồi chứ?
Lại nói về Ba Lan. Sau khi tên lửa rơi xuống làm hai dân thường thiệt mạng, câu hỏi đặt ra là hệ thống phòng không của Ba Lan kiểu gì mà không phát hiện và đánh chặn được? Dù gì, Ba Lan cũng làn thành viên NATO, lại sát vách chiến trường nên chắc chắn phải được triển khai trang bị phòng không chuẩn NATO.
Về vấn đề này, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm nay cuối cùng cũng có lời giải thích: “Rất có thể đó là một vụ tai nạn. Tên lửa rơi cách biên giới 6km. Nó không bị đánh chặn. Đó là sự thật. Không một quốc gia nào trên thế giới sở hữu hệ thống phòng thủ có thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ, đặc biệt là ở khoảng cách ngắn như vậy từ biên giới”.

>> Sau khi rút khỏi Kherson, quân đội Nga vẫn kiểm soát hơn 80.000 km2, tình hình trên các mặt trận như thế nào?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top