thumbnail - Sự sụp đổ của thành phố cổ đại Palmyra từ 2.000 năm trước có thể là điềm báo cho tương lai nhân loại hôm nay
Hải Đường
Hà Nội

Sự sụp đổ của thành phố cổ đại Palmyra từ 2.000 năm trước có thể là điềm báo cho tương lai nhân loại hôm nay

Sự sụp đổ của Palmyra cổ đại đã mang đến một cái nhìn ảm đạm và đáng sợ về tương lai. Nhiều điều kiện khí hậu và chính trị ở thời điểm hiện tại cũng có nét tương đồng với bối cảnh suy tàn của nền văn minh gần 2.000 năm trước.

Những yếu tố dẫn tới sự suy tàn của thành phố Palmyra 

Một nghiên cứu được công bố cuối tháng 9 cho thấy, nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ của thành phố cổ Palmyra. Khu vực ốc đảo ở vùng mà ngày nay là sa mạc Syria, từng là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất thế giới cổ đại vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Công nguyên.

Palmyra được cho là đã thất thủ khi nó bị người La Mã tấn công vào khoảng năm 272 đến năm 273 sau Công Nguyên, làm nảy sinh truyền thuyết về những người cai trị của nó. Nữ hoàng Zenobia, người đã thách thức Đế chế La Mã nhưng cuối cùng bị đánh bại.

Sự sụp đổ của thành phố cổ đại Palmyra từ 2.000 năm trước có thể là điềm báo cho tương lai nhân loại hôm nay 

Một nền văn minh cổ đại huy hoàng, nay chỉ còn là tàn tích

Các nghiên cứu hiện tại về địa điểm cổ đại này cho thấy, một trong những yếu tố thúc đẩy Palmyra sụp đổ không chỉ là người La Mã xâm lược, mà là tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng. 

Theo các chuyên gia, có mối liên hệ giữa khí hậu xấu đi và dân số ngày càng tăng ở Palmyra và những thay đổi xã hội, quân sự hóa và xung đột gay gắt, dẫn đến sự diệt vong cuối cùng của thành phố. Họ đã phát triển một mô hình ước tính năng suất tối đa của đất đai ở khu vực này, xem có thể sản xuất bao nhiêu lương thực tại các điểm khác nhau. Họ ghi nhận sự thay đổi khí hậu trong thời gian dài theo hướng khô hơn, sản lượng nông nghiệp giảm dần.

Tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng tăng là yếu tố do mở rộng quân sự và chuyển hướng sang một chế độ chuyên quyền. Các kết quả phân tích chỉ ra, mức sinh hoạt ngày càng bấp bênh chính là yếu tố quan trọng dẫn tới quá trình quân sự hóa nhanh chóng, chuyển sang chế độ chuyên quyền, mở rộng quân sự của thành phố vào cuối thế kỷ thứ ba.

Trùng hợp ngẫu nhiên hay là điềm báo?

Có nhiều lo ngại rằng những điều kiện môi trường và nhân khẩu học  của thành phố cổ đại nói trên đang phát sinh ở nhiều quốc gia ngày nay. Năng suất nhiều loại cây trồng ở các vùng có vĩ độ thấp hơn đã bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đe dọa an ninh lương thực ở các vùng đất khô hạn, đặc biệt châu Phi và các vùng núi cao ở châu Á và Nam Mỹ.

Ở quốc gia đông dân nhất thế giới Trung Quốc, an ninh lương thực đang bị đe dọa hơn bao giờ hết. Đất nước này đã phải đối mặt với sự sụt giảm 6% tổng diện tích đất canh tác vào cuối năm 2019, so với giai đoạn 10 năm trước đó.

Sự sụp đổ của thành phố cổ đại Palmyra từ 2.000 năm trước có thể là điềm báo cho tương lai nhân loại hôm nay 

Nhân loại đang đối mặt với những mối đe dọa tàn khốc

Dân số toàn cầu cũng đang trong giai đoạn bùng nổ với khoảng 8 tỷ người. Có nhiều lo lắng rằng chúng ta còn rất ít thời gian, trước khi biến đổi khí hậu vùi lấp các vùng lương thực trên thế giới.

Giờ đây, trong khi không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa một thành phố cách đây hai nghìn năm và tình hình hiện đại, sự kết hợp của các yếu tố: mất an ninh lương thực, sự thay đổi xã hội và xung đột khu vực, quốc tế dường như là một mô hình tương quan mạnh mẽ.

Những điều này có thể không làm các nhà khoa học nào nghiên cứu về lịch sử phải ngạc nhiên, đó có thể là một quy luật mà các nhóm người trên thế giới từ quá khứ đến hiện tại phải chấp nhận. 


>>>Trái đất sẽ lại bước vào kỷ băng hà? Liệu con người có sống sót?


Nguồn newsweek

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác