Vào ngày 23/09/2008, các giám đốc điều hành HTC, Google, T-Mobile và Deutsche Telekom đã đứng trên một sân khấu tại thành phố New York, Mỹ để giới thiệu Android 1.0 – một hệ điều hành di động hoàn toàn mới, và HTC G1 chính là chiếc điện thoại đầu tiên chạy nền tảng này. Chính những điều đó đã định hình tầm nhìn cho Android trong tương lai.
Đại diện của những công ty này đã dành rất nhiều thời gian để nói về mức độ mở của nền tảng mới này và coi đây là điểm thu hút các bên thứ ba phát triển ứng dụng cho Android. Họ cho biết: “Chúng tôi muốn cung cấp một loạt thiết bị, ứng dụng và dịch vụ mới để mọi người nắm bắt internet di động trên toàn thế giới.”
Larry Page và Sergey Brin, 2 CEO của Google vào thời điểm đó, đã xuất hiện tại sự kiện này. Brin đã trình diễn ứng dụng đầu tiên anh viết cho Android. Ứng dụng này tính toán thời gian HTC G1 được ném lên không và rơi xuống. Rõ ràng, họ say mê với nền tảng mới và đề cập đến tiềm năng của nó.
Sự kết hợp về phần mềm và phần cứng thời điểm đó rõ ràng đã đặt nền móng cho Android phát triển sau này.
Nhưng Android 1.0 thực sự thế nào? Nó có những tính năng gì? Và còn thiếu những gì? Thực tế, thời điểm đó, có thể coi nền tảng này vừa hoàn chỉnh vừa chưa hoàn chỉnh.
Có rất nhiều hệ điều hành di động cạnh tranh với nhau trong mùa thu năm 2008. Khi đó, iOS của Apple chỉ mới được 1 năm tuổi và tụt hậu khá xa so với các hệ điều hành BlackBerry OS và Symbian OS khi xét đến quy mô. Windows Mobile và Palm OS cũng là những cái tên nổi bật trong cuộc chiến này. Google và các nhà phát triển Android đã chọn một số yếu tố từ các nền tảng có tên tuổi cho Android nhưng cũng giới thiệu một loạt ý tưởng mới và là một phần của Android.
Android 1.0 có 3 panel màn hình chính. Panel trung tâm là màn hình chính thực sự, chứa các widget và ứng dụng đã cài đặt sẵn. Bạn có thể vuốt sang trái hoặc phải để thêm nhiều ứng dụng hoặc widget vào các màn hình khác nếu muốn. Điều này vẫn được duy trì cho đến này nay. Việc triển khai các widget của Android khá mới lạ vào thời điểm đó. Dù các nền tảng thời đó như Windows Mobile tập trung vào cảm ứng đã có widget, thế nhưng, chúng không thể tùy biến hoặc không đa dạng như trên Android.
Android 1.0 có một ngăn kéo ứng dụng (app drawer). Người dùng có thể truy cập nó bằng cách nhấp vào một tab hiển thị ở cuối màn hình chính. Tuy nhiên, chức năng cơ bản của nó vẫn giống như ngày nay. Khu vực cài đặt hệ thống của Android 1.0 được bố trí theo cách tương tự như những gì có trong thế hệ Android hiện đại, nhưng menu cài đặt nhanh thời đó chưa tồn tại. iOS 2, vốn là nền tảng chạy trên iPhone từ năm 2008, không có các ngăn kéo ứng dụng, nhưng những thiết bị Windows Phone và BlackBerry đã có các chức năng tương đương.
Nền tảng này ban đầu tập trung vào phần cứng. Những người đã sử dụng Android từ thuở đầu ắt hẳn sẽ nhớ tất cả các nút bấm được dùng để điều khiển hệ điều hành. Các phím quan trọng như quay lại, home và menu rất cần thiết trong việc thực hiện một số thao tác điều hướng và hành động phụ. Thậm chí không có bàn phím ảo mà HTC G1 yêu cầu bạn sử dụng bàn phím QWERTY vật lý cho bất kỳ kiểu nhập nào.
Tất nhiên, giờ đây, nền tảng này hoàn toàn tập trung vào cảm ứng và các cử chỉ sẽ thực hiện những hành động tương tự. Trong số mọi nền tảng có sẵn vào năm 2008, chỉ có iPhone là hoàn toàn hỗ trợ cảm ứng. BlackBerry, Symbian và Windows Mobile (Windows Phone) đều dựa rất nhiều vào các nút vật lý.
Xử lý thông báo của Android 1.0 là một thành công ban đầu của nền tảng này và nó vẫn là thứ mà chúng ta sử dụng ngày ngày nay. Cách các thông báo bật lên trên thanh trạng thái đã ảnh hưởng rất nhiều đến những nền tảng di động khác, khiến chúng nhanh chóng “ăn theo”.
Thanh tìm kiếm Google đã được tích hợp ngay từ ban đầu và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ngay cả phiên bản đầu tiên của công cụ tìm kiếm này cũng bảo gồm tính năng tự động hoàn thiện văn bản để giúp mọi người nhanh chóng thực hiện tìm kiếm.
Về mặt bảo mật, ngoài việc dùng mã PIN hay mật khẩu truyền thống, người dùng có thể thiết lập mẫu vẽ trên màn hình khóa, và vẫn có thể thực hiện điều đó trên Android ngày nay.
Apple đã giới thiệu App Store cùng với iOS 2 vào tháng 7/2008, tức ngay trước khi Android ra mắt. Vào thời điểm đó, các cửa ứng dụng tập trung trên thiết bị rất hiếm. Người dùng lúc ấy buộc phải tải hầu hết các ứng dụng từ nhà phát triển hoặc từ những nhà phân phối trực tuyên sơ sài. Rất may, Google cũng đi theo mô hình của Apple.
Những ứng dụng đầu tiên của Android 1.0 rất thô sơ nhưng đầy đủ chức năng. Gmail, Calendar, máy tính, Maps và YouTube của Google là những ứng dụng đầu tiên. Các ứng dụng của bên thứ ba cũng có sẵn trên Android Market – phiên bản ban đầu của Google Play Store. Android Market 1.0 rất cơ bản. Nó gần như không có bất kỳ ứng dụng nào mạnh mẽ và chủ yếu là trải nghiệm dựa trên văn bản với ít hình ảnh hoặc đồ họa.
Thú vị là Gmail thời điểm đó đã hỗ trợ push mail, IMAP/POP và SMTP, giúp nó có lợi thế về email hơn so với một số nền tảng khác. Trong khi đó, YouTube lại là một vấn đề bởi mạng 3G lúc đó chưa thể xử lý video. Trình duyệt thậm chí còn chưa được gọi là Chrome. Phiên bản này dựa trên WebKit nhưng ban đầu lại không hỗ trợ Flash.
Ứng dụng camera cũng không thề ấn tượng. Chẳng hạn, mỗi lần chụp ảnh, bạn sẽ thấy một cửa sổ bật lên hỏi bạn muốn lưu, thiết lập, chia sẻ hay xóa ảnh. Quan trọng hơn, ứng dụng camera lúc đó không có các tính năng thực sự và không thể quay video.
Google Maps lại cực kỳ tuyệt vời. Dù Google Maps đã có sẵn cho các nền tảng khác, chẳng hạn như BlackBerry OS, thế nhưng, phiên bản Google Maps cho Android lại là một bước tiến cực lớn. Nó có chế độ Street View – khả năng xem hình ảnh thực tế đường phố về các điểm đến tiềm năng của bạn. Nó cũng hỗ trợ các thao tác di chuyển xung quanh để bạn có thể xác định những điểm mốc trước khi bắt đầu cuộc hành trình của mình.
Không thể phủ nhận rằng Android 1.0 đã rất mạnh mẽ ngay thời điểm xuất phát. Nó tập hợp một loạt các ý tưởng dưới một biểu ngữ duy nhất và đưa ra những lời hứa táo bạo khi chính thức “xuất quân”. Nhưng nó lại chưa phải là một điều chắc chắn.
Thời điểm bấy giờ, chỉ có T-Mobile ở Mỹ cung cấp HTC G1. Mãi đến đầu năm 2009, thiết bị này mới có thể tiếp cận được các thị trường khác. Nhìn chung, các thiết bị Android không đạt được doanh số lớn cho đến khi Verizon Wireless ra mắt Motorola Droid vào mùa thu năm 2009 – một năm sau khi Android 1.0 xuất hiện. Và sau đó, chúng ta có Android 2.0.
Nhưng những ngày đầu đó rất quan trọng để xây dựng nền móng cho Android. Google đã nhanh chóng đề cập đến những phiên bản tiếp theo của nền tảng này, bao gồm Cupcake và Donut. Gã khổng lồ tìm kiếm hứa sẽ bổ sung các tính năng và sửa lỗi theo thời gian. Điều này đã giúp Android được sử dụng rộng rãi. Hơn nữa, Android cũng được các nhà phát triển và cộng đồng modding ủng hộ ngay lập tức, bởi nó có là một nền tảng nguồn mở - thứ mà BlackBerry OS, iOS, PalmOS và Symbian không thể làm được.
Đó chắc chắn là một hành trình dài, và đến hiện tại, Google đang chuẩn bị tung ra phiên bản mới nhất cho nền tảng di động phổ biến nhất thế giới: Android 12.
Nguồn: Android Authority
Larry Page và Sergey Brin, 2 CEO của Google vào thời điểm đó, đã xuất hiện tại sự kiện này. Brin đã trình diễn ứng dụng đầu tiên anh viết cho Android. Ứng dụng này tính toán thời gian HTC G1 được ném lên không và rơi xuống. Rõ ràng, họ say mê với nền tảng mới và đề cập đến tiềm năng của nó.
Sự kết hợp về phần mềm và phần cứng thời điểm đó rõ ràng đã đặt nền móng cho Android phát triển sau này.
Nhưng Android 1.0 thực sự thế nào? Nó có những tính năng gì? Và còn thiếu những gì? Thực tế, thời điểm đó, có thể coi nền tảng này vừa hoàn chỉnh vừa chưa hoàn chỉnh.
Android 1.0: Một trải nghiệm quen thuộc, nhưng cũng khác biệt
Android 1.0 có 3 panel màn hình chính. Panel trung tâm là màn hình chính thực sự, chứa các widget và ứng dụng đã cài đặt sẵn. Bạn có thể vuốt sang trái hoặc phải để thêm nhiều ứng dụng hoặc widget vào các màn hình khác nếu muốn. Điều này vẫn được duy trì cho đến này nay. Việc triển khai các widget của Android khá mới lạ vào thời điểm đó. Dù các nền tảng thời đó như Windows Mobile tập trung vào cảm ứng đã có widget, thế nhưng, chúng không thể tùy biến hoặc không đa dạng như trên Android.
Android 1.0 có một ngăn kéo ứng dụng (app drawer). Người dùng có thể truy cập nó bằng cách nhấp vào một tab hiển thị ở cuối màn hình chính. Tuy nhiên, chức năng cơ bản của nó vẫn giống như ngày nay. Khu vực cài đặt hệ thống của Android 1.0 được bố trí theo cách tương tự như những gì có trong thế hệ Android hiện đại, nhưng menu cài đặt nhanh thời đó chưa tồn tại. iOS 2, vốn là nền tảng chạy trên iPhone từ năm 2008, không có các ngăn kéo ứng dụng, nhưng những thiết bị Windows Phone và BlackBerry đã có các chức năng tương đương.
Tất nhiên, giờ đây, nền tảng này hoàn toàn tập trung vào cảm ứng và các cử chỉ sẽ thực hiện những hành động tương tự. Trong số mọi nền tảng có sẵn vào năm 2008, chỉ có iPhone là hoàn toàn hỗ trợ cảm ứng. BlackBerry, Symbian và Windows Mobile (Windows Phone) đều dựa rất nhiều vào các nút vật lý.
Xử lý thông báo của Android 1.0 là một thành công ban đầu của nền tảng này và nó vẫn là thứ mà chúng ta sử dụng ngày ngày nay. Cách các thông báo bật lên trên thanh trạng thái đã ảnh hưởng rất nhiều đến những nền tảng di động khác, khiến chúng nhanh chóng “ăn theo”.
Thanh tìm kiếm Google đã được tích hợp ngay từ ban đầu và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ngay cả phiên bản đầu tiên của công cụ tìm kiếm này cũng bảo gồm tính năng tự động hoàn thiện văn bản để giúp mọi người nhanh chóng thực hiện tìm kiếm.
Về mặt bảo mật, ngoài việc dùng mã PIN hay mật khẩu truyền thống, người dùng có thể thiết lập mẫu vẽ trên màn hình khóa, và vẫn có thể thực hiện điều đó trên Android ngày nay.
Android Market - thuở sơ khai của Google Play Store
Những ứng dụng đầu tiên của Android 1.0 rất thô sơ nhưng đầy đủ chức năng. Gmail, Calendar, máy tính, Maps và YouTube của Google là những ứng dụng đầu tiên. Các ứng dụng của bên thứ ba cũng có sẵn trên Android Market – phiên bản ban đầu của Google Play Store. Android Market 1.0 rất cơ bản. Nó gần như không có bất kỳ ứng dụng nào mạnh mẽ và chủ yếu là trải nghiệm dựa trên văn bản với ít hình ảnh hoặc đồ họa.
Thú vị là Gmail thời điểm đó đã hỗ trợ push mail, IMAP/POP và SMTP, giúp nó có lợi thế về email hơn so với một số nền tảng khác. Trong khi đó, YouTube lại là một vấn đề bởi mạng 3G lúc đó chưa thể xử lý video. Trình duyệt thậm chí còn chưa được gọi là Chrome. Phiên bản này dựa trên WebKit nhưng ban đầu lại không hỗ trợ Flash.
Ứng dụng camera cũng không thề ấn tượng. Chẳng hạn, mỗi lần chụp ảnh, bạn sẽ thấy một cửa sổ bật lên hỏi bạn muốn lưu, thiết lập, chia sẻ hay xóa ảnh. Quan trọng hơn, ứng dụng camera lúc đó không có các tính năng thực sự và không thể quay video.
Google Maps lại cực kỳ tuyệt vời. Dù Google Maps đã có sẵn cho các nền tảng khác, chẳng hạn như BlackBerry OS, thế nhưng, phiên bản Google Maps cho Android lại là một bước tiến cực lớn. Nó có chế độ Street View – khả năng xem hình ảnh thực tế đường phố về các điểm đến tiềm năng của bạn. Nó cũng hỗ trợ các thao tác di chuyển xung quanh để bạn có thể xác định những điểm mốc trước khi bắt đầu cuộc hành trình của mình.
Tạo tiền đề vững chắc cho tương lai của Android
Thời điểm bấy giờ, chỉ có T-Mobile ở Mỹ cung cấp HTC G1. Mãi đến đầu năm 2009, thiết bị này mới có thể tiếp cận được các thị trường khác. Nhìn chung, các thiết bị Android không đạt được doanh số lớn cho đến khi Verizon Wireless ra mắt Motorola Droid vào mùa thu năm 2009 – một năm sau khi Android 1.0 xuất hiện. Và sau đó, chúng ta có Android 2.0.
Nhưng những ngày đầu đó rất quan trọng để xây dựng nền móng cho Android. Google đã nhanh chóng đề cập đến những phiên bản tiếp theo của nền tảng này, bao gồm Cupcake và Donut. Gã khổng lồ tìm kiếm hứa sẽ bổ sung các tính năng và sửa lỗi theo thời gian. Điều này đã giúp Android được sử dụng rộng rãi. Hơn nữa, Android cũng được các nhà phát triển và cộng đồng modding ủng hộ ngay lập tức, bởi nó có là một nền tảng nguồn mở - thứ mà BlackBerry OS, iOS, PalmOS và Symbian không thể làm được.
Đó chắc chắn là một hành trình dài, và đến hiện tại, Google đang chuẩn bị tung ra phiên bản mới nhất cho nền tảng di động phổ biến nhất thế giới: Android 12.
Nguồn: Android Authority