Mai Nhung
Writer
Một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Y học Thể thao Anh Quốc tuần này dựa trên phân tích dữ liệu sức khỏe của 200 vận động viên điền kinh ưu tú cho thấy một kết quả đáng kinh ngạc nếu bạn có thể chạy 1 km trong vòng tối đa 2 phút rưỡi.
Tất cả các vận động viên này đều có thể chạy quãng đường 1 dặm trong vòng 4 phút, thuật ngữ chuyên môn trong chạy bộ gọi là "Sub 4". Đổi ra hệ đơn vị kilomet, điều đó có nghĩa là họ có thể chạy hết 1 km trong vòng dưới 2 phút 30 giây.
Các vận động viên sinh ra ở Anh, Úc, Pháp, New Zealand và Hoa Kỳ, trong khoảng những năm từ 1928-1955, nghĩa là hiện tại họ đã đều ngoài 70 cho đến gần 100 tuổi.
Đối chiếu với nhóm thuần tập tương ứng, các nhà khoa học cho biết độ tuổi trung bình của những vận động viên này hiện đã cao hơn ít nhất khoảng 5 năm so với mặt bằng chung dân số, thậm chí còn có thể cao hơn vì thực tế là đa số họ vẫn đang còn sống.
Đại diện nhóm tác giả của nghiên cứu, Giáo sư Andre La Gerche, một bác sĩ tim mạch thể thao nổi tiếng thế giới, đồng thời là giám đốc Phòng thí nghiệm HEART được hỗ trợ bởi Viện nghiên cứu y tế St Vincent và Viện nghiên cứu tim Victor Chang ở Úc, cho biết:
"Kéo dài tới 5 năm tuổi thọ so với mặt bằng chung dân số là một con số rất đáng kể, đặc biệt là khi chúng tôi phát hiện những vận động viên này không chỉ sống lâu mà còn sống rất khỏe mạnh".
Thể dục là một trong số những điều kiện tiên quyết giúp bạn gia tăng tuổi thọ, bên cạnh việc chăm sóc giấc ngủ và ăn uống dinh dưỡng hợp lý. Thế nhưng, tập thể dục ở cường độ nào, mức độ nào thì mới gặt hái được lợi ích tối đa? Đó vẫn là một câu hỏi gây tranh cãi trong giới khoa học.
Từ trước đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến cáo một người bình thường nên tập thể dục ở cường độ vừa phải từ 150-300 phút/tuần. Thời gian có thể giảm xuống còn một nửa, 75-150 phút nếu bạn tập các bài tập cường độ cao.
Có nhiều cách để xác định cường độ tập luyện, nhưng đây là một mẹo đơn giản. Nếu đang tập các bài tập ở cường độ vừa phải, bạn sẽ thấy: Hơi thở của mình nhanh, nhưng bạn vẫn có thể thở đều mà không hụt hơi, mồ hôi chỉ đổ sau khi bạn tập được 10 phút và bạn có thể nói chuyện nhưng không thể hát.
Các bài tập đi bộ hoặc chạy bộ ở vận tốc thấp sẽ đưa bạn vào trạng thái vận động vừa phải. Nhưng nếu bạn chạy ở tốc độ cao, như các vận động viên ưu tú, bạn sẽ đạt tới trạng thái tập luyện cường độ cao với nhịp thở sâu và nhanh, bạn sẽ đổ mồ hôi chỉ sau vài phút và không thể vừa tập vừa nói chuyện lưu loát.
Nghiên cứu trước đây cho thấy tập thể dục đều đặn mỗi ngày, theo tiêu chuẩn của WHO, sẽ giúp bạn có thêm từ 0,4 đến 4,2 năm tuổi thọ. Thế nhưng đối với các vận động viên điền kinh ưu tú, họ thường phải tập luyện ở cường độ cao, lên tới 600 phút, hay 10 tiếng/tuần.
Một số nghiên cứu cho rằng tập thể dục nhiều hơn mức khuyến cáo của WHO là không cần thiết, vì vượt qua 300 phút thể dục mỗi tuần, các lợi ích về sức khỏe và tuổi thọ bắt đầu chững lại. Đồng thời, nguy cơ chấn thương do tập luyện cũng tăng lên.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác bảo lưu ý kiến cho rằng tập thể dục càng nhiều thì càng tốt.
Ví dụ, một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2022 cho thấy việc tập thể dục gấp đôi cho đến gấp 4 lần so với khuyến cáo của WHO sẽ giúp giảm từ 23-38% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Trong đó, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch nói riêng sẽ giảm từ 33-38%, cao hơn mức 22-31% của những người chỉ vượt qua định mức thể dục tối thiểu của WHO.
Một nghiên cứu khác của Đại học Harvard cũng cho thấy việc tập thể dục nhiều hơn giúp giảm nguy cơ tử vong tổng thể từ 10-30% so với những người chỉ tập đủ so với khuyến cáo.
#chạybộ #chạy1kmdưới2phútrưỡi
Tất cả các vận động viên này đều có thể chạy quãng đường 1 dặm trong vòng 4 phút, thuật ngữ chuyên môn trong chạy bộ gọi là "Sub 4". Đổi ra hệ đơn vị kilomet, điều đó có nghĩa là họ có thể chạy hết 1 km trong vòng dưới 2 phút 30 giây.
Các vận động viên sinh ra ở Anh, Úc, Pháp, New Zealand và Hoa Kỳ, trong khoảng những năm từ 1928-1955, nghĩa là hiện tại họ đã đều ngoài 70 cho đến gần 100 tuổi.
Đối chiếu với nhóm thuần tập tương ứng, các nhà khoa học cho biết độ tuổi trung bình của những vận động viên này hiện đã cao hơn ít nhất khoảng 5 năm so với mặt bằng chung dân số, thậm chí còn có thể cao hơn vì thực tế là đa số họ vẫn đang còn sống.
Đại diện nhóm tác giả của nghiên cứu, Giáo sư Andre La Gerche, một bác sĩ tim mạch thể thao nổi tiếng thế giới, đồng thời là giám đốc Phòng thí nghiệm HEART được hỗ trợ bởi Viện nghiên cứu y tế St Vincent và Viện nghiên cứu tim Victor Chang ở Úc, cho biết:
"Kéo dài tới 5 năm tuổi thọ so với mặt bằng chung dân số là một con số rất đáng kể, đặc biệt là khi chúng tôi phát hiện những vận động viên này không chỉ sống lâu mà còn sống rất khỏe mạnh".
Càng tập thể dục nhiều bạn sẽ càng sống thọ?
Thể dục là một trong số những điều kiện tiên quyết giúp bạn gia tăng tuổi thọ, bên cạnh việc chăm sóc giấc ngủ và ăn uống dinh dưỡng hợp lý. Thế nhưng, tập thể dục ở cường độ nào, mức độ nào thì mới gặt hái được lợi ích tối đa? Đó vẫn là một câu hỏi gây tranh cãi trong giới khoa học.
Từ trước đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến cáo một người bình thường nên tập thể dục ở cường độ vừa phải từ 150-300 phút/tuần. Thời gian có thể giảm xuống còn một nửa, 75-150 phút nếu bạn tập các bài tập cường độ cao.
Có nhiều cách để xác định cường độ tập luyện, nhưng đây là một mẹo đơn giản. Nếu đang tập các bài tập ở cường độ vừa phải, bạn sẽ thấy: Hơi thở của mình nhanh, nhưng bạn vẫn có thể thở đều mà không hụt hơi, mồ hôi chỉ đổ sau khi bạn tập được 10 phút và bạn có thể nói chuyện nhưng không thể hát.
Các bài tập đi bộ hoặc chạy bộ ở vận tốc thấp sẽ đưa bạn vào trạng thái vận động vừa phải. Nhưng nếu bạn chạy ở tốc độ cao, như các vận động viên ưu tú, bạn sẽ đạt tới trạng thái tập luyện cường độ cao với nhịp thở sâu và nhanh, bạn sẽ đổ mồ hôi chỉ sau vài phút và không thể vừa tập vừa nói chuyện lưu loát.
Nghiên cứu trước đây cho thấy tập thể dục đều đặn mỗi ngày, theo tiêu chuẩn của WHO, sẽ giúp bạn có thêm từ 0,4 đến 4,2 năm tuổi thọ. Thế nhưng đối với các vận động viên điền kinh ưu tú, họ thường phải tập luyện ở cường độ cao, lên tới 600 phút, hay 10 tiếng/tuần.
Một số nghiên cứu cho rằng tập thể dục nhiều hơn mức khuyến cáo của WHO là không cần thiết, vì vượt qua 300 phút thể dục mỗi tuần, các lợi ích về sức khỏe và tuổi thọ bắt đầu chững lại. Đồng thời, nguy cơ chấn thương do tập luyện cũng tăng lên.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác bảo lưu ý kiến cho rằng tập thể dục càng nhiều thì càng tốt.
Ví dụ, một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2022 cho thấy việc tập thể dục gấp đôi cho đến gấp 4 lần so với khuyến cáo của WHO sẽ giúp giảm từ 23-38% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Trong đó, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch nói riêng sẽ giảm từ 33-38%, cao hơn mức 22-31% của những người chỉ vượt qua định mức thể dục tối thiểu của WHO.
Một nghiên cứu khác của Đại học Harvard cũng cho thấy việc tập thể dục nhiều hơn giúp giảm nguy cơ tử vong tổng thể từ 10-30% so với những người chỉ tập đủ so với khuyến cáo.
#chạybộ #chạy1kmdưới2phútrưỡi