Nếu Mỹ bị 1.200 đầu đạn hạt nhân tấn công, chuyện gì sẽ xảy ra?

Những hình ảnh trực quan cho thấy điều gì xảy ra nếu khoảng 1.200 đầu đạn tấn công Mỹ trong một cuộc chiến tranh hạt nhân. Công cụ mô phỏng này được tạo ra bởi nhà khoa học máy tính Christopher Minson, nỗ lực làm nổi bật những tàn phá có thể xảy ra sau một cuộc chiến tranh "rùng rợn" nhất hành tinh.
Ông Christopher Minson cho biết điều này là quan trọng và cần thiết để công chúng hiểu bản chất của chiến tranh hạt nhân, cũng như hậu quả mà nó sẽ dẫn đến.
Căng thẳng hiện hữu giữa phương Tây và Nga đã lên đến mức đỉnh điểm, chưa từng có trong thế kỷ này. Tình hình càng khiến những cuộc thảo luận về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân ngày càng gia tăng.

Nếu Mỹ bị 1.200 đầu đạn hạt nhân tấn công, chuyện gì sẽ xảy ra?
Mô hình khoa học mô phỏng chiến tranh hạt nhân
Christopher Minson cũng cho biết những căng thẳng ở Ukraine và nỗi sợ chiến tranh hạt nhân đã khiến lưu lượng truy cập vào trang web của ông tăng mạnh. Nó như một dịch vụ công cộng để giáo dục về hậu quả của chiến tranh hạt nhân.
Công cụ mô phỏng lên kịch bản trong đó sẽ có khoảng 1.200 đầu đạn hạt nhân - xấp xỉ 7% tổng số toàn cầu tấn công vào nước Mỹ. Con số đó được cho là dựa trên dữ liệu khoa học, sản lượng đầu đạn đã biết và các mục tiêu của Mỹ thu được từ thông tin quân sự đã được giải mật.
Khi sử dụng công cụ này, bất kỳ ai cũng có thể thấy một cuộc tấn công hạt nhân kéo dài hai giờ sẽ diễn ra như thế nào trong cuộc sống thực: 1 giây trong mô phỏng tương đương với 1 phút trong cuộc sống thực.

Nếu Mỹ bị 1.200 đầu đạn hạt nhân tấn công, chuyện gì sẽ xảy ra?
Nếu nó xảy ra, hậu quả đối với nhân loại sẽ vô cùng khủng khiếp
Các đầu đạn hạt nhân sẽ tấn công các mục tiêu quân sự, chính phủ cũng như các khu vực đông dân cư, mang lại sức tàn phá chưa từng có. Mô phỏng kết thúc với con số thương vong ước tính là 183.256.291, tức là hơn một nửa dân số Hoa Kỳ.
Điều quan trọng là công chúng phải hiểu được mối đe dọa này, nhìn thấy một cách rõ ràng và trực quan rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ mang tính phổ biến và hủy diệt như thế nào. Mô phỏng hoàn toàn dựa trên dữ liệu khoa học để giúp thực hiện điều đó.
Christopher Minson cũng lưu ý rằng có hơn 15.000 vũ khí hạt nhân trên thế giới, phần lớn thuộc sở hữu của Mỹ và Nga. Nhiều người đã nghĩ rằng mối đe dọa của chiến tranh hạt nhân đã giảm xuống từ lâu khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng các sự kiện gần đây lại làm sống dậy mối lo ngại một lần nữa.

>>>Sự sụp đổ của thành phố cổ đại Palmyra từ 2.000 năm trước có thể là điềm báo cho tương lai nhân loại hôm nay

Nguồn interesting
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top