cpsmartyboy
Pearl
Những giấc ngủ ngắn không chỉ mang lại cảm giác tươi mới cho tinh thần mà còn đem lại các lợi ích khác về sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục phát hiện ra những lợi ích của một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.
Một nghiên cứu năm 2019 công bố trên tạp chí Heart đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ trưa lành mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) đã chỉ ra cách ngủ trưa có thể cải thiện trí nhớ, năng lực học tập, chức năng hệ thống miễn dịch và tâm trạng.
Sara Mednick, tiến sĩ, nhà khoa học thần kinh nhận thức tại Đại học California Irvine và là tác giả của cuốn sách The Power of the Downstate đã có những chia sẻ với trang The Healthy về lợi ích tuyệt vời của việc nghỉ ngơi và nạp năng lượng vào buổi trưa đối với sức khỏe của cơ thể. Tiến sĩ Mednick đã giành nhiều thập kỷ để nghiên cứu tác động của giấc ngủ. Ông nhấn mạnh ngủ trưa đặc biệt hiệu quả đối với sức khỏe tâm trí.
Thời lượng ngủ trưa lý tưởng dựa trên chu kỳ này:
Giai đoạn 1: giai đoạn "ngủ gật" khi bạn chìm vào giấc ngủ
Giai đoạn 2: hoạt động cơ, nhịp tim và não của bạn bắt đầu chậm lại
Giai đoạn 3: ngủ sâu, phục hồi
Giai đoạn 4: còn được gọi là giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) khi hoạt động của não bắt đầu và bạn có nhiều khả năng mơ 5 phút sau mỗi lần chợp mắt.
Tiến sĩ Mednick nhấn mạnh: “Ngay cả một giấc ngủ ngắn 5 phút cũng có hiệu quả kỳ lạ”. Nhưng đó không hẳn là kiểu ngủ trưa mà cô khuyên mọi người.
Tuy nhiên nếu như thời gian nghỉ ngơi buổi trưa của bạn có hạn thì nghiên cứu này xác nhận, một giấc ngủ 5 phút cũng có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ và giảm buồn ngủ.
Giấc ngủ ngắn 20-30 phút sẽ khiến chúng ta tránh chuyển sang giai đoạn ba, giai đoạn mà chúng ta nghĩ là "ngủ sâu". Giai đoạn 3 là giai đoạn quan trọng để phục hồi nhưng khi thức dậy trong giai đoạn này thường sẽ khiến bạn cảm thấy hơi chệnh choạng và gặp khó khăn khi tiếp tục làm việc sau đó.
Nghe có vẻ lạ lùng phải không? Đây là thời gian để cơ thể sửa chữa mô, củng cố hệ thống miễn dịch và nạp năng lượng cho cơ thể. Nghiên cứu từ năm 2019 trên Tạp chí Y học và Sinh học Yale cũng cho thấy giấc ngủ sâu cải thiện khả năng nhớ thông tin, học tập và chức năng nhận thức chung.
Theo một đánh giá vào tháng 4/2022 đăng trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience, việc thiếu các giấc ngủ sâu có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm.
Vì vậy nếu bạn có 60 phút để nghỉ trưa thì hãy cố gắng để cơ thể chuyển sang giai đoạn ba của giấc ngủ. Sau khi cơ thể vượt qua giai đoạn ba sẽ đến giai đoạn cuối cùng, đó là giấc ngủ REM. Giai đoạn cuối cùng rất tốt cho sự sáng tạo, cải thiện khả năng cảm nhận và kỹ năng cảm nhận.
Giấc ngủ REM cũng sẽ khiến bạn dễ thức giấc hơn, giúp ngăn chặn tình trạng mất phương hướng khi ngủ. Nhưng tiến sĩ Mednick cho biết, bạn không nhất thiết phải có giấc ngủ REM nếu bạn chỉ cần một giấc ngủ ngắn.
Tuy vậy, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Mỹ, giấc ngủ trưa trên 90 phút có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Cô giải thích ý tưởng là tạo ra nhiều phương pháp nghỉ ngơi hơn trong cả ngày để khai thác phản ứng phục hồi của cơ thể. Điều này có thể bao gồm cả những giấc ngủ ngắn nhưng nếu giấc ngủ ngắn không phù hợp với bạn, hãy thử:
- Các bài tập thở chậm, sâu, giống như những gì bạn thường làm khi thiền và yoga.
- Nằm co chân lên tường trong 10 phút, giúp tim bạn được nghỉ ngơi để chống lại lực hấp dẫn.
- Ra ngoài để kết nối với thiên nhiên.
- Ưu tiên sự thân mật và kết nối với những người bạn yêu thương.
Nguồn: Thehealthy
Sara Mednick, tiến sĩ, nhà khoa học thần kinh nhận thức tại Đại học California Irvine và là tác giả của cuốn sách The Power of the Downstate đã có những chia sẻ với trang The Healthy về lợi ích tuyệt vời của việc nghỉ ngơi và nạp năng lượng vào buổi trưa đối với sức khỏe của cơ thể. Tiến sĩ Mednick đã giành nhiều thập kỷ để nghiên cứu tác động của giấc ngủ. Ông nhấn mạnh ngủ trưa đặc biệt hiệu quả đối với sức khỏe tâm trí.
Bạn nên ngủ trưa trong bao lâu?
Tiến sĩ Mednick giải thích bất cứ khi nào bạn chìm vào giấc ngủ, cơ thể bạn sẽ chuyển qua một số giai đoạn ngủ mà mỗi giai đoạn đều đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn.Thời lượng ngủ trưa lý tưởng dựa trên chu kỳ này:
Giai đoạn 1: giai đoạn "ngủ gật" khi bạn chìm vào giấc ngủ
Giai đoạn 2: hoạt động cơ, nhịp tim và não của bạn bắt đầu chậm lại
Giai đoạn 3: ngủ sâu, phục hồi
Giai đoạn 4: còn được gọi là giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) khi hoạt động của não bắt đầu và bạn có nhiều khả năng mơ 5 phút sau mỗi lần chợp mắt.
Tiến sĩ Mednick nhấn mạnh: “Ngay cả một giấc ngủ ngắn 5 phút cũng có hiệu quả kỳ lạ”. Nhưng đó không hẳn là kiểu ngủ trưa mà cô khuyên mọi người.
Tuy nhiên nếu như thời gian nghỉ ngơi buổi trưa của bạn có hạn thì nghiên cứu này xác nhận, một giấc ngủ 5 phút cũng có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ và giảm buồn ngủ.
20-30 phút chợp mắt buổi trưa
Theo Tiến sĩ Mednick, từ 20 đến 30 phút là thời gian ngủ trưa tuyệt vời. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy sảng khoái hơn và bớt căng thẳng hơn.Ngủ trưa 60 phút
Tất cả các giai đoạn của giấc ngủ đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể nhưng giấc ngủ sâu mới là nơi điều kỳ diệu xảy ra. Đó là khi cơ thể bạn bước vào trạng thái ngủ đông nhẹ.Nghe có vẻ lạ lùng phải không? Đây là thời gian để cơ thể sửa chữa mô, củng cố hệ thống miễn dịch và nạp năng lượng cho cơ thể. Nghiên cứu từ năm 2019 trên Tạp chí Y học và Sinh học Yale cũng cho thấy giấc ngủ sâu cải thiện khả năng nhớ thông tin, học tập và chức năng nhận thức chung.
Vì vậy nếu bạn có 60 phút để nghỉ trưa thì hãy cố gắng để cơ thể chuyển sang giai đoạn ba của giấc ngủ. Sau khi cơ thể vượt qua giai đoạn ba sẽ đến giai đoạn cuối cùng, đó là giấc ngủ REM. Giai đoạn cuối cùng rất tốt cho sự sáng tạo, cải thiện khả năng cảm nhận và kỹ năng cảm nhận.
Giấc ngủ REM cũng sẽ khiến bạn dễ thức giấc hơn, giúp ngăn chặn tình trạng mất phương hướng khi ngủ. Nhưng tiến sĩ Mednick cho biết, bạn không nhất thiết phải có giấc ngủ REM nếu bạn chỉ cần một giấc ngủ ngắn.
Giấc ngủ 90 phút
Tiến sĩ Mednick chia sẻ: “Nếu bạn có đủ 90 phút để ngủ trưa, điều đó thật tuyệt vời. Trên thực tế, độ dài chu kỳ ngủ trung bình là khoảng 1 tiếng rưỡi và hoàn thành chu kỳ này có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu từ hoạt động thể chất đến tâm trạng của bạn”. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Environmental Research and Public Health.Tuy vậy, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Mỹ, giấc ngủ trưa trên 90 phút có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Nếu bạn không thể ngủ trưa thì sao?
Một số người không thích ngủ trưa. Mednick cho hay: “Tất cả mọi người đều cần nghỉ ngơi nhưng không phải ai cũng nhất thiết phải ngủ trưa. Chìa khóa thực sự là việc kích hoạt hệ thống phục hồi của bạn trong ngày. Người bình thường giữ cho não bộ hoạt động suốt cả ngày, duy trì trạng thái căng thẳng ổn định. Điều này đẩy nhu cầu phục hồi của cơ thể vào ban đêm và điều đó thực sự gây ra rất nhiều áp lực cho giấc ngủ”.Cô giải thích ý tưởng là tạo ra nhiều phương pháp nghỉ ngơi hơn trong cả ngày để khai thác phản ứng phục hồi của cơ thể. Điều này có thể bao gồm cả những giấc ngủ ngắn nhưng nếu giấc ngủ ngắn không phù hợp với bạn, hãy thử:
- Các bài tập thở chậm, sâu, giống như những gì bạn thường làm khi thiền và yoga.
- Nằm co chân lên tường trong 10 phút, giúp tim bạn được nghỉ ngơi để chống lại lực hấp dẫn.
- Ra ngoài để kết nối với thiên nhiên.
- Ưu tiên sự thân mật và kết nối với những người bạn yêu thương.
Nguồn: Thehealthy