Lizzie
Writer
"Đây là đòn giáng mạnh hơn nữa vào cơ cấu kiểm soát vũ khí, sự ổn định chiến lược ở châu Âu cũng như hòa bình, an ninh thế giới", Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Nicolas de Riviere phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 31/3.
Cuộc họp do Ukraine đề xuất sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/3 tuyên bố sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Vũ khí hạt nhân chiến thuật có đầu đạn nhỏ, được thiết kế để sử dụng trong một cuộc tấn công hạn chế trên chiến trường, thay vì phá hủy quy mô lớn. Trợ lý của Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).
"Để chúng tôi nói rõ: Ngoài Nga ra, không quốc gia nào khác nêu khả năng sử dụng hạt nhân trong cuộc xung đột này", Phó đại sứ Anh James Kariuki nói khi đề cập chiến sự Ukraine.
"Không ai đe dọa chủ quyền của Nga", ông Kariuki nói thêm, đồng thời lên án tuyên bố của ông Putin là "nỗ lực đe dọa và ép buộc mới nhất". "Điều này đã và sẽ không hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực phòng vệ của Ukraine".
Tại cuộc họp, Nga kiên định với quan điểm không có sự khác biệt giữa kế hoạch của Moskva và việc Mỹ đặt vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Đại sứ Nga Vassily Nebenzia khẳng định các vũ khí Moskva bố trí ở Belarus sẽ hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Nga và động thái không vi phạm nghĩa vụ quốc tế của Moskva.
Ông Nebenzia cũng cáo buộc Mỹ hủy hoại các thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng và vi phạm NPT.
Phó đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood phản bác rằng vấn đề chia sẻ hạt nhân trong NATO đã được thảo luận tại các cuộc đàm phán về NPT, và trong gần 4 thập kỷ qua, Washington không nghe thấy Moskva phàn nàn về vấn đề này cho đến sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Wood nhấn mạnh rằng bất kỳ cáo buộc nào cho rằng Mỹ không tuân thủ đầy đủ NPT "đều là sai sự thật". Ông cáo buộc Nga "tìm cách thao túng bóng ma xung đột hạt nhân" để giúp giành chiến thắng trong xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, Trung Quốc không nhắc đích danh quốc gia nào nhưng cảnh báo về sự nguy hiểm của việc phổ biến vũ khí hạt nhân nói chung.
Bắc Kinh đề nghị "tất cả quốc gia có vũ khí hạt nhân không triển khai chúng ra nước ngoài và thu hồi những thứ đã bố trí ở nước ngoài". "Việc phổ biến vũ khí hạt nhân phải bị ngăn chặn và chúng ta cần tránh một cuộc khủng hoảng hạt nhân", Phó đại sứ Trung Quốc tại LHQ Geng Shuang nói.
Đai diện cấp cao của LHQ về giải trừ quân bị, Izumi Nakamitsu, kêu gọi tất cả quốc gia "tránh thực hiện bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến leo thang, phạm sai lầm hoặc tính toán sai lầm".
Ngay trước cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu trước các nghị sĩ, nói phương Tây "âm mưu xâm chiếm Belarus" và việc Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ giúp bảo vệ nước này khỏi các mối đe dọa.
Ông cũng tuyên bố sẵn sàng cho Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến lược nếu mối đe dọa nhắm vào nước này leo thang. Vũ khí hạt nhân chiến lược được thiết kế để tấn công các mục tiêu nằm xa chiến trường, trong đó có căn cứ quân sự, trung tâm chỉ huy, cơ sở công nghiệp quốc phòng, hạ tầng giao thông, vận tải và năng lượng, cũng như khu vực đông dân cư hoặc đô thị có các mục tiêu nói trên.
Huyền Lê/ VnExpress (Theo AFP, AP)
Cuộc họp do Ukraine đề xuất sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/3 tuyên bố sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Vũ khí hạt nhân chiến thuật có đầu đạn nhỏ, được thiết kế để sử dụng trong một cuộc tấn công hạn chế trên chiến trường, thay vì phá hủy quy mô lớn. Trợ lý của Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).
"Để chúng tôi nói rõ: Ngoài Nga ra, không quốc gia nào khác nêu khả năng sử dụng hạt nhân trong cuộc xung đột này", Phó đại sứ Anh James Kariuki nói khi đề cập chiến sự Ukraine.
"Không ai đe dọa chủ quyền của Nga", ông Kariuki nói thêm, đồng thời lên án tuyên bố của ông Putin là "nỗ lực đe dọa và ép buộc mới nhất". "Điều này đã và sẽ không hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực phòng vệ của Ukraine".
Tại cuộc họp, Nga kiên định với quan điểm không có sự khác biệt giữa kế hoạch của Moskva và việc Mỹ đặt vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Đại sứ Nga Vassily Nebenzia khẳng định các vũ khí Moskva bố trí ở Belarus sẽ hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Nga và động thái không vi phạm nghĩa vụ quốc tế của Moskva.
Ông Nebenzia cũng cáo buộc Mỹ hủy hoại các thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng và vi phạm NPT.
Phó đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood phản bác rằng vấn đề chia sẻ hạt nhân trong NATO đã được thảo luận tại các cuộc đàm phán về NPT, và trong gần 4 thập kỷ qua, Washington không nghe thấy Moskva phàn nàn về vấn đề này cho đến sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Wood nhấn mạnh rằng bất kỳ cáo buộc nào cho rằng Mỹ không tuân thủ đầy đủ NPT "đều là sai sự thật". Ông cáo buộc Nga "tìm cách thao túng bóng ma xung đột hạt nhân" để giúp giành chiến thắng trong xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, Trung Quốc không nhắc đích danh quốc gia nào nhưng cảnh báo về sự nguy hiểm của việc phổ biến vũ khí hạt nhân nói chung.
Bắc Kinh đề nghị "tất cả quốc gia có vũ khí hạt nhân không triển khai chúng ra nước ngoài và thu hồi những thứ đã bố trí ở nước ngoài". "Việc phổ biến vũ khí hạt nhân phải bị ngăn chặn và chúng ta cần tránh một cuộc khủng hoảng hạt nhân", Phó đại sứ Trung Quốc tại LHQ Geng Shuang nói.
Đai diện cấp cao của LHQ về giải trừ quân bị, Izumi Nakamitsu, kêu gọi tất cả quốc gia "tránh thực hiện bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến leo thang, phạm sai lầm hoặc tính toán sai lầm".
Ngay trước cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu trước các nghị sĩ, nói phương Tây "âm mưu xâm chiếm Belarus" và việc Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ giúp bảo vệ nước này khỏi các mối đe dọa.
Ông cũng tuyên bố sẵn sàng cho Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến lược nếu mối đe dọa nhắm vào nước này leo thang. Vũ khí hạt nhân chiến lược được thiết kế để tấn công các mục tiêu nằm xa chiến trường, trong đó có căn cứ quân sự, trung tâm chỉ huy, cơ sở công nghiệp quốc phòng, hạ tầng giao thông, vận tải và năng lượng, cũng như khu vực đông dân cư hoặc đô thị có các mục tiêu nói trên.
Huyền Lê/ VnExpress (Theo AFP, AP)