Mai Nhung
Writer
Một hình thức lừa đảo mới nhắm vào người dùng Samsung tại Việt Nam vừa được ghi nhận, gây lo ngại ngay cả với những người am hiểu công nghệ.
Thời gian gần đây, nhiều người trong các cộng đồng công nghệ, đặc biệt là người dùng Samsung, phản ánh tình trạng điện thoại bị khóa không rõ nguyên nhân. Theo thông tin ban đầu, phần lớn nạn nhân đều truy cập vào một đường link được quảng cáo là đăng ký trải nghiệm sớm bản cập nhật One UI 7 – phiên bản phần mềm mới dành cho các thiết bị Galaxy.
Mặc dù Samsung chưa phát hành bản beta của One UI 7, một số bài đăng trên Facebook đã xuất hiện, "chào mời" người dùng đăng ký trải nghiệm sớm thông qua các đường link rút gọn, thiết kế giống trang web chính thức của Samsung. Sau khi cung cấp thông tin tài khoản và thiết bị theo hướng dẫn, một khoảng thời gian sau, điện thoại bất ngờ bị khóa với yêu cầu nhập mã PIN 4 số – không phải mật khẩu thông thường.
Đáng chú ý, chức năng khóa này thực chất là tính năng chống trộm của Samsung (SmartThings Find), vốn dùng để bảo vệ thiết bị khi rơi vào tay kẻ gian. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo đã khai thác tính năng này để khóa máy từ xa.
Một số nạn nhân cho biết điện thoại bị khóa dù không nhập thông tin tài khoản. Qua một video được chia sẻ, khi truy cập đường link giả mạo, một ứng dụng mang tên “Samsung Member” xuất hiện, yêu cầu người dùng “đăng nhập SmartThings” để tiếp tục. Sau khi nhấn “Đăng nhập”, không lâu sau, điện thoại bị khóa.
Mặc dù các đường link giả mạo đã bị gỡ bỏ, nhưng chiêu lừa này đặt ra nghi vấn về việc kẻ gian thu thập dữ liệu người dùng. Đây có thể là hình thức lừa đảo qua giao diện giả lập, hoặc khai thác lỗ hổng bảo mật khác.
Hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp tương tự ở nước ngoài. Các dấu hiệu như nội dung quảng cáo tiếng Việt, sử dụng dịch vụ rút gọn đường link tại Việt Nam, và đối tượng nhắm đến là người Việt, cho thấy đây có thể là một chiến dịch lừa đảo trong nước.
Nỗ lực tìm hiểu từ một tài khoản Telegram liên quan chỉ dẫn tới nhóm Facebook “ICFix Team Chợ”, nổi tiếng trong giới sửa chữa điện thoại tại Việt Nam. Một số bài đăng trong nhóm cũng đề cập đến tình trạng điện thoại bị khóa, cho thấy khả năng liên quan đến vụ việc.
Samsung chưa đưa ra phản hồi chính thức về vụ việc, nhưng một số nạn nhân cho biết trung tâm bảo hành đang tiến hành điều tra. Theo các kỹ thuật viên, điện thoại có thể được mở khóa nhưng dữ liệu bên trong khó lòng khôi phục.
Chiêu lừa lần này khác biệt ở chỗ nhắm vào những người yêu thích công nghệ, thường có xu hướng muốn trải nghiệm sớm phần mềm mới. Đây là bài học cảnh báo người dùng cần kiểm tra kỹ thông tin và nguồn gốc trước khi tham gia bất kỳ chương trình nào trên mạng.
Thời gian gần đây, nhiều người trong các cộng đồng công nghệ, đặc biệt là người dùng Samsung, phản ánh tình trạng điện thoại bị khóa không rõ nguyên nhân. Theo thông tin ban đầu, phần lớn nạn nhân đều truy cập vào một đường link được quảng cáo là đăng ký trải nghiệm sớm bản cập nhật One UI 7 – phiên bản phần mềm mới dành cho các thiết bị Galaxy.
Lợi dụng tâm lý muốn trải nghiệm sớm
Mặc dù Samsung chưa phát hành bản beta của One UI 7, một số bài đăng trên Facebook đã xuất hiện, "chào mời" người dùng đăng ký trải nghiệm sớm thông qua các đường link rút gọn, thiết kế giống trang web chính thức của Samsung. Sau khi cung cấp thông tin tài khoản và thiết bị theo hướng dẫn, một khoảng thời gian sau, điện thoại bất ngờ bị khóa với yêu cầu nhập mã PIN 4 số – không phải mật khẩu thông thường.
Đáng chú ý, chức năng khóa này thực chất là tính năng chống trộm của Samsung (SmartThings Find), vốn dùng để bảo vệ thiết bị khi rơi vào tay kẻ gian. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo đã khai thác tính năng này để khóa máy từ xa.
Một số nạn nhân cho biết điện thoại bị khóa dù không nhập thông tin tài khoản. Qua một video được chia sẻ, khi truy cập đường link giả mạo, một ứng dụng mang tên “Samsung Member” xuất hiện, yêu cầu người dùng “đăng nhập SmartThings” để tiếp tục. Sau khi nhấn “Đăng nhập”, không lâu sau, điện thoại bị khóa.
Mặc dù các đường link giả mạo đã bị gỡ bỏ, nhưng chiêu lừa này đặt ra nghi vấn về việc kẻ gian thu thập dữ liệu người dùng. Đây có thể là hình thức lừa đảo qua giao diện giả lập, hoặc khai thác lỗ hổng bảo mật khác.
Chiến dịch lừa đảo nhắm vào người dùng Việt Nam
Hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp tương tự ở nước ngoài. Các dấu hiệu như nội dung quảng cáo tiếng Việt, sử dụng dịch vụ rút gọn đường link tại Việt Nam, và đối tượng nhắm đến là người Việt, cho thấy đây có thể là một chiến dịch lừa đảo trong nước.
Nỗ lực tìm hiểu từ một tài khoản Telegram liên quan chỉ dẫn tới nhóm Facebook “ICFix Team Chợ”, nổi tiếng trong giới sửa chữa điện thoại tại Việt Nam. Một số bài đăng trong nhóm cũng đề cập đến tình trạng điện thoại bị khóa, cho thấy khả năng liên quan đến vụ việc.
Samsung chưa đưa ra phản hồi chính thức về vụ việc, nhưng một số nạn nhân cho biết trung tâm bảo hành đang tiến hành điều tra. Theo các kỹ thuật viên, điện thoại có thể được mở khóa nhưng dữ liệu bên trong khó lòng khôi phục.
Chiêu lừa lần này khác biệt ở chỗ nhắm vào những người yêu thích công nghệ, thường có xu hướng muốn trải nghiệm sớm phần mềm mới. Đây là bài học cảnh báo người dùng cần kiểm tra kỹ thông tin và nguồn gốc trước khi tham gia bất kỳ chương trình nào trên mạng.