Người dùng Việt Nam được lợi gì khi Samsung từ bỏ chip Exynos trên Galaxy S23 Series?

Dòng Galaxy S23 đã chính thức ra mắt và dẫu có rất nhiều điều thú vị, thế nhưng, Samsung đã thực hiện một thay đổi cực kỳ quan trọng. Lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, Samsung cung cấp mỗi con chip Snapdragon 8 Gen 2 của Qualcomm mọi thiết bị Galaxy S23 trên toàn cầu, không có bất kỳ biến thể Exynos nào khác. Lần cuối cùng Samsung làm điều này là với Galaxy S5 hồi năm 2014.
Người dùng Việt Nam được lợi gì khi Samsung từ bỏ chip Exynos trên Galaxy S23 Series?
Trong 5 năm qua, Samsung đã áp dụng chiến lực nguồn cung ứng kép. Cụ thể hơn, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã tạo ra các biến thể Galaxy S/Galaxy Note sử dụng chip Qualcomm Snapdragon cho thị trường Bắc Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc, trong khi đó, những biến thể Exynos lại dành cho các khu vực khác, kể cả Việt Nam. Chiến lược đó đã bắt đầu thay đổi hồi năm ngoái khi Samsung bắt đầu giới thiệu phiên bản Galaxy S22 tích hợp SoC Snapdragon 8 Gen 1 tại nhiều thị trường trên toàn cầu hơn, bao gồm cả các khu vực trọng điểm như Ấn Độ, Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Và Samsung bắt đầu mở rộng đó hơn với dòng Galaxy S23. Công ty sử dụng chipset Snapdragon của Qualcomm cho mọi thị trường trên toàn cầu. Thậm chí, công ty còn hợp tác với Qualcomm để tinh chỉnh chipset này cho những chiếc smartphone cao cấp của mình. Có tên là "Snapdragon 8 Gen 2 for Galaxy", về cơ bản, con chip này gần như giống với Snapdragon 8 Gen 2 đã được ra mắt hồi cuối năm 2022, nhưng phần nhân chính Cortex-X3 được tăng tốc độ xung nhịp lên cao hơn ở mức 3,36GHz. Điều đó có nghĩa là những chiếc điện thoại của Samsung sẽ có thể đạt được hiệu năng cao hơn so với thông thường.
Chắc chắn, đây không chỉ là một sự thành công đối với Qualcomm, mà còn là một chiến thắng lớn cho cả Samsung lẫn người dùng khi công ty hiện có một dòng sản phẩm flagship giống hệt nhau trên toàn cầu. Động thái này làm cho các thiết bị mới nhất hấp dẫn hơn đáng kể đối với khách hàng ở Việt Nam cũng như các thị trường Châu Âu khác, vốn là nơi mà Samsung chỉ bán các phiên bản Exynos.
Tất nhiên, Qualcomm không hề thiếu đối tác. Những công ty smartphone OPPO, Vivo, Xiaomi và OnePlus của Trung Quốc chỉ sử dụng chipset Snapdragon của Qualcomm trong các điện thoại cao cấp của họ, nhưng không nhà sản xuất nào trong số này đạt được quy mô của Samsung. Samsung có một vị trí dẫn đầu không thể có được trong danh mục flagship và đây thường là sản phẩm thay thế Android duy nhất cho iPhone tại nhiều thị trường, đặc biệt là Việt Nam.
Người dùng Việt Nam được lợi gì khi Samsung từ bỏ chip Exynos trên Galaxy S23 Series?
Samsung chỉ bán được 30 triệu chiếc dòng Galaxy S22 vào năm ngoái và con số này cao hơn nhiều so với doanh số của tất cả các điện thoại Android cao cấp khác cộng lại. Qualcomm hiện có được phần lớn hơn trong chiếc bánh béo bở đó và không có gì ngạc nhiên khi nhà cung cấp chip Mỹ đang kiếm được nhiều tiền từ mối quan hệ đối tác này.
Dĩ nhiên, tất cả mọi người cũng sẽ đều vui khi Samsung thực hiện bước đi này, bởi họ sẽ có trải nghiệm tương tự nhau khi sử dụng dòng Galaxy S23. Chắc chắn, điều đó chưa từng diễn ra trong quá khứ bởi Samsung còn cung cấp biến thể Exynos tại hầu hết mọ thị trường khác. Công bằng mà nói thì những chipset Samsung Exynos không hẳn là quá tệ nhưng chúng chưa bao giờ sánh được với những con chip Qualcomm Snapdragon tương đương. Và khi bỏ tiền ra cùng mức giá, chẳng khách hàng nào muốn thiết bị của mình kém hơn so với biến thể kia. Đó chắc chắn là điều mà nhiều khách hàng Việt Nam, cũng như ở Châu Âu, bực tức, khó chịu.
Các thiết bị flagship Galaxy S/Galaxy Note sử dụng chip Exynos thường khá tệ và gặp nhiều vấn đề hơn. Những nhân Mongoose tùy biến mà Samsung sử dụng đến thế hệ Exynos 990 thường quá nóng, vì vậy các thiết bị Exynos luôn đạt đến giới hạn nhiệt sớm hơn những biến thể Snapdragon, ảnh hưởng đến hiệu năng duy trì lâu dài. Galaxy S20 cực kỳ tệ hại ở khoản này, đến mức Samsung bắt đầu sử dụng nhân ARM bán sẵn cho thế hệ tiếp theo.
Hao pin cũng là một vấn đề lớn với các phiên bản dựa trên Exynos và đây cũng là một vấn đề mà dòng Galaxy S22 ra mắt năm ngoái gặp phải. Chơi game là một lĩnh vực khác mà các thiết kế của Exynos không thể đảm đương nổi và dẫu cho Samsung LSI tìm cách khắc phục mọi thứ bằng cách hợp tác với AMD, thế nhưng, nó vẫn chưa đạt được kết quả mà Samsung hằng mong.
Nhìn vào những kết quả tồi tệ đó trên toàn cầu, có vẻ như các phiên bản Exynos đang kìm hãm dòng Galaxy S. Vì Samsung phải duy trì tính tương đương về tính năng giữa các phiên bản Exynos và Snapdragon, nên họ không thể tận dụng mọi tính năng mà Qualcomm cung cấp trên chipset của mình và điều đó khiến các thiết bị không phát huy hết tiềm năng của chúng.
Người dùng Việt Nam được lợi gì khi Samsung từ bỏ chip Exynos trên Galaxy S23 Series?
Tại Việt Nam, gần như mọi người dùng đều tỏ ra khó chịu với những vấn đề mà chipset Exynos gặp phải. Nhiều khách hàng đang mất niềm tin vào khả năng thiết kế và sản xuất chipset của bộ phận Samsung LSI. Các con chip Exynos mang đến trải nghiệm không ổn định và đồng nhất đối với nhiều người. Dẫu cho những con chip Exynos thường có điểm benchmark chẳng kém cạnh ai, thế nhưng, chúng thường mang đến hiệu năng tệ hại khi chơi game lẫn trải nghiệm thường ngày. Không rõ vấn đề này phát sinh từ chipset hay việc Samsung thực hiện bóp hiệu năng thiết bị. Nhưng dẫu cho vấn đề như thế nào đi chăng nữa thì những điều đó cũng cho thấy các con chip Exynos dễ bị quá nhiệt, trong khi bộ phận tản nhiệt không kịp làm mát thiết bị, khiến cho hiệu năng thiết bị bị tụt rõ rệt.
Những vấn đề bất ổn đó khiến nhiều người dùng cảm thấy khó chịu và ước rằng Samsung (hoặc họ) có thể thay thế con chip Exynos bằng những SoC Qualcomm Snapdragon mạnh mẽ hơn. Rốt cuộc, tại sao bỏ cùng một số tiền lớn như nhau nhưng người Việt Nam (và Châu Âu) lại phải chấp nhận một bộ xử lý tệ hại, kém ổn định hơn?
Thật chẳng hiểu tại sao Samsung mất nhiều thời gian hợp tác với Qualcomm như vậy. Samsung có thể áp dụng nguồn cung ứng kép như một cách để giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp. Hãy xem Apple và Foxconn đã thất bại như thế nào khi phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc để sản xuất những sản phẩm của mình. Hơn nữa, dường như Samsung cũng muốn chứng minh rằng mình có thể thiết kế và sản xuất những con chip vượt trội tương đương Qualcomm. Dẫu thế, công ty càng làm càng sai khi những con chip Exynos (người Việt thường hay mỉa mai bằng thuật ngữ Ê-xịt-nốt) ngày càng có nhiều vấn đề trong những năm qua. Rõ ràng, người dùng cực kỳ vui khi cuối cùng Samsung cũng chấp nhận điều đó và thực hiện thay đổi cho dòng Galaxy S23.
Người dùng Việt Nam được lợi gì khi Samsung từ bỏ chip Exynos trên Galaxy S23 Series?
Nhiều khả năng, Samsung sẽ không từ bỏ các chipset Exynos của mình bởi Samsung LSI đã đầu tư quá nhiều tiền vào nền tảng. Họ không cam tâm đưa nó vào quên lãng. Rất có thể Samsung sẽ sử dụng Qualcomm trên toàn cầu cho dòng Galaxy S trong 2 hoặc 3 năm tới, sau đó chúng ta sẽ chứng kiến sự trỗi dậy của Exynos.
Ngành công nghiệp chipset di động cần sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết và với sự rút lui của Huawei trong những năm gần đây, số lượng thương hiệu trong cuộc chơi giờ đây chỉ còn là cuộc đua tam mã: Qualcomm, MediaTek và Samsung LSI. Thế nhưng, chưa có bất kỳ công ty nào có thể đánh bại sự thống trị của Qualcomm trong lĩnh vực bộ xử lý di động.
>>> Samsung cho phép người dùng bật tắt tính năng GOS gây tranh cãi
Nguồn: Android Central
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top