Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng với những ngôi làng săn cá voi truyền thống, người dân quốc gia này cũng coi thịt cá voi là loại thực phẩm dinh dưỡng cao. Wada, một thị trấn bên bờ Thái Bình Dương, có 400 năm kinh nghiệm lênh đênh trên các đại dương rộng lớn để đánh bắt cá voi, hiện đang đối mặt với nguy cơ giải tán nghề truyền thống vì nhu cầu thị trường đang trên đà chạm đáy.
Khi du khách đến thăm quan Wada, trước khi vào cổng, họ sẽ thấy một bộ xương cá voi được chế tác theo tỷ lệ 1:1, không gian bên trong bảo tàng chứa đầy những bộ phận cá voi, cùng nhiều vật dụng đánh bắt. Tại một nhà hàng địa phương, du khách được phục vụ món cốt lết cá voi chiên giòn. Gần đó, sẽ có một vài boong gỗ dùng để chế biến cá voi mới đánh bắt về.
Hàng năm, có rất nhiều khách du lịch đến đây để chứng kiến những hoạt động liên quan đến cá voi. Do thị trường sụt giảm, một số hộ gia đình đã chuyển qua phục vụ khách du lịch để tồn tại.
Vào năm 2019, Nhật Bản chính thức rút khỏi Ủy ban săn bắt cá voi quốc tế (IWC), cơ quan nghiêm cấm họ đánh bắt cá voi từ những năm 1980. Người dân trong làng hết sức vui mừng vì có thể ổn định lại kinh tế địa phương, và kết nối lại nguồn thức ăn đã giúp duy trì cộng đồng ven biển hơn 400 năm qua.
Tuy nhiên, mọi việc không thuận lợi như vậy. Mặc dù những chỉ trích của các nhà bảo tồn tự nhiên đã giảm bớt sau khi chính phủ Nhật cho rút tàu thuyền đánh cá khỏi Nam Cực, ngành công nghiệp thủy sản trong nước vẫn gặp phải nhiều trắc trở. Điển hình như chất lượng nguồn lao động và tàu thuyền xuống cấp, biến đổi khí hậu cũng khiến nhiều đàn cá voi di chuyển khác thường, và trên hết là việc người dân không còn mặn mà với thịt cá voi.
Nhật Bản từng cố thực hiện những cuộc săn cá voi “mượn danh” nghiên cứu khoa học để tránh quy định của IWC, duy trì nguồn cung ổn định cho người dân. Chính phủ nước này cho rằng, săn bắt cá voi thương mại là cách duy nhất để ổn định nguồn cung thịt, đồng thời hồi sinh mức độ tiêu thụ.
“Nhưng tất cả các bằng chứng đều đi theo hướng ngược lại. Cho dù theo đuổi trên biển cả vì lý do khoa học hay ở vùng biển ven bờ nhằm mục đích kiếm lợi, hoạt động săn bắt cá voi thương mại của Nhật Bản vẫn là kẻ thua cuộc về kinh tế, chỉ thoi thóp tồn tại vì trợ cấp chính phủ”, Patrick Ramage, giám đốc cấp cao phụ trách chương trình hợp tác tại Quỹ Quốc tế về Phúc lợi Động vật cho biết.
Ông tin rằng, tương lai của thị trấn săn cá già cỗi phải phụ thuộc vào du lịch sinh thái nếu muốn tồn tại. “Nhiều ngôi làng truyền thống trên thế giới đã chuyển qua hoạt động biểu diễn cá voi, và nó thực sự hiệu quả. Tốt nhất nên thúc đẩy mảng du lịch để thu lợi nhuận hơn là bám đuổi một tương lai không hy vọng và phụ thuộc vào thuế người dân để tồn tại”, ông nói.
Theo số liệu của chính phủ, chỉ có 300 người ở Nhật Bản có liên quan trực tiếp đến việc săn bắt cá voi. Thịt cá voi chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng lượng thịt tiêu thụ của cả nước vào năm 2016. Trung bình mỗi năm, thị trường nội địa chỉ thu vào 4.000 - 5.000 tấn thịt cá voi, tương đương khối lượng nửa quả táo cho mỗi người.
Mặt khác, Yoshinori Shoji, chủ tịch Gaibo Hogei, một công ty đánh bắt cá voi ở Wada có tuổi đời hơn 70 năm, cho biết việc từ bỏ hoạt động săn bắt ven biển là điều không tưởng. “Tôi biết nghề này gây ra nhiều tranh cãi, nhưng với chúng tôi, cá voi chỉ là một loại thực phẩm”, ông phát biểu.
Thậm chí, để giữ cho nền văn hóa săn bắt cá voi tồn tại, thịt cá voi được phục vụ hai lần trong một năm cho các em học sinh tiểu học tại địa phương. Trẻ em còn được mời đến xem những buổi chế biến cá voi mõm khoằm Baird sau khi vớt lên bờ 18 tiếng .
"Tại sao chúng ta không nên ăn thịt cá voi? Con người luôn ăn những loại động vật hoang dã khác nhau ở nơi họ sống. Nó phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Công việc của tôi là mang đến cho mọi người cơ hội được ăn và đánh giá thịt cá voi tại quê hương. Chúng tôi không ép buộc bất kỳ ai ăn nó”, Shoji nói.
Tuy nhiên, hiện tại có 30 nhân viên đánh bắt tại Wanda gặp khó khăn để mưu sinh bằng nghề này. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2020 và 2021, họ chỉ bắt được 9 con cá voi. Giải thích về sự sụt giảm số lượng này, Shoji tin rằng vùng biển ấm hơn có thể đã khiến đàn cá voi đi xa hơn về phía bắc. Những cơn bão mạnh xảy ra thường xuyên cũng khiến tàu thuyền phải neo tại cảng một thời gian dài.
Junko Sakuma, nhà báo tự do kiêm chuyên gia về nền kinh tế săn bắt cá voi của Nhật Bản, tiết lộ nếu không nhờ chính phủ trợ cấp 5,1 tỷ yên/năm (0,033 tỷ bảng Anh) thì nghề đánh bắt cá voi ở quốc gia này đã hoàn toàn biến mất.
“Chính phủ nói rằng họ không thể tài trợ mãi mãi cho những lo lắng xung quanh nghề đánh bắt cá voi. Khi Nhật Bản rời IWC, các quan chức ngành thủy sản cảm thấy rất lạc quan về tương lai của ngành thủy sản trong nước, nhưng trên thực tế, nó đã bị thu hẹp lại. Có thể nó vẫn tồn tại nhưng quy mô sẽ nhỏ lại nhiều”, cô nói.
Có một nghịch lý, kể từ khi hoạt động săn bắt cá voi “khoa học” cùng nhiều cuộc đối đầu giữa thuyền đánh cá Nhật Bản với tổ chức chống săn bắt cá voi Sea Shepherd đi đến hồi kết, mọi thứ đáng lẽ phải trở lại bình thường thì lượng tiêu thụ lại bất ngờ giảm mạnh.
“Trước đây, người Nhật luôn bảo vệ loại thức ăn này vì họ không thích người da trắng bảo họ không được ăn thịt cá voi. Nhưng hiện tại, khi các quốc gia chống săn bắt cá voi như Úc, Anh và Mỹ không còn quan tâm, người Nhật chẳng còn lý do gì để giận dỗi, họ nhanh chóng lãng quên thịt cá voi”, Sakuma nói.
Nguồn: The Guardian
Hàng năm, có rất nhiều khách du lịch đến đây để chứng kiến những hoạt động liên quan đến cá voi. Do thị trường sụt giảm, một số hộ gia đình đã chuyển qua phục vụ khách du lịch để tồn tại.
Vào năm 2019, Nhật Bản chính thức rút khỏi Ủy ban săn bắt cá voi quốc tế (IWC), cơ quan nghiêm cấm họ đánh bắt cá voi từ những năm 1980. Người dân trong làng hết sức vui mừng vì có thể ổn định lại kinh tế địa phương, và kết nối lại nguồn thức ăn đã giúp duy trì cộng đồng ven biển hơn 400 năm qua.
Tuy nhiên, mọi việc không thuận lợi như vậy. Mặc dù những chỉ trích của các nhà bảo tồn tự nhiên đã giảm bớt sau khi chính phủ Nhật cho rút tàu thuyền đánh cá khỏi Nam Cực, ngành công nghiệp thủy sản trong nước vẫn gặp phải nhiều trắc trở. Điển hình như chất lượng nguồn lao động và tàu thuyền xuống cấp, biến đổi khí hậu cũng khiến nhiều đàn cá voi di chuyển khác thường, và trên hết là việc người dân không còn mặn mà với thịt cá voi.
Nhật Bản từng cố thực hiện những cuộc săn cá voi “mượn danh” nghiên cứu khoa học để tránh quy định của IWC, duy trì nguồn cung ổn định cho người dân. Chính phủ nước này cho rằng, săn bắt cá voi thương mại là cách duy nhất để ổn định nguồn cung thịt, đồng thời hồi sinh mức độ tiêu thụ.
“Nhưng tất cả các bằng chứng đều đi theo hướng ngược lại. Cho dù theo đuổi trên biển cả vì lý do khoa học hay ở vùng biển ven bờ nhằm mục đích kiếm lợi, hoạt động săn bắt cá voi thương mại của Nhật Bản vẫn là kẻ thua cuộc về kinh tế, chỉ thoi thóp tồn tại vì trợ cấp chính phủ”, Patrick Ramage, giám đốc cấp cao phụ trách chương trình hợp tác tại Quỹ Quốc tế về Phúc lợi Động vật cho biết.
Ông tin rằng, tương lai của thị trấn săn cá già cỗi phải phụ thuộc vào du lịch sinh thái nếu muốn tồn tại. “Nhiều ngôi làng truyền thống trên thế giới đã chuyển qua hoạt động biểu diễn cá voi, và nó thực sự hiệu quả. Tốt nhất nên thúc đẩy mảng du lịch để thu lợi nhuận hơn là bám đuổi một tương lai không hy vọng và phụ thuộc vào thuế người dân để tồn tại”, ông nói.
Mặt khác, Yoshinori Shoji, chủ tịch Gaibo Hogei, một công ty đánh bắt cá voi ở Wada có tuổi đời hơn 70 năm, cho biết việc từ bỏ hoạt động săn bắt ven biển là điều không tưởng. “Tôi biết nghề này gây ra nhiều tranh cãi, nhưng với chúng tôi, cá voi chỉ là một loại thực phẩm”, ông phát biểu.
Thậm chí, để giữ cho nền văn hóa săn bắt cá voi tồn tại, thịt cá voi được phục vụ hai lần trong một năm cho các em học sinh tiểu học tại địa phương. Trẻ em còn được mời đến xem những buổi chế biến cá voi mõm khoằm Baird sau khi vớt lên bờ 18 tiếng .
"Tại sao chúng ta không nên ăn thịt cá voi? Con người luôn ăn những loại động vật hoang dã khác nhau ở nơi họ sống. Nó phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Công việc của tôi là mang đến cho mọi người cơ hội được ăn và đánh giá thịt cá voi tại quê hương. Chúng tôi không ép buộc bất kỳ ai ăn nó”, Shoji nói.
Tuy nhiên, hiện tại có 30 nhân viên đánh bắt tại Wanda gặp khó khăn để mưu sinh bằng nghề này. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2020 và 2021, họ chỉ bắt được 9 con cá voi. Giải thích về sự sụt giảm số lượng này, Shoji tin rằng vùng biển ấm hơn có thể đã khiến đàn cá voi đi xa hơn về phía bắc. Những cơn bão mạnh xảy ra thường xuyên cũng khiến tàu thuyền phải neo tại cảng một thời gian dài.
“Chính phủ nói rằng họ không thể tài trợ mãi mãi cho những lo lắng xung quanh nghề đánh bắt cá voi. Khi Nhật Bản rời IWC, các quan chức ngành thủy sản cảm thấy rất lạc quan về tương lai của ngành thủy sản trong nước, nhưng trên thực tế, nó đã bị thu hẹp lại. Có thể nó vẫn tồn tại nhưng quy mô sẽ nhỏ lại nhiều”, cô nói.
Có một nghịch lý, kể từ khi hoạt động săn bắt cá voi “khoa học” cùng nhiều cuộc đối đầu giữa thuyền đánh cá Nhật Bản với tổ chức chống săn bắt cá voi Sea Shepherd đi đến hồi kết, mọi thứ đáng lẽ phải trở lại bình thường thì lượng tiêu thụ lại bất ngờ giảm mạnh.
“Trước đây, người Nhật luôn bảo vệ loại thức ăn này vì họ không thích người da trắng bảo họ không được ăn thịt cá voi. Nhưng hiện tại, khi các quốc gia chống săn bắt cá voi như Úc, Anh và Mỹ không còn quan tâm, người Nhật chẳng còn lý do gì để giận dỗi, họ nhanh chóng lãng quên thịt cá voi”, Sakuma nói.
Nguồn: The Guardian