Ngọn núi cao nhất trong Hệ mặt trời thậm chí còn cao hơn cả núi Everest gấp nhiều lần

Bạn sẽ phải bất ngờ với ngọn núi cao nhất trong Hệ mặt trời vì nó thực tế không nằm trên Trái Đất.
Ngọn núi cao nhất trong Hệ mặt trời thậm chí còn cao hơn cả núi Everest gấp nhiều lần
Đỉnh Everest chắc chắn rất ấn tượng nhưng ngọn núi cao nhất trên Trái đất trên thực tế là một trong những ngọn núi nhỏ trong hệ mặt trời của chúng ta và nó thậm chí không phải là ngọn núi cao nhất trên hành tinh của chúng ta, tùy thuộc vào cách bạn đo lường nó. Vậy ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt trời ở đâu? Câu trả lời, vị trí và kích thước khủng khiếp của nó có thể khiến bạn ngạc nhiên.

Hành tinh thứ tư từ Mặt trời​

Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên khi biết rằng ngọn núi cao nhất trong hệ mặt trời không nằm trên Trái đất. Không có nhiều hành tinh và mặt trăng khác trong hệ mặt trời có lượng "đá" trên mặt đất đủ lớn để hình thành nên ngọn núi khổng lồ.
Nhưng trên thực tế, ngọn núi cao nhất trong hệ mặt trời là Olympus Mons trên sao Hỏa. Thật khó để tưởng tượng nhưng ngọn núi lửa khổng lồ này cao 25 km so với bề mặt của hành tinh đỏ và là một trong hàng chục núi lửa khổng lồ trên sao Hỏa. Để so sánh, ngọn núi lửa cao nhất trên Trái đất, Mauna Kea chỉ cao 10 km và chỉ có thể nhìn thấy 4,1 km trên mực nước biển.
Ngọn núi cao nhất trong Hệ mặt trời thậm chí còn cao hơn cả núi Everest gấp nhiều lần
Ấn tượng hơn nữa là ở đỉnh Olympus Mons, có một miệng núi lửa khổng lồ trải dài khoảng 80 km trên nó. Trong khi đó, chân đế của Olympus Mons rộng 549 km. Con số này về cơ bản bằng chiều dài của bang Mississippi.

Tại sao Olympus Mons lại lớn đến vậy?​

Olympus Mons cao hơn đỉnh Everest gần 3 lần, điều này nghe có vẻ kỳ lạ khi cho rằng đường kính của sao Hỏa chỉ bằng một nửa Trái đất. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng Olympus Mons và những người anh em quái dị của nó cao như vậy là do ba yếu tố khác nhau.
Đầu tiên, sao Hỏa là một hành tinh có nhiều núi lửa hoạt động hơn so với Trái đất. Trong khi hành tinh của chúng ta đã có một thời kỳ núi lửa hoạt động dữ dội từ lâu, núi lửa trên sao Hỏa đã hoạt động mạnh mẽ trong thời gian dài hơn rồi.
Ngoài ra, các mảng kiến tạo trên sao Hỏa di chuyển chậm hơn so với trên Trái đất. Điều này cho phép những ngọn núi khổng lồ hình thành và vẫn tồn tại trong khi những ngọn núi khổng lồ trên Trái đất có thể bị đẩy xuống dưới các mảng kiến tạo hay còn gọi là quá trình hút chìm hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động kiến tạo.
Ngọn núi cao nhất trong Hệ mặt trời thậm chí còn cao hơn cả núi Everest gấp nhiều lần
Cuối cùng, lực hấp dẫn trên sao Hỏa chỉ mạnh bằng khoảng 38% so với trên Trái đất do sự khác biệt về khối lượng của mỗi hành tinh. Các nhà hành tinh học tin rằng điều này cho phép các ngọn núi "phát triển" cao hơn vì lực hấp dẫn không kéo magma xuống giống như trên Trái đất.
Tổng hợp những yếu tố trên đã giúp Olympus Mons hình thành như một ngọn núi lớn nhất trong Hệ mặt trời và vẫn như vậy qua hàng tỷ năm trong lịch sử hình thành.

Những ngọn núi cao nhất trên Trái Đất​

Nếu ngọn núi cao nhất trong hệ mặt trời nằm trên sao Hỏa thì những ngọn núi cao nhất trên Trái Đất được sắp xếp như thế nào?
Hầu hết mọi người đều biết rằng đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất trên Trái đất với độ cao 8.848 mét. Nhưng nó là ngọn núi cao nhất khi tính từ mực nước biển. Trong khi đó Mauna Kea ở Hawaii mới chính là ngọn núi cao nhất trên Trái đất với chiều cao 10.210 mét tính đáy biển.
Tuy nhiên ngọn núi cao nhất từ trung tâm Trái đất chính là Chimborazo. Ngọn núi lửa ở Ecuador này cao hơn 2.072 mét so với Everest và 710 mét so với Mauna Kea. Điều này là do sự phình ra của Trái đất vì hành tinh của chúng ta rộng hơn một chút ở gần đường xích đạo.
Nguồn: Howstuffworks
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top