Nhung Phan
Intern Writer
Nguyên nhân nằm ở một nguyên lý vật lý kinh điển: định luật thứ hai của nhiệt động lực học, vốn nói rằng nhiệt không thể tự chảy từ vùng lạnh sang vùng nóng mà không có sự can thiệp bên ngoài.
Nhiều người từng dùng kính lúp để hội tụ ánh sáng Mặt Trời, đốt cháy giấy, gỗ hay thậm chí… đồ chơi nhựa một cách đầy mãn nguyện. Vậy còn ánh trăng thì sao? Khi trăng tròn và sáng rực, liệu bạn có thể dùng kính lúp để tập trung ánh sáng của nó và tạo ra lửa?
Câu trả lời, tiếc thay, là không thể. Dù về mặt kỹ thuật, bạn hoàn toàn có thể dùng kính lúp để “tập trung” ánh sáng từ Mặt Trăng, nhưng điều đó không tạo ra đủ nhiệt để đốt cháy bất cứ thứ gì trên Trái Đất.
Nguyên nhân nằm ở một nguyên lý vật lý kinh điển: định luật thứ hai của nhiệt động lực học, vốn nói rằng nhiệt không thể tự chảy từ vùng lạnh sang vùng nóng mà không có sự can thiệp bên ngoài. Khi ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất, bản chất nó chỉ là ánh sáng Mặt Trời phản chiếu lại, và đã bị mất đi phần lớn năng lượng.
Một chiếc kính lúp chỉ có nhiệm vụ tập trung ánh sáng, chứ không tự thêm năng lượng vào đó. Vì vậy, nếu nguồn sáng ban đầu (trong trường hợp này là ánh trăng) không đủ mạnh, thì việc hội tụ cũng không thể tạo ra nhiệt độ cao hơn nguồn sáng gốc. Và chắc chắn, ánh trăng không “nóng” bằng chính Mặt Trời.
Mặt Trời có nhiệt độ bề mặt khoảng 5.500 độ C, trong khi nhiệt độ cao nhất ghi nhận được trên bề mặt Mặt Trăng là khoảng 121 độ C (khi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào tại xích đạo). Trong khi đó, giấy bắt đầu cháy ở khoảng 250 độ C – rõ ràng là không đủ.
Thậm chí nếu bạn nghĩ đến việc dùng một chiếc kính lúp “khổng lồ” để gom thật nhiều ánh trăng lại, thì điều đó cũng không hiệu quả. Các hệ thống quang học tuân theo một nguyên lý gọi là bảo toàn étendue – nói nôm na, bạn không thể “ép” các chùm sáng lại gần nhau mà không khiến chúng mất đi tính định hướng. Nghĩa là dù bạn tập trung ánh sáng vào một điểm nhỏ hơn, thì góc lan tỏa của nó lại phải lớn hơn – và bạn không thể tập trung tất cả ánh sáng tới một điểm xa như kiểu tia laser được.
Hay nói cách khác: ánh sáng không thể bị “dồn nén” mãi mãi như bạn nén giấy bạc vậy.
Tóm lại, dù ý tưởng dùng ánh trăng và kính lúp để… hủy chứng cứ nghe rất hấp dẫn, bạn vẫn phải quay về với phương pháp cũ. Ánh trăng đơn giản là quá yếu để làm bốc cháy bất kỳ thứ gì – kể cả khi bạn đang rất quyết tâm.
Theo GenK: https://genk.vn/tai-sao-ban-khong-t...rang-tron-co-nao-di-nua-20250406113740407.chn
Nhiều người từng dùng kính lúp để hội tụ ánh sáng Mặt Trời, đốt cháy giấy, gỗ hay thậm chí… đồ chơi nhựa một cách đầy mãn nguyện. Vậy còn ánh trăng thì sao? Khi trăng tròn và sáng rực, liệu bạn có thể dùng kính lúp để tập trung ánh sáng của nó và tạo ra lửa?
Câu trả lời, tiếc thay, là không thể. Dù về mặt kỹ thuật, bạn hoàn toàn có thể dùng kính lúp để “tập trung” ánh sáng từ Mặt Trăng, nhưng điều đó không tạo ra đủ nhiệt để đốt cháy bất cứ thứ gì trên Trái Đất.

Nguyên nhân nằm ở một nguyên lý vật lý kinh điển: định luật thứ hai của nhiệt động lực học, vốn nói rằng nhiệt không thể tự chảy từ vùng lạnh sang vùng nóng mà không có sự can thiệp bên ngoài. Khi ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất, bản chất nó chỉ là ánh sáng Mặt Trời phản chiếu lại, và đã bị mất đi phần lớn năng lượng.
Một chiếc kính lúp chỉ có nhiệm vụ tập trung ánh sáng, chứ không tự thêm năng lượng vào đó. Vì vậy, nếu nguồn sáng ban đầu (trong trường hợp này là ánh trăng) không đủ mạnh, thì việc hội tụ cũng không thể tạo ra nhiệt độ cao hơn nguồn sáng gốc. Và chắc chắn, ánh trăng không “nóng” bằng chính Mặt Trời.
Mặt Trời có nhiệt độ bề mặt khoảng 5.500 độ C, trong khi nhiệt độ cao nhất ghi nhận được trên bề mặt Mặt Trăng là khoảng 121 độ C (khi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào tại xích đạo). Trong khi đó, giấy bắt đầu cháy ở khoảng 250 độ C – rõ ràng là không đủ.
Thậm chí nếu bạn nghĩ đến việc dùng một chiếc kính lúp “khổng lồ” để gom thật nhiều ánh trăng lại, thì điều đó cũng không hiệu quả. Các hệ thống quang học tuân theo một nguyên lý gọi là bảo toàn étendue – nói nôm na, bạn không thể “ép” các chùm sáng lại gần nhau mà không khiến chúng mất đi tính định hướng. Nghĩa là dù bạn tập trung ánh sáng vào một điểm nhỏ hơn, thì góc lan tỏa của nó lại phải lớn hơn – và bạn không thể tập trung tất cả ánh sáng tới một điểm xa như kiểu tia laser được.
Hay nói cách khác: ánh sáng không thể bị “dồn nén” mãi mãi như bạn nén giấy bạc vậy.
Tóm lại, dù ý tưởng dùng ánh trăng và kính lúp để… hủy chứng cứ nghe rất hấp dẫn, bạn vẫn phải quay về với phương pháp cũ. Ánh trăng đơn giản là quá yếu để làm bốc cháy bất kỳ thứ gì – kể cả khi bạn đang rất quyết tâm.
Theo GenK: https://genk.vn/tai-sao-ban-khong-t...rang-tron-co-nao-di-nua-20250406113740407.chn