Nga vừa có động thái "đáng sợ" liên quan đến thử nghiệm vũ khí hạt nhân, Mỹ chắc chắn sẽ lo lắng

Hiệp ước được Nga ký kết vào ngày 24/9/1996 tại New York và được Moscow phê chuẩn vào ngày 27/5/2000.
CTBT đáng nhẽ sẽ trở thành công cụ pháp lý quốc tế chính để ngăn chặn bất kỳ hình thức thử nghiệm hạt nhân nào. Hiệp ước cấm tất cả các vụ nổ hạt nhân, mở rộng các giới hạn được đặt ra trong Hiệp ước cấm thử nghiệm một phần trước đó.
Tuy nhiên đến nay, hiệp ước vẫn chưa có hiệu lực vì chưa được 8 trong số 44 quốc gia có vũ khí hạt nhân hoặc có tiềm năng chế tạo vũ khí hạt nhân phê chuẩn.
Theo tài liệu được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức, luật mà Tổng thống Putin vừa thông qua được xây dựng để khôi phục sự bình đẳng trong các cam kết kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Nga vừa có động thái đáng sợ liên quan đến thử nghiệm vũ khí hạt nhân, Mỹ chắc chắn sẽ lo lắng
Luật tạo cơ sở pháp lý để Nga rút lại văn kiện phê chuẩn, nhưng không hàm ý nước này rút khỏi CTBT. Luật có hiệu lực vào ngày công bố chính thức.
Người phát ngôn Điện Kremlin trước đó cho biết việc rút lại quyết định phê chuẩn hiệp ước sẽ cân bằng tình hình trong lĩnh vực thử nghiệm hạt nhân giữa Moscow và Washington, vì Mỹ chưa bao giờ phê chuẩn văn bản này. Ông cũng chỉ ra rằng việc rút lại quyết định phê chuẩn CTBT không có nghĩa là Nga có kế hoạch tiến hành các vụ thử hạt nhân.
Lần cuối cùng Mỹ tiến hành một vụ thử hạt nhân trực tiếp là vào năm 1992, còn Nga là năm 1990. Tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo rằng nếu Washington vi phạm lệnh cấm thử nghiệm trên thực tế, thì Moscow sẽ đáp trả tương tự.
Theo Tass, RT
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top