VNR Content
Pearl
Mỹ đã chính thức trở thành công trường Bitcoin lớn nhất thế giới, theo dữ liệu mới từ Đại học Cambridge.
Mỹ hiện nắm giữ 35,4% thị phần sau cuộc “di cư” hàng loạt của giới thợ đào từ Trung Quốc. Nếu bạn còn nhớ thì vào đầu năm nay, chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đào tiền mã hoá nói chung và Bitcoin nói riêng trên lãnh thổ nước này.
Kazakhstan và Nga lần lượt chiếm các vị trí tiếp sau, với thị phần là 18,1% và 11%.
“Hiệu ứng tức thời của lệnh cấm do chính phủ ban hành liên quan đào tiền mã hoá ở Trung Quốc là chỉ số hash rate của mạng lưới toàn cầu giảm đến 38% trong tháng 6/2021 - tức tương đương với tỉ lệ hash rate của Trung Quốc trước sự kiện, cho thấy các thợ đào Trung Quốc đã ngay lập tức ngừng hoạt động” - theo Michel Rauchs, trưởng nhóm tài sản số tại Trung tâm tài chính dự phòng Cambridge.
Vào tháng 4/2021, Mỹ chỉ nắm giữ 16,8% hash rate toàn cầu, có nghĩa là thị trường đào tiền mã hoá của Mỹ đã tăng trưởng đến…105%. Tương tự, Kazakhstan và Nga đều chứng kiến tỉ lệ hash rate tăng 120% và 61%.
Chưa hết, mức giảm 38% của chỉ số hash rate toàn cầu vào tháng 6 vừa qua đã “phần nào được bù đắp” bởi mức hồi phục 20% từ tháng 7 đến tháng 8. Theo Rauchs, điều đó cho thấy số trang thiết bị đào tiền mã hoá của Trung Quốc đã được mang sang nước ngoài thành công và triển khai hoạt động trở lại.
Ngoài ba siêu cường đào tiền mã hoá mới nói trên, Canada (9,55%), Ireland (4,68%), Malaysia (4,59%), Đức (4,48%) và Iran (3,11%) là những cái tên nắm giữ tỉ lệ hash rate lớn tiếp theo.
“Hiệu ứng từ cuộc đàn áp tiền mã hoá của Trung Quốc chính là việc hash rate ngày càng tái phân bổ theo khu vực địa lý trải dài khắp thế giới, một điều được xem là bước phát triển tích cực cho tính bảo mật của mạng lưới và nguyên tắc phi tập trung của Bitcoin” - Rauchs nói.
Mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của ngành công nghiệp đào tiền mã hoá được tính bằng terawatt giờ (TWh), một đơn vị tương đương với công suất 1 nghìn tỷ watts mỗi giờ. Nó thường được sử dụng để theo dõi mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của…cả một quốc gia.
Hiện nay, mạng lưới Bitcoin tiêu thụ gần 100 TWh mỗi năm. Nếu mạng lưới Bitcoin là một quốc gia, nó sẽ được xếp vào nhóm top trên xét về mức tiêu thụ năng lượng.
Tuy nhiên, để đánh giá tính tiêu cực của hoạt động đào tiền mã hoá đối với môi trường, chúng ta cũng phải tính đến tỉ lệ tài nguyên không thể tái tạo (hoặc tài nguyên có mức carbon cao) được sử dụng trong ngành công nghiệp này trên toàn cầu.
Vào tháng 9/2020, Đại học Cambridge đã công bố một nghiên cứu cho thấy chỉ 39% hoạt động đào Bitcoin trên thế giới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được. Kể từ thời điểm đó, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tỉ lệ đó tiến gần hơn đến con số 50%.
Nhưng nếu chúng ta sử dụng số liệu của Cambridge, thì tổng lượng khí thải CO2 từ mạng lưới Bitcoin đã xấp xỉ lượng khí thải từ việc đốt 21 triệu tấn than, hoặc từ việc sử dụng điện của 7,7 triệu hộ gia đình trong một năm, hoặc tiêu thụ 4 tỷ gallons xăng!
Tác động của Bitcoin lên môi trường còn được xác định bởi quan điểm về biến đổi khí hậu của từng quốc gia, cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường.
Tại Trung Quốc, khí hậu gió mùa là điều kiện tuyệt vời để các thợ đào có thể sử dụng thuỷ điện giá rẻ, nhưng cũng là bằng chứng cho thấy giới thợ đào Trung Quốc sử dụng nhiên liệu hoá thạch để đào Bitcoin. Tại Mỹ - siêu cường đào Bitcoin mới - hiển nhiên cũng đã có nhiều quan ngại xoay quanh những tác động của Bitcoin lên môi trường.
Tham khảo: Decrypt
Mỹ hiện nắm giữ 35,4% thị phần sau cuộc “di cư” hàng loạt của giới thợ đào từ Trung Quốc. Nếu bạn còn nhớ thì vào đầu năm nay, chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đào tiền mã hoá nói chung và Bitcoin nói riêng trên lãnh thổ nước này.
Kazakhstan và Nga lần lượt chiếm các vị trí tiếp sau, với thị phần là 18,1% và 11%.
“Hiệu ứng tức thời của lệnh cấm do chính phủ ban hành liên quan đào tiền mã hoá ở Trung Quốc là chỉ số hash rate của mạng lưới toàn cầu giảm đến 38% trong tháng 6/2021 - tức tương đương với tỉ lệ hash rate của Trung Quốc trước sự kiện, cho thấy các thợ đào Trung Quốc đã ngay lập tức ngừng hoạt động” - theo Michel Rauchs, trưởng nhóm tài sản số tại Trung tâm tài chính dự phòng Cambridge.
Trung Quốc đã ảnh hưởng đến thị trường đào Bitcoin như thế nào?
Trung Quốc từ lâu đã cấm giao dịch tiền mã hoá, nhưng hồi đầu năm nay, chính phủ nước này còn ban hành thêm lệnh cấm đào tiền mã hoá nữa. Lệnh cấm - và cuộc “di cư” của giới thợ đào ngay sau đó - đã tạo cơ hội cho các thế lực khác ồ ạt gia nhập ngành công nghiệp này.Vào tháng 4/2021, Mỹ chỉ nắm giữ 16,8% hash rate toàn cầu, có nghĩa là thị trường đào tiền mã hoá của Mỹ đã tăng trưởng đến…105%. Tương tự, Kazakhstan và Nga đều chứng kiến tỉ lệ hash rate tăng 120% và 61%.
Chưa hết, mức giảm 38% của chỉ số hash rate toàn cầu vào tháng 6 vừa qua đã “phần nào được bù đắp” bởi mức hồi phục 20% từ tháng 7 đến tháng 8. Theo Rauchs, điều đó cho thấy số trang thiết bị đào tiền mã hoá của Trung Quốc đã được mang sang nước ngoài thành công và triển khai hoạt động trở lại.
Ngoài ba siêu cường đào tiền mã hoá mới nói trên, Canada (9,55%), Ireland (4,68%), Malaysia (4,59%), Đức (4,48%) và Iran (3,11%) là những cái tên nắm giữ tỉ lệ hash rate lớn tiếp theo.
“Hiệu ứng từ cuộc đàn áp tiền mã hoá của Trung Quốc chính là việc hash rate ngày càng tái phân bổ theo khu vực địa lý trải dài khắp thế giới, một điều được xem là bước phát triển tích cực cho tính bảo mật của mạng lưới và nguyên tắc phi tập trung của Bitcoin” - Rauchs nói.
Những quan ngại về môi trường của hoạt động đào Bitcoin
Đào Bitcoin từ lâu đã bị chỉ trích vì gây nên ảnh hưởng lớn đến môi trường.Hiện nay, mạng lưới Bitcoin tiêu thụ gần 100 TWh mỗi năm. Nếu mạng lưới Bitcoin là một quốc gia, nó sẽ được xếp vào nhóm top trên xét về mức tiêu thụ năng lượng.
Tuy nhiên, để đánh giá tính tiêu cực của hoạt động đào tiền mã hoá đối với môi trường, chúng ta cũng phải tính đến tỉ lệ tài nguyên không thể tái tạo (hoặc tài nguyên có mức carbon cao) được sử dụng trong ngành công nghiệp này trên toàn cầu.
Vào tháng 9/2020, Đại học Cambridge đã công bố một nghiên cứu cho thấy chỉ 39% hoạt động đào Bitcoin trên thế giới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được. Kể từ thời điểm đó, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tỉ lệ đó tiến gần hơn đến con số 50%.
Nhưng nếu chúng ta sử dụng số liệu của Cambridge, thì tổng lượng khí thải CO2 từ mạng lưới Bitcoin đã xấp xỉ lượng khí thải từ việc đốt 21 triệu tấn than, hoặc từ việc sử dụng điện của 7,7 triệu hộ gia đình trong một năm, hoặc tiêu thụ 4 tỷ gallons xăng!
Tác động của Bitcoin lên môi trường còn được xác định bởi quan điểm về biến đổi khí hậu của từng quốc gia, cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường.
Tại Trung Quốc, khí hậu gió mùa là điều kiện tuyệt vời để các thợ đào có thể sử dụng thuỷ điện giá rẻ, nhưng cũng là bằng chứng cho thấy giới thợ đào Trung Quốc sử dụng nhiên liệu hoá thạch để đào Bitcoin. Tại Mỹ - siêu cường đào Bitcoin mới - hiển nhiên cũng đã có nhiều quan ngại xoay quanh những tác động của Bitcoin lên môi trường.
Tham khảo: Decrypt