Chùa chiếm đến 36% tổng số di tích tại Việt Nam. Nước ta có nhiều ngôi chùa đẹp, nổi tiếng linh thiêng và nắm giữ kỷ lục độc nhất vô nhị. Trong đó, chùa Đồng là ngôi chùa được đánh giá đặc biệt nhất. Wiki viết về chùa Đồng như sau: Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc Tự (chùa Cõi Phật), chùa được tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Đây là ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á.
Tìm hiểu về lịch sử ngôi chùa này mới biết, đây là ngôi chùa do một bà phi của chúa Trịnh xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ 17). Khác với những chùa khác, chùa này được đúc bằng đồng, đó cũng là lý do nó có tên gọi chùa Đồng. Thuở đầu, ngôi chùa này chỉ là một cái khám nhỏ, một người chui còn không lọt. Năm 1740 thời vua Lê Cảnh Hưng, có một cơn bão xảy ra khiến mái của chùa bị bật. Kẻ gian lợi dụng chuyện này mà đến tháo dỡ luôn phần còn lại của chùa, chỉ để trừ dấu tích các hố cột như chôn trên mỏm đá.
Về sau, mùa Đông năm 1930, có bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa đã tái tạo và phục dựng lại chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng. Chùa khi này cao quá đầu người, nằm trên một hòn đá vuông vắn. Đến năm 1993, một Việt kiều Mỹ đã cùng các phật tử hải ngoại phát tâm đúc lại chùa theo kiến trúc chữ Đinh, thiết kế theo dáng hoa sen nở rộ.
Năm 2005, UBND Quảng Ninh phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo, phục dựng chùa Đồng ở khu di tích Yên Tử, TP Uông Bí. 1 năm sau, chùa với hình dáng hoa sen nở rộ trọng lượng 70 tấn đã được đúc nên. Từ đó đến nay, nơi nay vẫn là chốn ling thiêng Phật tử khắp nơi muốn ghé đến. Người thường cũng mong được dừng chân nơi đây, chạm vào chùa để lấy may. Chùa Đồng mới đã được các nghệ nhân nổi tiếng đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện. Và ngôi chùa được đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh). Chùa Đồng đúc nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m.
Nói về vị trí mà ngôi chùa độc nhất vô nhị thế giới này tọa lạc, nó cũng đặc biệt không kém. Vùng núi Yên Tử xưa có tên là Yên Sơn, được mệnh danh là “phúc địa thứ 4 của Giao Châu”, 1 trong 72 phúc địa nhà Đường thời Bắc thuộc. Núi Yên Tử tên xưa là núi Voi, Tượng Sơn vì hình dạng giống như con voi nằm phủ phục. Có rất nhiều chuyện ly kỳ đã xảy ra nơi đây. Chuyện kể rằng Yên Tử là nơi An Kỳ Sinh thời Hán đã đến đây tu tập rồi đắc đạo. Nhiều cao tăng cũng chọn Yên Tử để tu tiên. Xưa kia có vua Trần Nhân Tông, Thiền sư Hiện Quang, Viên Chứng, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Dao…
Ngày trước, lên chùa Đồng Yên Tử chỉ có cách duy nhất là đi bộ hàng nghìn bậc đá, băng đường rừng núi khoảng 6km. Tuy nhiên giờ đây đã có thể đi cáp treo một đoạn.
Tìm hiểu về lịch sử ngôi chùa này mới biết, đây là ngôi chùa do một bà phi của chúa Trịnh xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ 17). Khác với những chùa khác, chùa này được đúc bằng đồng, đó cũng là lý do nó có tên gọi chùa Đồng. Thuở đầu, ngôi chùa này chỉ là một cái khám nhỏ, một người chui còn không lọt. Năm 1740 thời vua Lê Cảnh Hưng, có một cơn bão xảy ra khiến mái của chùa bị bật. Kẻ gian lợi dụng chuyện này mà đến tháo dỡ luôn phần còn lại của chùa, chỉ để trừ dấu tích các hố cột như chôn trên mỏm đá.
Về sau, mùa Đông năm 1930, có bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa đã tái tạo và phục dựng lại chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng. Chùa khi này cao quá đầu người, nằm trên một hòn đá vuông vắn. Đến năm 1993, một Việt kiều Mỹ đã cùng các phật tử hải ngoại phát tâm đúc lại chùa theo kiến trúc chữ Đinh, thiết kế theo dáng hoa sen nở rộ.
Năm 2005, UBND Quảng Ninh phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo, phục dựng chùa Đồng ở khu di tích Yên Tử, TP Uông Bí. 1 năm sau, chùa với hình dáng hoa sen nở rộ trọng lượng 70 tấn đã được đúc nên. Từ đó đến nay, nơi nay vẫn là chốn ling thiêng Phật tử khắp nơi muốn ghé đến. Người thường cũng mong được dừng chân nơi đây, chạm vào chùa để lấy may. Chùa Đồng mới đã được các nghệ nhân nổi tiếng đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện. Và ngôi chùa được đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh). Chùa Đồng đúc nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m.
Nói về vị trí mà ngôi chùa độc nhất vô nhị thế giới này tọa lạc, nó cũng đặc biệt không kém. Vùng núi Yên Tử xưa có tên là Yên Sơn, được mệnh danh là “phúc địa thứ 4 của Giao Châu”, 1 trong 72 phúc địa nhà Đường thời Bắc thuộc. Núi Yên Tử tên xưa là núi Voi, Tượng Sơn vì hình dạng giống như con voi nằm phủ phục. Có rất nhiều chuyện ly kỳ đã xảy ra nơi đây. Chuyện kể rằng Yên Tử là nơi An Kỳ Sinh thời Hán đã đến đây tu tập rồi đắc đạo. Nhiều cao tăng cũng chọn Yên Tử để tu tiên. Xưa kia có vua Trần Nhân Tông, Thiền sư Hiện Quang, Viên Chứng, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Dao…
Ngày trước, lên chùa Đồng Yên Tử chỉ có cách duy nhất là đi bộ hàng nghìn bậc đá, băng đường rừng núi khoảng 6km. Tuy nhiên giờ đây đã có thể đi cáp treo một đoạn.