Nga không sợ xe tăng Abrams, đã có chiến thuật đối phó với vũ khí Mỹ vừa gửi đến Ukraine

Mỹ chuyển xe tăng Abrams đầu tiên cho Ukraine vào cuối tháng 9 và tính tới đầu tuần trước, toàn bộ 31 chiếc Washington cam kết viện trợ đã được giao cho Kiev. Hiện các phương tiện thiết giáp này đã sẵn sàng xuất kích.
Theo Sputnik, M1A1 Abrams là loại xe tăng cổ điển của phương Tây, với pháo tầm xa chính xác, thiết bị quan sát hiện đại, giáp trước dày trong khi giáp cạnh và sau rất yếu. Ngay cả một viên đạn xuyên giáp từ pháo 30mm trên xe thiết giáp BMP-2 cũng có thể xuyên thủng giáp cạnh của xe tăng Mỹ. Vì vậy, khó có khả năng Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ sử dụng Abrams trong các cuộc tấn công trực diện.
Nhiều khả năng, Ukraine sẽ phân tán chúng khắp tiền tuyến và sử dụng chúng như những tay súng bắn tỉa. Tuy nhiên, những chiến thuật như vậy sẽ không bảo vệ xe tăng Abrams khỏi máy bay không người lái (UAV), vốn đã trở thành một trong những phương tiện hiệu quả nhất để chống lại xe bọc thép.
Binh sỹ vận hành UAV Lancet của Nga, có biệt hiệu Shket và hiện đang chiến đấu ở mặt trận phía Nam Donetsk, cho biết: “Chúng tôi đã sẵn sàng và đang chờ đợi chúng. Chúng tôi đã có Leopards trong chiến lợi phẩm. Abrams có lẽ sẽ không khác nhiều. UAV Lancet có thể tấn công từ trên cao và lớp giáp trên nóc của tất cả xe tăng đều trở thành điểm yếu. Ngoài ra, Abrams còn có một phần khá lớn ở phía sau đầu xe - một hốc lớn chứa đạn dược. UAV có thể tấn công thẳng vào đó”.
Theo Shket, các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của xe tăng Abrams đã được biết rõ và các khu vực dễ tấn công đã được nghiên cứu trên sơ đồ. Vì vậy, phương tiện này sẽ không gây bất ngờ.
Nga không sợ xe tăng Abrams, đã có chiến thuật đối phó với vũ khí Mỹ vừa gửi đến Ukraine
“Các trường quân sự đã huấn luyện chúng tôi cách đối đầu cụ thể với chúng”, Shket cho biết thêm.
UAV không phải là mối đe dọa duy nhất đối với xe tăng Abrams. Tổn thất lớn nhất đối với xe bọc thép phương Tây ở Ukraine là do mìn của Nga. Xe tăng hoặc xe chiến đấu bộ binh bị nổ tung, mất khả năng cơ động và sau đó bị pháo binh phá hủy.
Lớp giáp của các mẫu Abrams đời đầu có khả năng chống chịu trước các loại vũ khí chống tăng cuối những năm 1980. Tuy nhiên , quân đội Nga đã phát triển nhiều phương tiện để tấn công các mục tiêu tiên tiến hơn, bao gồm tên lửa dẫn đường chống tăng Kornet, đạn xuyên giáp mới và loại đạn tiên tiến dành cho súng phóng lựu chống tăng.
Hơn nữa, biến thể xe tăng Abrams mà Ukraine được nhận đã bị gỡ bỏ một số công nghệ quan trọng trong đó có thành phần giáp urani tăng cường. Về bản chất, quân đội Ukraine sẽ nhận được 3 trung đội xe tăng có đặc điểm và khả năng chiến đấu tương đương với xe tăng T-72B của Liên Xô năm 1989.
M1A1 có rất ít cơ hội chống lại các xe tăng hiện đại hơn của Nga như T-72B3, T-80BVM và T-90M. Theo kinh nghiệm ở Iraq và Yemen, xe tăng Abrams cũng khá dễ bị tấn công bằng các hệ thống tên lửa chống tăng cũ thời từ Liên Xô.
Nhiều phương tiện thiết giáp phương Tây đã bị trực thăng Ka-52 và Mi-28N trang bị tên lửa chống tăng hạng nặng như Vikhr, Ataka và tên lửa đa năng hạng nhẹ LMUR tấn công. Sức mạnh của chúng đủ để tiêu diệt một chiếc M1A1 chỉ bằng một đòn duy nhất.
Để sử dụng Abrams hiệu quả, Ukraine cần chiếm ưu thế trên không. Thời gian sớm nhất họ có thể cố gắng đạt được điều này là vào mùa xuân năm 2024, khi Kiev nhận được máy bay chiến đấu F-16. Có khả năng Ukraine sẽ giữ lại tiểu đoàn xe tăng Mỹ cho đến lúc đó. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, những chiếc xe tăng Abrams sẽ không trở thành “vũ khí thần kỳ”.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top