Mỹ và đồng minh NATO sắp hết vũ khí để gửi cho Ukraine - chuyện đùa thay thật?

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Loại đạn pháo 155mm thường có khả năng sản xuất 30.000 viên mỗi năm trong thời bình, đối với năng lực sản xuất thông thường của ngành khí tài quân sự Mỹ. Đây là 1 loại vũ khí hạng nặng tầm xa, đang được sử dụng trong xung đột ở Ukraine.

Sản xuất không đủ

Theo Dave Des Roches, 1 phó giáo sư công tác tại ĐH Quốc phòng Hoa kỳ, binh lính Ukraine có thể “đốt sạch” 30.000 viên đạn pháo hạng nặng đó chỉ trong vòng 2 tuần. Điều này đồng nghĩa tốc độ sử dụng đang nhanh hơn nhiều năng lực sản xuất của Mỹ.
“Tôi thực sự lo ngại. Trừ khi có thêm dây chuyền sản xuất mới, việc mà kể cả được tiến hành cũng phải mất vài tháng, nếu không sẽ sớm muộn đến lúc Mỹ không thể hỗ trợ đạn dược cho quân đội Ukraine nữa” - ông nói với tờ
CNBC. Và không chỉ có Mỹ, các đồng minh NATO cũng đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt dần.
Mỹ và đồng minh NATO sắp hết vũ khí để gửi cho Ukraine - chuyện đùa thay thật?
Lựu pháp M777 được đánh giá cực cao trên chiến trường
Châu Âu cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. “Lượng hàng tồn của quân đội các nước châu Âu nằm trong liên minh NATO hầu như đã cạn kiệt. Cuộc xung đột ở Ukraine đã đẩy mọi thứ đi quá giới hạn, “hút sạch” khí tài trong kho” - Josep Borrell, đại diện cấp cao của EU về các vấn đề đối ngoại và chính sách an ninh, cho biết vào đầu tháng này.

Chuyện gì đang xảy ra?

Theo các nhà phân tích, 1 nguyên nhân hàng đầu là gốc rễ của tình trạng này là năng lực sản xuất. Các nước phương Tây đang sản xuất vũ khí ở mức thấp hơn bình thường trong thời bình. Chính phủ chọn cắt giảm chi tiêu cho việc sản xuất vũ khí tốn kém và chỉ tăng năng lực chế tạo khi thực sự cần thiết. Một số loại hết hạn thì không còn được sản xuất nữa. Chưa kể, thiếu hụt lao động có trình độ tay nghề cao và đủ kinh nghiệm để làm ra chúng.
Cho đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia hỗ trợ tích cực nhất cho quân đội Ukraine. Gói vũ khí đã lên tới hơn 15 tỷ USD. Một số khí tài được coi là bước ngoặt trước hỏa lực áp đảo của quân đội Nga, ví dụ đạn pháp 155 ly hạng nặng do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo. Song, loại này đang cạn kiệt như đã cảnh báo ở trên. Nếu tiếp tục hỗ trợ, Mỹ sẽ phải xuất kho dự trữ dành riêng cho quân đội, vốn chỉ được huy động nhằm tập huấn và sẵn sàng cho chiến tranh.

Mỹ và đồng minh NATO sắp hết vũ khí để gửi cho Ukraine - chuyện đùa thay thật?
Hệ thống tên lửa pháo binh HIMARS

Vấn đề lớn với Ukraine

Một cựu Đại tá Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết: “Có 1 số hệ thống quân sự mà Bộ Quốc phòng đã tính tới khả năng không cung cấp thêm cho Ukraine nữa”. Bởi bản thân Mỹ cũng cần duy trì kho vũ khí dự trữ cho các chiến dịch trong tương lai, hoặc 1 mối đe dọa chớp nhoáng. Chiến sự Ukraine không phải mối bận tâm duy nhất của quân đội Mỹ trên toàn cầu.
Nếu Mỹ rút dần các loại khí tài như đạn pháp 155 ly và thay bằng loại 105 ly, đó sẽ là bước lùi rõ ràng với phe Ukraine. Đạn pháp nhỏ hơn có tầm bắn ngắn hơn, kém tối ưu hơn, khả năng gây thiệt hại cho đối thủ sẽ không bằng loại 155 ly hiện tại.
Một khí tài khác là Javelin, tên lửa được Lockheed Martin sản xuất. Đây là tên lửa vác vai chống tăng dẫn đường có độ chính xác cực cao. Tuy nhiên, sản lượng khá thấp khi chỉ làm được 800 chiếc trong mỗi năm. Trong khi đó, Mỹ đã gửi tới chiến trường Ukraine tới 8.500 chiếc tức bằng sản lượng tích lũy cả 1 thập kỷ.

Mỹ và đồng minh NATO sắp hết vũ khí để gửi cho Ukraine - chuyện đùa thay thật?
Quân đội Ukraine đang lệ thuộc vào nguồn vũ khí của Mỹ và NATO
Ngay cả khi chính phủ cấp tốc đặt hàng thêm tên lửa Javelin mới, trị giá hàng trăm triệu USD, vẫn cần nhiều thời gian để kịp thời chế tạo chúng. Việc đảm bảo hóa chất, chip điều khiển cũng quan trọng nếu muốn dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn.
Ngoài ra, câu chuyện về con người cũng quan trọng. Vũ khí hiện đại cũng đòi hỏi những cá nhân được đào tạo, kiểm tra kỹ càng. Theo vị cựu đại tá này, quân đội Mỹ sẽ cần từ 4-5 năm để cải thiện tổng thể năng lực sản xuất vũ khí hiện nay. Như vậy có thể không kịp!

Lựa chọn cho tình thế trước mắt

Nếu Mỹ cắt giảm hoặc thay đổi nguồn cung vũ khí, có thể ảnh hưởng lớn đến năng lực tác chiến Ukraine. Vậy họ có thể làm gì?
Một trong những lựa chọn thay thế có thể là Hàn Quốc. Hồi tháng 8, nước này đã ký hợp đồng bán xe tăng và lựu pháo cho Ba Lan trị giá 5,7 tỷ USD.
Nhưng dù thế nào, Ukraine cũng cần phải hiểu rằng họ sẽ không có nguồn cung vũ khí vô tận. Cần phải cân nhắc chi tiêu và sử dụng vũ khí hợp lý, nếu không, quân đội Ukraine hoàn toàn có thể bị thua trận khi hỏa lực mất đi tính hiệu quả so với trước. Họ cần biến lợi thế thành chiến thắng, trước khi các nước viện trợ quân sự không còn khả năng duy trì nguồn viện trợ có hạn này.


>>> Mỹ bổ sung tên lửa nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh vào kho vũ khí.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top