Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang trưng bày hàng loạt mẫu xe mới nhất của họ tại triển lãm xe Bắc Kinh, còn gọi là triển lãm Auto China, khai mạc vào ngày 25/4. Trong nhiều năm qua, các hãng xe điện Trung Quốc đã nhận được sự hỗ trợ rất hào phóng từ chính phủ, một số hãng đang phát triển nhanh chóng để trở thành công ty toàn cầu. Ví dụ, BYD hiện đang cạnh tranh với Tesla để giành vị trí dẫn đầu thị trường xe điện chạy pin.
Nhưng tất cả hơn 200 nhà sản xuất xe điện của đất nước tỷ dân đang phải vật lộn với tình trạng dư cung quá mức và các chuyên gia dự đoán nhiều công ty nhỏ sẽ không thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Từ cuộc chiến giá cả tàn khốc đến doanh số bán hàng chậm lại trong nền kinh tế đang suy yếu, những thách thức đang diễn ra ở Trung Quốc cũng buộc một số nhà sản xuất ô tô toàn cầu phải rút lui. Bên cạnh đó, sự nhiệt tình dành cho xe điện cũng đang suy giảm ở nhiều thị trường trên thế giới.
Mark Rainford, một nhà bình luận ngành công nghiệp ô tô có trụ sở tại Thượng Hải, người dẫn chương trình YouTube “Inside China Auto, cho biết: “Ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn về tổng thể, nhưng không phải mọi công ty ngày nay đều sẽ nhìn thấy vạch đích.”
Thậm chí, các quan chức Trung Quốc còn cho rằng các nhà sản xuất ô tô sẽ cần một chiếc bụng bằng gang để tồn tại trong vài tháng tới.
Theo hãng tin CNN, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, cho biết hôm 22/4: “Sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp xe năng lượng mới (NEV) sẽ cực kỳ khốc liệt vào năm 2024”.
Theo thống kê của Hiệp hội xe khách Trung Quốc, hơn một chục nhà sản xuất ô tô du lịch đã biến mất khỏi thị trường vào năm ngoái, bao gồm các thương hiệu xe điện phổ biến một thời như WM Motor, Byton, Aiways và Levdeo.
Một số nhà sản xuất ô tô toàn cầu cũng đã phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh hoặc ngừng hoạt động. Vào tháng 10, Mitsubishi Motors tuyên bố sẽ chấm dứt sản xuất ô tô tại liên doanh ở Trung Quốc. Honda, Hyundai và Ford cũng đã thực hiện các bước, bao gồm sa thải nhân viên và bán nhà máy, để cắt giảm chi phí.
Vào năm 2030, Trung Quốc có thể có ít hơn 5 hãng xe điện lớn, Richard Yu, Giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh tiêu dùng của Huawei, dự đoán vào tháng 6 năm ngoái. Huawei đã thiết lập quan hệ đối tác với một số nhà sản xuất ô tô để sản xuất xe điện.
Vậy điều gì khiến ngành này trở nên khó khăn đối với cả người chơi trong và ngoài nước, và điều gì đang chờ đợi các nhà sản xuất xe điện ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?
Áp lực càng trở nên mãnh liệt hơn. Chỉ trong tuần này, Tesla một lần nữa giảm 14.000 nhân dân tệ (1.932 USD) giá khởi điểm của bốn mẫu xe được bán ở Trung Quốc đại lục, thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng. Xpeng và Li Auto, những thương hiệu ô tô phát triển nhanh nhất Trung Quốc, ngay lập tức làm theo, đưa ra những mức giảm giá mạnh hoặc trợ cấp hàng chục triệu USD để thu hút người mua.
Rainford cho biết: “Cuộc chiến giá cả có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay, mặc dù thật khó để tưởng tượng giá có thể giảm nhiều hơn mức hiện tại”.
Ông cho biết, các ưu đãi dành cho người mua ô tô Trung Quốc hiện rất hấp dẫn, nhưng một số thương hiệu sẽ không thể duy trì mức giảm giá này mãi mãi.
“Họ sẽ cần nguồn vốn dồi dào và hoạt động tiếp thị thông minh để có đủ công việc kinh doanh”, ông nói thêm.
Việc giảm giá đã làm giảm lợi nhuận. Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), vào năm 2023, tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành ô tô Trung Quốc giảm xuống 5%, mức thấp nhất trong ít nhất một thập kỷ.
NDRC dự kiến sẽ có hơn 110 mẫu xe điện mới được ra mắt trong năm nay, làm tăng thêm làn sóng xe điện tung ra thị trường.
NDRC cho biết, trong năm 2024, chỉ riêng BYD, Aito và Li Auto của Huawei đang có kế hoạch tăng lượng giao hàng thêm 2,3 triệu xe. Nhưng tổng nhu cầu thị trường dự báo chỉ tăng 2,1 triệu xe.
“Thị trường sẽ ở trong tình trạng dư cung trong một thời gian dài”, NDRC bổ sung.
Và hiện nay, ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực quá đông đúc này.
Tháng trước, Xiaomi, thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc, đã ra mắt mẫu xe điện SU7. Giám đốc điều hành Lei Jun cho biết ông muốn cạnh tranh với Tesla và Porsche bằng chiếc xe cao cấp mới có giá khởi điểm chỉ 215.900 nhân dân tệ (29.794 USD).
Tháng 11 năm ngoái, Meizu, một nhà sản xuất điện thoại thông minh khác, tuyên bố sẽ hợp tác với Geely Auto ra mắt chiếc xe điện đầu tiên có tên Meizu DreamCar MX vào năm 2024.
Cùng tháng đó, Huawei ra mắt mẫu sedan điện đầu tiên, Luxeed S7, được đồng phát triển với Chery Auto nhằm cạnh tranh với Model S của Tesla.
CAAM dự báo tổng doanh số bán xe du lịch của cả Trung Quốc sẽ vào khoảng 26,8 triệu xe vào năm 2024. Tuy nhiên, mục tiêu bán hàng tổng hợp của các nhà sản xuất lớn cho đến nay đã đạt gần 30 triệu chiếc.
Nguồn cung dư thừa đó có nghĩa là các công ty cần tăng tốc độ bán hàng, bao gồm cả việc thúc đẩy xuất khẩu trước nguy cơ gia tăng căng thẳng với các đối tác thương mại quan trọng. Nếu không làm như vậy có thể gây ra vấn đề về dòng tiền và đẩy các nhà sản xuất vào khủng hoảng.
Và trận chiến có thể trở nên khó khăn hơn đối với các hãng nước ngoài.
Tesla đã bị BYD soán ngôi trong thời gian ngắn để trở thành thương hiệu xe điện bán chạy nhất thế giới trong quý 4 năm ngoái. Mẫu xe cơ bản của BYD được bán ở Trung Quốc với giá chỉ dưới 10.000 USD. Ngược lại, Model 3 của Tesla, mẫu rẻ nhất của hãng, hiện có giá ít nhất 231.900 nhân dân tệ (32.002 USD) sau đợt giảm giá mới nhất.
Rainford cho biết: “Chất lượng của sản phẩm hiện nay, kết hợp với mức độ tự động hóa và đổi mới vượt trội của ô tô Trung Quốc, khiến những nhà sản xuất xe nước ngoài truyền thống sẽ cảm thấy áp lực ngày càng tăng khi ngày càng có nhiều thương hiệu Trung Quốc trưng bày sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế”.
Gan Jiayue, giám đốc điều hành của Geely Auto, cho biết tại cuộc họp công bố doanh thu vào tháng Ba: “Bước vào năm 2024, vòng loại trực tiếp của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc sẽ bắt đầu một cách toàn diện và ngành này sẽ bước vào thời kỳ hợp nhất, với một cuộc cải tổ toàn diện.”
Wang Chuanfu, chủ tịch BYD, cũng dự đoán vào tháng 3 rằng một “vòng loại trừ *******” sắp diễn ra.
Ông nói tại một diễn đàn ở Bắc Kinh: “Ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn điều chỉnh theo chu kỳ sau hai thập kỷ tăng trưởng. Các công ty phải hình thành lợi thế kinh tế nhờ quy mô và lợi thế thương hiệu càng sớm càng tốt.”
Theo Yin Tongyue, chủ tịch Chery Auto, các nhà sản xuất xe điện đang bước vào một “cuộc đua sinh tử”. Ông nói thêm vào tháng trước rằng công ty của ông sẽ tung ra 39 mẫu xe hybrid và điện thuần túy mới vào năm 2024 và 2025 để giành vị trí dẫn đầu trên thị trường xe điện.
Nhưng đối với những người sống sót, tương lai không hoàn toàn ảm đạm.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào năm 2024, thị phần ô tô điện có thể đạt tới 45% ở Trung Quốc, được củng cố bởi sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, giá pin và ô tô giảm cũng như các chính sách hỗ trợ liên tục.
>> Nhiều hãng xe điện Trung Quốc tìm đường sang châu Âu khi thị trường quê nhà trở thành “bể máu”
Từ cuộc chiến giá cả tàn khốc đến doanh số bán hàng chậm lại trong nền kinh tế đang suy yếu, những thách thức đang diễn ra ở Trung Quốc cũng buộc một số nhà sản xuất ô tô toàn cầu phải rút lui. Bên cạnh đó, sự nhiệt tình dành cho xe điện cũng đang suy giảm ở nhiều thị trường trên thế giới.
Mark Rainford, một nhà bình luận ngành công nghiệp ô tô có trụ sở tại Thượng Hải, người dẫn chương trình YouTube “Inside China Auto, cho biết: “Ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn về tổng thể, nhưng không phải mọi công ty ngày nay đều sẽ nhìn thấy vạch đích.”
Thậm chí, các quan chức Trung Quốc còn cho rằng các nhà sản xuất ô tô sẽ cần một chiếc bụng bằng gang để tồn tại trong vài tháng tới.
Theo hãng tin CNN, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, cho biết hôm 22/4: “Sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp xe năng lượng mới (NEV) sẽ cực kỳ khốc liệt vào năm 2024”.
Theo thống kê của Hiệp hội xe khách Trung Quốc, hơn một chục nhà sản xuất ô tô du lịch đã biến mất khỏi thị trường vào năm ngoái, bao gồm các thương hiệu xe điện phổ biến một thời như WM Motor, Byton, Aiways và Levdeo.
Một số nhà sản xuất ô tô toàn cầu cũng đã phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh hoặc ngừng hoạt động. Vào tháng 10, Mitsubishi Motors tuyên bố sẽ chấm dứt sản xuất ô tô tại liên doanh ở Trung Quốc. Honda, Hyundai và Ford cũng đã thực hiện các bước, bao gồm sa thải nhân viên và bán nhà máy, để cắt giảm chi phí.
Vào năm 2030, Trung Quốc có thể có ít hơn 5 hãng xe điện lớn, Richard Yu, Giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh tiêu dùng của Huawei, dự đoán vào tháng 6 năm ngoái. Huawei đã thiết lập quan hệ đối tác với một số nhà sản xuất ô tô để sản xuất xe điện.
Vậy điều gì khiến ngành này trở nên khó khăn đối với cả người chơi trong và ngoài nước, và điều gì đang chờ đợi các nhà sản xuất xe điện ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?
Cuộc chiến giá cả khốc liệt
Giảm giá mạnh mẽ là một vấn đề đau đầu. Cuộc chiến về giá bắt đầu vào tháng 10 năm 2022, khi Tesla giảm giá xe Model 3 và Model Y tại Trung Quốc tới 9%. Ba tháng sau, họ lại giảm giá ô tô, gây ra làn sóng giảm giá nhấn chìm ngành công nghiệp ô tô nước này vào năm 2023, bao gồm cả các nhà sản xuất ô tô chạy xăng.Áp lực càng trở nên mãnh liệt hơn. Chỉ trong tuần này, Tesla một lần nữa giảm 14.000 nhân dân tệ (1.932 USD) giá khởi điểm của bốn mẫu xe được bán ở Trung Quốc đại lục, thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng. Xpeng và Li Auto, những thương hiệu ô tô phát triển nhanh nhất Trung Quốc, ngay lập tức làm theo, đưa ra những mức giảm giá mạnh hoặc trợ cấp hàng chục triệu USD để thu hút người mua.
Rainford cho biết: “Cuộc chiến giá cả có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay, mặc dù thật khó để tưởng tượng giá có thể giảm nhiều hơn mức hiện tại”.
Ông cho biết, các ưu đãi dành cho người mua ô tô Trung Quốc hiện rất hấp dẫn, nhưng một số thương hiệu sẽ không thể duy trì mức giảm giá này mãi mãi.
“Họ sẽ cần nguồn vốn dồi dào và hoạt động tiếp thị thông minh để có đủ công việc kinh doanh”, ông nói thêm.
Việc giảm giá đã làm giảm lợi nhuận. Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), vào năm 2023, tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành ô tô Trung Quốc giảm xuống 5%, mức thấp nhất trong ít nhất một thập kỷ.
Quá nhiều tay chơi
Tình trạng quá tải là một vấn đề lớn khác đang gây khó khăn cho ngành xe điện của Trung Quốc.NDRC dự kiến sẽ có hơn 110 mẫu xe điện mới được ra mắt trong năm nay, làm tăng thêm làn sóng xe điện tung ra thị trường.
NDRC cho biết, trong năm 2024, chỉ riêng BYD, Aito và Li Auto của Huawei đang có kế hoạch tăng lượng giao hàng thêm 2,3 triệu xe. Nhưng tổng nhu cầu thị trường dự báo chỉ tăng 2,1 triệu xe.
“Thị trường sẽ ở trong tình trạng dư cung trong một thời gian dài”, NDRC bổ sung.
Và hiện nay, ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực quá đông đúc này.
Tháng 11 năm ngoái, Meizu, một nhà sản xuất điện thoại thông minh khác, tuyên bố sẽ hợp tác với Geely Auto ra mắt chiếc xe điện đầu tiên có tên Meizu DreamCar MX vào năm 2024.
Cùng tháng đó, Huawei ra mắt mẫu sedan điện đầu tiên, Luxeed S7, được đồng phát triển với Chery Auto nhằm cạnh tranh với Model S của Tesla.
CAAM dự báo tổng doanh số bán xe du lịch của cả Trung Quốc sẽ vào khoảng 26,8 triệu xe vào năm 2024. Tuy nhiên, mục tiêu bán hàng tổng hợp của các nhà sản xuất lớn cho đến nay đã đạt gần 30 triệu chiếc.
Nguồn cung dư thừa đó có nghĩa là các công ty cần tăng tốc độ bán hàng, bao gồm cả việc thúc đẩy xuất khẩu trước nguy cơ gia tăng căng thẳng với các đối tác thương mại quan trọng. Nếu không làm như vậy có thể gây ra vấn đề về dòng tiền và đẩy các nhà sản xuất vào khủng hoảng.
Và trận chiến có thể trở nên khó khăn hơn đối với các hãng nước ngoài.
Tesla đã bị BYD soán ngôi trong thời gian ngắn để trở thành thương hiệu xe điện bán chạy nhất thế giới trong quý 4 năm ngoái. Mẫu xe cơ bản của BYD được bán ở Trung Quốc với giá chỉ dưới 10.000 USD. Ngược lại, Model 3 của Tesla, mẫu rẻ nhất của hãng, hiện có giá ít nhất 231.900 nhân dân tệ (32.002 USD) sau đợt giảm giá mới nhất.
Rainford cho biết: “Chất lượng của sản phẩm hiện nay, kết hợp với mức độ tự động hóa và đổi mới vượt trội của ô tô Trung Quốc, khiến những nhà sản xuất xe nước ngoài truyền thống sẽ cảm thấy áp lực ngày càng tăng khi ngày càng có nhiều thương hiệu Trung Quốc trưng bày sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế”.
Vòng loại trực tiếp
Theo các CEO của công ty xe điện Trung Quốc, khi sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, nhiều nhà sản xuất ô tô sẽ lụi tàn trong những tháng tới.Gan Jiayue, giám đốc điều hành của Geely Auto, cho biết tại cuộc họp công bố doanh thu vào tháng Ba: “Bước vào năm 2024, vòng loại trực tiếp của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc sẽ bắt đầu một cách toàn diện và ngành này sẽ bước vào thời kỳ hợp nhất, với một cuộc cải tổ toàn diện.”
Wang Chuanfu, chủ tịch BYD, cũng dự đoán vào tháng 3 rằng một “vòng loại trừ *******” sắp diễn ra.
Ông nói tại một diễn đàn ở Bắc Kinh: “Ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn điều chỉnh theo chu kỳ sau hai thập kỷ tăng trưởng. Các công ty phải hình thành lợi thế kinh tế nhờ quy mô và lợi thế thương hiệu càng sớm càng tốt.”
Theo Yin Tongyue, chủ tịch Chery Auto, các nhà sản xuất xe điện đang bước vào một “cuộc đua sinh tử”. Ông nói thêm vào tháng trước rằng công ty của ông sẽ tung ra 39 mẫu xe hybrid và điện thuần túy mới vào năm 2024 và 2025 để giành vị trí dẫn đầu trên thị trường xe điện.
Nhưng đối với những người sống sót, tương lai không hoàn toàn ảm đạm.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào năm 2024, thị phần ô tô điện có thể đạt tới 45% ở Trung Quốc, được củng cố bởi sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, giá pin và ô tô giảm cũng như các chính sách hỗ trợ liên tục.
>> Nhiều hãng xe điện Trung Quốc tìm đường sang châu Âu khi thị trường quê nhà trở thành “bể máu”