VNR Content
Pearl
Theo Bloomberg, Nga có thể sẽ bắt đầu mua ngoại tệ ngay trong tháng này – đánh dấu lần đầu tiên Moscow bổ sung dự trữ ngoại tệ trong nước kể từ tháng 2 năm ngoái.
Nga đã ngừng mua ngoại tệ vào cuối tháng 1/2022 do thị trường biến động. Liên tiếp sau đó, Nga đã phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt trên nhiều quy mô của phương Tây. Đến tháng 6, một nhóm các tổ chức toàn cầu do Mỹ dẫn đầu đã phong tỏa tài sản trị giá hơn 300 tỷ USD do ngân hàng trung ương Nga nắm giữ.
Nga đã nối lại chương trình can thiệp tiền tệ vào tháng 1/2023, bắt đầu với đồng NDT. Việc Nga sắp mua đồng tiền của Trung Quốc sẽ đánh dấu sự đảo ngược việc bán đồng nhân dân tệ từ nguồn dự trữ để trang trải cho thâm hụt ngân sách – vốn đã lên tới 29 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2023. Nước này đã giảm số lượng NDT bán ra kể từ tháng 2, theo Bloomberg Economics.
Alexander Isakov, nhà kinh tế Nga tại Bloomberg Economics, cho biết: "Khối lượng mua ngoại hối ban đầu sẽ nhỏ, nhưng nó mang tính biểu tượng cao vì việc đó cho thấy rằng Nga đang xây dựng lại kho dự trữ ngoại hối thay vì 'ngốn sạch' chúng".
Theo SCMP, việc Moscow nối lại các biện pháp can thiệp dự trữ ngoại tệ cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây và mức trần giá do G7 áp đối với dầu thô của Nga không đủ để hạn chế doanh thu năng lượng của Nga.
Nga cũng đã tìm cách giải quyết các hạn chế thông qua việc chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các thị trường thay thế như Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Kpler, một công ty phân tích hàng hóa, hai quốc gia châu Á này đã mua nhiều dầu thô của Nga đến mức xuất khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển trong quý đầu tiên của Nga đã vượt mức cùng kỳ năm ngoái.
Vào tháng 4, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết doanh thu của Moscow đã giảm khoảng 43% so với một năm trước nhưng giá dầu được hỗ trợ kể từ đầu tháng 4 do cắt giảm sản lượng từ OPEC và Nga. Về phía nhu cầu, việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc sau gần ba năm ngừng hoạt động vì Covid-19 cũng được cho là sẽ hỗ trợ giá dầu tăng lên.
Theo Bloomberg, đồng NDT của Trung Quốc đã thay thế đồng USD trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga.
Lần đầu tiên đồng NDT vượt qua đồng USD về khối lượng giao dịch hàng tháng vào tháng 2 và sự khác biệt trở nên rõ rệt hơn vào tháng 3, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp dựa trên báo cáo giao dịch hàng ngày từ Sàn giao dịch Moscow. Trước cuộc xung đột Ukraine, khối lượng giao dịch của đồng NDT trên thị trường Nga là không đáng kể.
Sự thay đổi này diễn ra sau khi các biện pháp trừng phạt bổ sung trong năm nay ảnh hưởng đến một số ngân hàng ở Nga. Các ngân hàng này vẫn duy trì được khả năng thực hiện chuyển khoản xuyên biên giới bằng đồng USD và các loại tiền tệ khác từ các quốc gia mà Điện Kremlin coi là "không thân thiện".
Nga đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc trong thời gian gần đây. Vào tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tới Moscow và cam kết với Điện Kremlin về việc tiếp tục mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng, siêu dự án, năng lượng và công nghệ cao.
Động thái mới
Cụ thể, Moscow có khả năng mua lượng nhân dân tệ (NDT) trị giá khoảng 200 triệu USD mỗi tháng. Đồng NDT của Trung Quốc là một trong số ít các loại tiền tệ chính mà Nga có thể tiếp cận sau khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã cắt nước này khỏi hệ thống tài chính bằng đồng USD của thế giới.Nga đã ngừng mua ngoại tệ vào cuối tháng 1/2022 do thị trường biến động. Liên tiếp sau đó, Nga đã phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt trên nhiều quy mô của phương Tây. Đến tháng 6, một nhóm các tổ chức toàn cầu do Mỹ dẫn đầu đã phong tỏa tài sản trị giá hơn 300 tỷ USD do ngân hàng trung ương Nga nắm giữ.
Nga đã nối lại chương trình can thiệp tiền tệ vào tháng 1/2023, bắt đầu với đồng NDT. Việc Nga sắp mua đồng tiền của Trung Quốc sẽ đánh dấu sự đảo ngược việc bán đồng nhân dân tệ từ nguồn dự trữ để trang trải cho thâm hụt ngân sách – vốn đã lên tới 29 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2023. Nước này đã giảm số lượng NDT bán ra kể từ tháng 2, theo Bloomberg Economics.
Alexander Isakov, nhà kinh tế Nga tại Bloomberg Economics, cho biết: "Khối lượng mua ngoại hối ban đầu sẽ nhỏ, nhưng nó mang tính biểu tượng cao vì việc đó cho thấy rằng Nga đang xây dựng lại kho dự trữ ngoại hối thay vì 'ngốn sạch' chúng".
Nga duy trì doanh thu năng lượng như thế nào?
Nga, một gã khổng lồ về năng lượng, đã cố gắng duy trì doanh thu ngay cả khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây.Nga cũng đã tìm cách giải quyết các hạn chế thông qua việc chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các thị trường thay thế như Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Kpler, một công ty phân tích hàng hóa, hai quốc gia châu Á này đã mua nhiều dầu thô của Nga đến mức xuất khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển trong quý đầu tiên của Nga đã vượt mức cùng kỳ năm ngoái.
Vào tháng 4, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết doanh thu của Moscow đã giảm khoảng 43% so với một năm trước nhưng giá dầu được hỗ trợ kể từ đầu tháng 4 do cắt giảm sản lượng từ OPEC và Nga. Về phía nhu cầu, việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc sau gần ba năm ngừng hoạt động vì Covid-19 cũng được cho là sẽ hỗ trợ giá dầu tăng lên.
Theo Bloomberg, đồng NDT của Trung Quốc đã thay thế đồng USD trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga.
Lần đầu tiên đồng NDT vượt qua đồng USD về khối lượng giao dịch hàng tháng vào tháng 2 và sự khác biệt trở nên rõ rệt hơn vào tháng 3, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp dựa trên báo cáo giao dịch hàng ngày từ Sàn giao dịch Moscow. Trước cuộc xung đột Ukraine, khối lượng giao dịch của đồng NDT trên thị trường Nga là không đáng kể.
Sự thay đổi này diễn ra sau khi các biện pháp trừng phạt bổ sung trong năm nay ảnh hưởng đến một số ngân hàng ở Nga. Các ngân hàng này vẫn duy trì được khả năng thực hiện chuyển khoản xuyên biên giới bằng đồng USD và các loại tiền tệ khác từ các quốc gia mà Điện Kremlin coi là "không thân thiện".
Nga đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc trong thời gian gần đây. Vào tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tới Moscow và cam kết với Điện Kremlin về việc tiếp tục mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng, siêu dự án, năng lượng và công nghệ cao.