Nghe nhạc nhiều, bạn có biết quy trình xử lý tín hiệu số (DSP) là gì?

Dùng tai nghe, hệ thống rạp hát gia đình hoặc bất kỳ thiết bị điện tử âm thanh nào, bạn có thể sẽ va vào một thuật ngữ là “xử lý tín hiệu số” (DSP: digital signal processing). Ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này và tác dụng của nó đối với âm thanh mà bạn nghe thấy là gì?
Nghe nhạc nhiều, bạn có biết quy trình xử lý tín hiệu số (DSP) là gì?

Giải thích những khái niệm cơ bản về xử lý tín hiệu kỹ thuật số​

Đối với một thuật ngữ thường được sử dụng trong tiếp thị, DSP là một chủ đề rất phức tạp. Ở cấp độ cơ bản, tất cả những gì các quá trình xử lý tín hiệu kỹ thuật số làm là lấy tín hiệu, ở đây là tín hiệu âm thanh, và thao tác kỹ thuật với nó để đạt được một số kết quả mong muốn. Điều đó nghe có vẻ đơn giản, nhưng quá trình xử lý thực tế và các thuật toán được sử dụng có thể vô cùng phức tạp. Một nhiệm vụ đơn giản như tăng âm lượng với một lượng nhất định có thể tương đối đơn giản, nhưng một số thứ như chống ồn thích ứng là thứ khó xử lý hơn nhiều. Đôi khi, bạn sẽ thấy một sản phẩm như tai nghe được mô tả là có “DSP”. Trong trường hợp này, nó có thể là viết tắt của bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Tất cả điều này có nghĩa là sản phẩm có 1 con chip chuyên xử lý tín hiệu âm thanh theo những cách nhất định. Việc tích hợp tích DSP phổ biến hơn trong những thiết bị mà bạn không nhất thiết phải tích hợp quá trình xử lý, chẳng hạn như tai nghe. Quá trình xử lý tín hiệu kỹ thuật số được sử dụng ở nhiều nơi khác, như điện thoại hoặc máy tính của bạn, nhưng vì những thiết bị đó đã được tích hợp các bộ xử lý mạnh mẽ, nên thường không cần chip riêng dành cho việc xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Ngay cả trong các hệ thống có CPU truyền thống, đôi khi bạn sẽ thấy những con chip dành riêng cho DSP nằm bên trong. Điều là này do quá trình xử lý tín hiệu âm thanh cần diễn ra trong thời gian thực, vì vậy, các mạch được tối ưu hóa có thể cải thiện loại hiệu năng này.
Nghe nhạc nhiều, bạn có biết quy trình xử lý tín hiệu số (DSP) là gì?

Công dụng phổ biến đối với xử lý tín hiệu kỹ thuật số​

Xử lý tín hiệu số có khả năng làm được những điều phi thường, nhưng nó cũng có những cách sử dụng đơn giản. Chẳng hạn, khi bạn đang nghe 1 danh sách phát nhạc, nhiều người sử dụng DSP để đảm bảo rằng không có hiện tượng tăng âm lượng lớn giữa các bài hát. Quá trình chuyển đổi từ tín hiệu tương tự (analog) sang kỹ thuật số (digital) và ngược lại là một trường hợp sử dụng phổ biến khác của DSP. Thông thường, quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra với một con chip DSP chuyên dụng dành riêng cho mục đích này, được gọi là DAC hoặc bộ chuyển đổi AD/DA, tùy thuộc vào việc nó chỉ chuyển đổi một chiều hay không. Việc biến tín hiệu âm thanh sang tín hiệu kỹ thuật số trong thế giới thực là một nghệ thuật, do đó, bạn sẽ tìm thấy một số bộ chuyển đổi rất đắt tiền trên thị trường. Một công dụng của DSP mà bạn có thể gặp phải và chú ý đến thường thường xuyên hơn đó chính là khử tiếng ồn. Sự kết hợp giữa micrô bên ngoài tai nghe của bạn và xử lý tín hiệu kỹ thuật số để loại bỏ âm thanh xung quanh bạn. DSP cũng được sử dụng cho chế độ Transparency (Trong suốt – cách gọi của Apple). Tính năng này sử dụng các micrô vốn được sử dụng để chống ồn, nhưng thay vì mục đích loại bỏ, nó lại khuếch đại âm thanh, cho phép bạn dễ dàng nghe thấy môi trường xung quanh mình hơn. Digital EQ (EQ kỹ thuật số) cũng là một cách sử dụng phổ biến khác đối với quy trình xử lý tín hiệu số. Nếu đã từng sử dụng 1 ứng dụng âm nhạc trên điện thoại hoặc máy tính cho phép bạn điều chỉnh EQ, thì đây là hoạt động xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Khi bạn điều chỉnh thanh trượt, quá trình xử lý kỹ thuật số sẽ khuếch đại hoặc giảm biên độ của một số tần số nhất định. Một ví dụ cuối cùng là "room correction". Nhiều hệ thống rạp hát gia đình hiện nay có bao gồm 1 hệ thống tự động điều chỉnh các cài đặt khác nhau nhằm đảm bảo rằng âm thanh được tối ưu hóa cho kích thước và hình dạng của căn phòng. Nó cũng tính toán thời gian cho mỗi loa để âm thanh đến chiếc ghế sofa dài của bạn được đồng bộ một cách hoàn hảo.

Khi nào thì DSP quan trọng với bạn?​

Nghe nhạc nhiều, bạn có biết quy trình xử lý tín hiệu số (DSP) là gì?
Khi nào xử lý tín hiệu kỹ thuật số quan trọng? Đó là một câu hỏi khá kỳ quặc nhưng đôi khi lại cần thiết. Đối với âm thanh, có một số khía cạnh nhất định của sản phẩm mà bạn nên chú ý đến loại xử lý tín hiệu kỹ thuật số hoặc nhà sản xuất chip DSP. Như đã đề cập trước đó, nếu bạn mua bộ khuếch đại tai nghe hoặc bộ thu A/V, thì chất lượng của bộ chuyển đổi AD/DA càng tốt, âm thanh sẽ càng hay. Bạn vẫn sẽ nghe thấy mọi thứ ổn với một bộ chuyển đổi chất lượng hấp hơn, nhưng nếu là một người đam mê âm thanh, bạn sẽ không muốn sử dụng các thành phần rẻ nhất có thể. Chống ồn là một lĩnh vực khác mà chất lượng của cả chip DSP lẫn các thuật toán chạy trên chúng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Không phải tất cả các chức năng chống ồn đều giống như nhau, vì vậy, bạn cần phải chú ý khi mua tai nghe. Đồng thời, EQ tích hợp trong tai nghe hoặc các chế độ âm thanh khác nhau trên loa Bluetooth và bộ thu A/V không quan trọng bằng. Trong nhiều trường hợp, ngay từ đầu, đây là những tính năng mới, vì vậy, chất lượng của quá trình xử lý được sử dụng cho những tính năng này không nhất thiết phải ảnh hưởng nhiều đến quyết định của bạn. Biết những gì quan trọng đối với bạn là điều cần thiết, vì vậy, đừng để tâm quá nhiều với các tính năng DSP nếu hiểu rằng bạn sẽ không sử dụng chúng thường xuyên. Nguồn: How To Geek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top