Mỹ sắp giáng "đòn chí mạng" vào ngành công nghệ Trung Quốc, cách ly khỏi công nghệ Mỹ

Chính quyền Joe Biden dự kiến công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế công ty Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ có khả năng tính toán hiệu suất cao. Đây là động thái mới nhất trong hàng loạt hành động nhằm ngăn cản tham vọng của Bắc Kinh trong việc chế tạo vũ khí cũng như hệ hệ thống giám sát tự động hóa quy mô lớn.
Các biện pháp đó có thể được công bố ngay trong tuần này, sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà Chính quyền Joe Biden thực hiện nhằm cắt đứt khả năng tiếp cận công nghệ bán dẫn tiên tiến của Trung Quốc. Chúng được xây dựng dựa trên quy tắc thời Donald Trump, từng giáng đòn mạnh vào gã khổng lồ viễn thông Huawei bằng cách cấm tiếp cận công nghệ, máy móc hoặc phần mềm Mỹ.
Dự kiến, một số công ty, phòng nghiên cứu của chính phủ và các tổ chức khác có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với những hạn chế tương tự như Huawei. Thực tế, bất kỳ công ty nào sử dụng công nghệ do Mỹ sản xuất sẽ bị chặn bán cho các thực thể Trung Quốc.
Mỹ sắp giáng đòn chí mạng vào ngành công nghệ Trung Quốc, cách ly khỏi công nghệ Mỹ
Việc mở rộng bộ quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài này chỉ là một phần trong các hạn chế đã được lên kế hoạch của Nhà Trắng. Chính quyền Mỹ dự định kiểm soát việc bán công cụ tiên tiến do Mỹ sản xuất cho ngành bán dẫn nội địa Trung Quốc.
Washington cũng có kế hoạch hạn chế bán microchip do Mỹ sản xuất cho các trung tâm dữ liệu, siêu máy tính mạnh nhất của Trung Quốc. Hạn chế đó có thể ngăn cản khả năng của các tổ chức học thuật lớn cũng như nhiều hãng công nghệ như Alibaba, Tencent,... xây dựng trung tâm dữ liệu và siêu máy tính hàng đầu.
Theo thời gian, khi hiệu năng của siêu máy tính tăng lên, giới hạn này có thể cản trở khả năng của Trung Quốc trong việc phát triển công nghệ xử lý số mạnh mẽ, ảnh hưởng đến toàn bộ khối sáng kiến trên nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học sinh học, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật tên lửa.
Chính quyền Joe Biden cũng đã sẵn sàng đưa ra một lệnh hành pháp, cho phép chính phủ xem xét kỹ lưỡng các khoản đầu tư mà những công ty Mỹ thực hiện ở nước ngoài tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia. Đồng thời, cân nhắc những biện pháp có thể áp dụng đối với nhà vô địch chip nhớ Trung Quốc Yangtze Memory Technologies Co (YMTC).
Mỹ sắp giáng đòn chí mạng vào ngành công nghệ Trung Quốc, cách ly khỏi công nghệ Mỹ
Một học giả lâu năm về Trung Quốc tại Asia Society có tên Orville Schell cho biết, chính phủ Mỹ đang tiến tới việc tách chuỗi cung ứng bán dẫn và công nghệ bán dẫn của Mỹ với Trung Quốc.
Trong 1 – 2 tháng gần đây, các quan chức Mỹ ngày càng lo ngại về các công ty bán dẫn Trung Quốc tầm trung. Bởi những sản phẩm cũ đó vẫn là thành phần quan trọng trong vũ khí, các quan chức không muốn hãng chip Trung Quốc sử dụng công nghệ của Hoa Kỳ hoặc các nước đối tác để sản xuất chip đó. Họ cũng không muốn doanh nghiệp Trung Quốc trở thành nhà cung cấp toàn cầu. Schell cho biết: “Đó là một sự mở rộng đáng chú ý đối với mối quan tâm của chúng tối”. Ông bổ sung rằng YMTC là một ví dụ điển hình của loại công ty này.
Nhà Trắng từ chối bình luận về các hạn chế đã lên kế hoạch. Đại diện của Cục Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại, cơ quan có thẩm quyền về các loại công nghệ mà những công ty có thể xuất khẩu ra khỏi Hoa Kỳ, cho biết rằng họ chưa thể xác nhận bất cứ điều gì vào thời điểm này.
Mỹ sắp giáng đòn chí mạng vào ngành công nghệ Trung Quốc, cách ly khỏi công nghệ Mỹ
Nếu được ban hành, các biện pháp này sẽ là tác động mạnh nhất từ Mỹ đối với thị trường trung tâm dữ liệu và siêu máy tính đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc từ trước đến nay. Nhiều trường đại học, công ty nhà nước và công ty internet của Trung Quốc điều hành các siêu máy tính mạnh mẽ. Nhiều trong số chúng được sử dụng cho các nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn như phân tích giao đường bộ, quản lý mạng xã hội hoặc dự đoán thời tiết,...
Trung Quốc đã sử dụng một số siêu máy tính cho các hệ thống giám sát xâm nhập nhắm vào những dân tộc thiểu số. Một số siêu máy tính khác đã được Bắt Kinh sử dụng để mô phỏng các vụ nổ hạt nhân, thiết kế vũ khí thế hệ mới né tránh hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu là một phần trong chiến lược lớn hơn của chính quyền Biden nhằm "bỏ đói" các công nghệ quan trọng của Trung Quốc, đồng thời bơm tiền vào những nhà máy sản xuất chip của Mỹ. Các biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường gây hấn với Đài Loan, vốn là nơi sản xuất gần như mọi con chip tiên tiến nhất trên thế giới.
Mỹ sắp giáng đòn chí mạng vào ngành công nghệ Trung Quốc, cách ly khỏi công nghệ Mỹ
Trong phát biểu tại Nhà Trắng vào tháng trước, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan tiết lộ, Chính phủ Mỹ trước đây đã cố đi trước các đối thủ cạnh tranh tới vài thế hệ đối với một số công nghệ quan trọng, nhưng cách tiếp cận này hiện không còn đủ cứng rắn. “Với bản chất nền tảng của một số công nghệ nhất định, chẳng hạn chip logic và bộ nhớ tiên tiến, chúng tôi phải duy trì sự dẫn đầu càng vững càng tốt.”
Tháng trước, Chính quyền Joe Biden đã áp đặt các hạn chế mới đối với việc bán một số chip máy tính tinh vi cho Trung Quốc và Nga. Những giới hạn đó tập trung vào các mẫu chip GPU cao cấp do những công ty ở Thung lũng Silicon như NVIDIA và AMD cung cấp.
Paul Triolo, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách về Trung Quốc của công ty chiến lược Albright Stonebridge Group, cho biết động thái này “có lẽ là tuyên bố mạnh nhất về quy định và kiểm soát xuất khẩu mà Mỹ đưa ra, đối với vấn đề tiếp cận công nghệ Mỹ của Trung Quốc”.

>>> Tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ USS Gerald Ford lần đầu tham gia tập trận

Nguồn: The New York Times
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top