VNR Content
Pearl
Elon Musk cho biết ông đang đợi kết quả thử nghiệm chip não cấy ghép của Neuralink với hy vọng người đầu tiên có thể điều khiển điện thoại, máy tính bằng suy nghĩ.
"Chúng tôi hy vọng sẽ có kết quả vào cuối tuần này. Cho đến nay, mọi thứ có vẻ khả quan", Elon Musk nói với Fab TV trong sự kiện ra mắt phim Lola ngày 5/2. Ông tiết lộ một tình nguyện viên đã được cấy chip có tên Telepathy và thiết bị này cho phép điều khiển các thiết bị điện tử chỉ bằng ý nghĩ.
Tuần trước, Musk cũng đề cập đến người cấy chip trên và cho biết ban đầu đã ghi nhận kết quả khả quan về sự tăng trưởng tế bào thần kinh.
Neuralink do Musk đồng sáng lập nhằm phát triển công nghệ giao diện não-máy tính giúp con người hội nhập với trí tuệ nhân tạo. Tháng 5/2022, FDA chấp thuận cho Neuralink cấy chip vào não người. Tuy vậy, công nghệ này hiện chưa thực sự được người Mỹ đón nhận.
Theo khảo sát từ công ty nghiên cứu thị trường YouGov, chỉ 8% số người được hỏi sẽ cân nhắc cấy chip vào não, 82% từ chối, và 10% chưa quyết định. Trong khi đó, 78% trong số hơn 10.200 người được Pew Research khảo sát phản đối ý tưởng dùng chip não, nhưng một điểm lạc quan là 59% nói sẽ chấp nhận công nghệ này nếu họ có quyền tự chủ, tức có thể bật tắt chip điều khiển trong não mình bất kỳ lúc nào.
"Chúng tôi hy vọng sẽ có kết quả vào cuối tuần này. Cho đến nay, mọi thứ có vẻ khả quan", Elon Musk nói với Fab TV trong sự kiện ra mắt phim Lola ngày 5/2. Ông tiết lộ một tình nguyện viên đã được cấy chip có tên Telepathy và thiết bị này cho phép điều khiển các thiết bị điện tử chỉ bằng ý nghĩ.
Neuralink do Musk đồng sáng lập nhằm phát triển công nghệ giao diện não-máy tính giúp con người hội nhập với trí tuệ nhân tạo. Tháng 5/2022, FDA chấp thuận cho Neuralink cấy chip vào não người. Tuy vậy, công nghệ này hiện chưa thực sự được người Mỹ đón nhận.
Theo khảo sát từ công ty nghiên cứu thị trường YouGov, chỉ 8% số người được hỏi sẽ cân nhắc cấy chip vào não, 82% từ chối, và 10% chưa quyết định. Trong khi đó, 78% trong số hơn 10.200 người được Pew Research khảo sát phản đối ý tưởng dùng chip não, nhưng một điểm lạc quan là 59% nói sẽ chấp nhận công nghệ này nếu họ có quyền tự chủ, tức có thể bật tắt chip điều khiển trong não mình bất kỳ lúc nào.