Sasha
Moderator
Chính quyền tổng thổng Joe Biden đã hoàn tất khoản tài trợ 6,6 tỷ USD theo Đạo luật CHIPS cho TSMC, hai tháng trước khi tổng thống đắc cử Donald Trump lên nắm quyền.
Đạo luật CHIPS là một trong những chính sách đặc trưng của chính quyền Biden
Khoản tiền này sẽ được giải ngân theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào việc công ty đạt được các mốc quan trọng của dự án, nhưng TSMC dự kiến sẽ nhận được ít nhất 1 tỷ USD vào cuối năm nay, theo hãng tin Nikkei.
TSMC sẽ sản xuất chip 3 nanomet, 2 nm và A16 tại ba nhà máy ở Arizona, nâng tổng vốn đầu tư của công ty tại Mỹ lên 65 tỷ đô la.
Nhà máy đầu tiên tại Arizona của công ty cũng sẽ sản xuất chip 4 nm và 5 nm và đang trên đà bắt đầu sản xuất hàng loạt vào nửa đầu năm 2025. Hoạt động sản xuất tại nhà máy thứ hai dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2028 và nhà máy thứ ba vào cuối thập kỷ này, theo thông báo của TSMC.
Nanomet dùng để chỉ khoảng cách giữa các bóng bán dẫn trên một con chip. Con số nhỏ hơn thường biểu thị một con chip tiên tiến và mạnh mẽ hơn.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi sẽ sản xuất những con chip tiên tiến này tại Mỹ", Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo phát biểu với các phóng viên tại một cuộc họp báo vào ngày 14/11.
"TSMC đã xác nhận rằng tỷ lệ năng suất của họ, một chỉ số chính về hiệu quả của sản xuất chip ở Arizona cũng tốt như ở Đài Loan", Raimondo cho biết. "Điều đó thật không thể tin được. Thật khó để thực hiện ... và đây là lần đầu tiên điều này được thực hiện ở đây".
Ngoài khoản tài trợ 6,6 tỷ USD, TSMC cũng sẽ nhận được 5 tỷ USD tiền vay và có thể yêu cầu khoản tín dụng thuế đầu tư lên tới 25% chi phí vốn.
Công ty Đài Loan này là bên hưởng lợi lớn thứ hai của Đạo luật CHIPS, chỉ sau Intel, hãng được cấp 8,5 tỷ USD. Samsung của Hàn Quốc sẽ nhận được khoản tài trợ lớn thứ ba là 6,4 tỷ USD.
Bộ Thương mại Mỹ dưới thời tổng thống Joe Biden đã công bố các điều khoản sơ bộ cho hơn 36 tỷ USD trong số 39 tỷ USD tiền tài trợ sản xuất theo Đạo luật CHIPS. TSMC chỉ là dự án thứ hai đạt được các điều khoản cuối cùng cho đến nay. Nguồn tài trợ duy nhất khác theo Đạo luật CHIPS đã được hoàn thiện là nhà sản xuất chất bán dẫn Polar Semiconductors của Mỹ, được trao 123 triệu USD.
Sự trở lại của ông Donald Trump đã phủ bóng đen lên tương lai của Đạo luật CHIPS, nhằm mục đích đưa hoạt động sản xuất chất bán dẫn trở về Mỹ. Tổng thống mới đắc cử đã chỉ trích thỏa thuận lưỡng đảng này, gọi nó là "quá tệ" và đề xuất sử dụng thuế quan thay thế để thúc đẩy hoạt động sản xuất chất bán dẫn vào Mỹ.
Việc ký kết các thỏa thuận cuối cùng không để lại nhiều chỗ cho chính quyền Trump thay đổi các điều khoản vì "đó là một hợp đồng ràng buộc", một quan chức cấp cao của chính quyền cho biết. "Vì vậy, miễn là công ty đạt được các mốc quan trọng của mình, thì đó là một thỏa thuận ràng buộc theo hợp đồng để chính phủ tiến lên phía trước".
Theo Lael Brainard, cố vấn kinh tế quốc gia của Nhà Trắng và đồng chủ tịch Hội đồng chỉ đạo triển khai CHIPS, những động thái tương tự đang ở phía trước. "Trong hai tháng tới, bạn sẽ tiếp tục thấy Bộ Thương mại Mỹ hoàn thiện thêm nhiều khoản giải ngân, đảm bảo tiến độ đạt được cho đến nay sẽ được tiếp tục cho đến cuối thập kỷ", Brainard nói với các phóng viên vào ngày 14/11.
Một quan chức hành chính cấp cao cho biết mốc thời gian hoàn thiện giải ngân không bị đẩy nhanh bởi bất kỳ cân nhắc chính trị nào xung quanh sự thay đổi trong chính quyền. Tuy nhiên, quan chức này nói thêm rằng "bạn chắc chắn có thể mong đợi tiếp tục nghe thông báo về các hoạt động giải ngân cuối cùng này trong những tuần tới".
Đạo luật CHIPS là một trong những chính sách đặc trưng của chính quyền Biden
Khoản tiền này sẽ được giải ngân theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào việc công ty đạt được các mốc quan trọng của dự án, nhưng TSMC dự kiến sẽ nhận được ít nhất 1 tỷ USD vào cuối năm nay, theo hãng tin Nikkei.
TSMC sẽ sản xuất chip 3 nanomet, 2 nm và A16 tại ba nhà máy ở Arizona, nâng tổng vốn đầu tư của công ty tại Mỹ lên 65 tỷ đô la.
Nhà máy đầu tiên tại Arizona của công ty cũng sẽ sản xuất chip 4 nm và 5 nm và đang trên đà bắt đầu sản xuất hàng loạt vào nửa đầu năm 2025. Hoạt động sản xuất tại nhà máy thứ hai dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2028 và nhà máy thứ ba vào cuối thập kỷ này, theo thông báo của TSMC.
Nanomet dùng để chỉ khoảng cách giữa các bóng bán dẫn trên một con chip. Con số nhỏ hơn thường biểu thị một con chip tiên tiến và mạnh mẽ hơn.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi sẽ sản xuất những con chip tiên tiến này tại Mỹ", Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo phát biểu với các phóng viên tại một cuộc họp báo vào ngày 14/11.
"TSMC đã xác nhận rằng tỷ lệ năng suất của họ, một chỉ số chính về hiệu quả của sản xuất chip ở Arizona cũng tốt như ở Đài Loan", Raimondo cho biết. "Điều đó thật không thể tin được. Thật khó để thực hiện ... và đây là lần đầu tiên điều này được thực hiện ở đây".
Ngoài khoản tài trợ 6,6 tỷ USD, TSMC cũng sẽ nhận được 5 tỷ USD tiền vay và có thể yêu cầu khoản tín dụng thuế đầu tư lên tới 25% chi phí vốn.
Công ty Đài Loan này là bên hưởng lợi lớn thứ hai của Đạo luật CHIPS, chỉ sau Intel, hãng được cấp 8,5 tỷ USD. Samsung của Hàn Quốc sẽ nhận được khoản tài trợ lớn thứ ba là 6,4 tỷ USD.
Bộ Thương mại Mỹ dưới thời tổng thống Joe Biden đã công bố các điều khoản sơ bộ cho hơn 36 tỷ USD trong số 39 tỷ USD tiền tài trợ sản xuất theo Đạo luật CHIPS. TSMC chỉ là dự án thứ hai đạt được các điều khoản cuối cùng cho đến nay. Nguồn tài trợ duy nhất khác theo Đạo luật CHIPS đã được hoàn thiện là nhà sản xuất chất bán dẫn Polar Semiconductors của Mỹ, được trao 123 triệu USD.
Sự trở lại của ông Donald Trump đã phủ bóng đen lên tương lai của Đạo luật CHIPS, nhằm mục đích đưa hoạt động sản xuất chất bán dẫn trở về Mỹ. Tổng thống mới đắc cử đã chỉ trích thỏa thuận lưỡng đảng này, gọi nó là "quá tệ" và đề xuất sử dụng thuế quan thay thế để thúc đẩy hoạt động sản xuất chất bán dẫn vào Mỹ.
Việc ký kết các thỏa thuận cuối cùng không để lại nhiều chỗ cho chính quyền Trump thay đổi các điều khoản vì "đó là một hợp đồng ràng buộc", một quan chức cấp cao của chính quyền cho biết. "Vì vậy, miễn là công ty đạt được các mốc quan trọng của mình, thì đó là một thỏa thuận ràng buộc theo hợp đồng để chính phủ tiến lên phía trước".
Theo Lael Brainard, cố vấn kinh tế quốc gia của Nhà Trắng và đồng chủ tịch Hội đồng chỉ đạo triển khai CHIPS, những động thái tương tự đang ở phía trước. "Trong hai tháng tới, bạn sẽ tiếp tục thấy Bộ Thương mại Mỹ hoàn thiện thêm nhiều khoản giải ngân, đảm bảo tiến độ đạt được cho đến nay sẽ được tiếp tục cho đến cuối thập kỷ", Brainard nói với các phóng viên vào ngày 14/11.
Một quan chức hành chính cấp cao cho biết mốc thời gian hoàn thiện giải ngân không bị đẩy nhanh bởi bất kỳ cân nhắc chính trị nào xung quanh sự thay đổi trong chính quyền. Tuy nhiên, quan chức này nói thêm rằng "bạn chắc chắn có thể mong đợi tiếp tục nghe thông báo về các hoạt động giải ngân cuối cùng này trong những tuần tới".