Ngỡ ngàng với hình ảnh "hai Mặt trời" cùng xuất hiện ở Hồ Tây, Hà Nội: thực hư ra sao?

Trên mạng xã hội Facebook vừa xuất hiện hình ảnh lan truyền về “hai mặt trời” xuất hiện trêu bầu trời Hồ Tây, Hà Nội khiến không ít người ngỡ ngàng.
Cụ thể, vào chiều 11/3, một bài đăng trên mạng xã hội Facebook đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khi chia sẻ hình ảnh hai Mặt trời cùng lúc xuất hiện trên bầu trời Tây (Hà Nội) với chú thích: "Hiện tượng 'lạ' được ghi lại tại Hồ Tây - Hà Nội. Không biết là gì nhưng nhìn đẹp và ảo quá".
Ngỡ ngàng với hình ảnh hai Mặt trời cùng xuất hiện ở Hồ Tây, Hà Nội: thực hư ra sao?
Bài đăng đã thu về hàng nghìn lượt tương tác và hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ. "Theo mình là 1 Mặt trăng và 1 Mặt trời, cái này hay thấy mà, ảnh này quá đẹp", một người bình luận. Thậm chí, có người còn hoang mang và cho rằng hiện tượng "hai Mặt trời này chính là lý do "trời nóng hơn mọi khi".
Hiện tượng "mặt trời giả" được chụp lại và chia sẻ lên Facebook. Ảnh: Facebook Thảo Nguyên.
Liên quan đến hiện tượng này, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) theo dõi hình ảnh được chia sẻ và cho biết hiện tượng hai hoặc ba Mặt trời cùng xuất hiện là hiện tượng khá hiếm.
"Đây là hiện tượng hiếm gặp, do trùng hợp ở quá trình tán xạ và phản xạ ánh sáng Mặt trời. Trong một số điều kiện phù hợp vào lúc trời nhiều mây, ánh sáng Mặt trời khi va chạm với các hạt nước và tinh thể băng thì phản xạ lại gần như hoàn toàn tạo thành ảnh của Mặt trời, giống như khi nó in bóng xuống một mặt hồ.
Hình ảnh phản chiếu này tiếp tục phản xạ một lần nữa khi gặp một lớp mây khác, chỉ có một phần bị tán xạ. Vì thế, lần phản xạ thứ hai này tạo thành một ảnh mà ở mặt đất có thể nhìn thấy được giống như một Mặt trời thứ hai", ông Sơn nhấn mạnh.
Ngỡ ngàng với hình ảnh hai Mặt trời cùng xuất hiện ở Hồ Tây, Hà Nội: thực hư ra sao?
Về vấn đề này, ông Vũ Thế Hoàng, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Hà Nội (HAS) cho rằng, khi nhìn hình ảnh khiến chúng ta cảm thấy giống như có hai Mặt trời. Tuy nhiên, trường hợp này khó có thể xảy ra.
Theo ông Hoàng, Hồ Tây có diện tích rất rộng, nếu có 2 mặt trời thật thì sẽ có rất nhiều góc ảnh được lan truyền, đằng này chỉ có một góc ảnh duy nhất.
"Tôi nhận định có 2 trường hợp xảy ra. Một là do thấu kính máy ảnh hoặc camera điện thoại của người chụp, họ chụp qua thấu kính bị khúc xạ dẫn đến 2 mặt trời. Thậm chí là dùng công nghệ photoshop để câu view. Trường hợp thứ 2 ít xảy ra hơn là do hiện tượng khúc xạ dưới mây.
Một lớp mây khuếch đại, khúc xạ ánh sáng tản ra, tạo ra một mặt trời giống hệt ngay ở dưới. Theo suy đoán của tôi, hiện tượng này khả năng cao là do trường hợp camera của người chụp", ông Hoàng chia sẻ.
Hiện tượng 2 mặt trời xuất hiện cùng lúc đã từng xuất hiện trên thế giới đó là thời điểm tháng 7.2023 tại Tứ Xuyên (Trung Quốc). Clip do một người đàn ông quay lại, khi nhìn thấy 2 mặt trời ẩn hiện trong mây và đã đăng tải lên mạng xã hội.
Ngỡ ngàng với hình ảnh hai Mặt trời cùng xuất hiện ở Hồ Tây, Hà Nội: thực hư ra sao?
Hiện tượng 2 mặt trời cũng từng xuất hiện ở Trung Quốc
Các chuyên gia đánh giá, hiện tượng này rất hiếm gặp, nhưng hiển nhiên cũng chỉ là một hiện tượng quang học thuần túy không phải là một điềm báo nào.
>> Mặt trăng xoay quanh trái đất, trái đất xoay quanh mặt trời, mặt trời xoay quanh cái gì?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top