VNR Content
Pearl
Thiết bị gia dụng hiện đang trong tình trạng khan hàng trên toàn Nhật Bản do khủng hoảng bán dẫn toàn cầu, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng mà nguyên nhân xuất phát từ chính sách zero-COVID của Trung Quốc, khi mà các công ty đã khôi phục hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở quốc gia đông dân nhất thế giới cho biết sẽ mất đôi chút thời gian trước khi mọi chuyện trở lại như bình thường.
“Tình trạng chậm đơn hàng bắt đầu xuất hiện vào tháng 5, và chúng tôi đã phải liên tục thông báo với khách hàng rằng họ sẽ phải chờ từ 1 đến 2 tháng mới nhận được hàng” - một nhân viên bán hàng tại một cửa hàng bán lẻ thiết bị điện tử ở Tokyo cho biết.
Nhiều mẫu lò vi sóng và nồi cơm điện trên các kệ hàng hiện được đính kèm biển với nội dung tạm ngừng tiếp nhận các đơn hàng mới do chưa thể lấy được hàng từ nhà sản xuất. Một số khách hàng đã mua được những thiết bị gia dụng mong muốn lại gặp khó khăn trong việc sửa chữa do nguồn linh kiện không dồi dào như trước.
Máy giặt là món hàng đặc biệt khan hiếm. Website một nhà bán lẻ cho biết 70% số máy giặt lồng ngang trong danh sách đã hết hàng, kèm theo thông báo “các sản phẩm sẽ được chuyển đến khách hàng ngay khi có hàng”. Một số máy giặt, bao gồm của Hitachi và Sharp, có thể chỉ có hàng từ tháng 8 trở đi.
Khoảng 30% số mẫu tủ lạnh cũng không còn hàng.
Trong khi đó, số phận các sản phẩm điều hòa không khí càng bi đát, khi mà nguồn cung vốn đã không ổn định do thiếu hụt chip, và mùa hè nóng nực sắp tới chỉ khiến vấn đề trở nên căng thẳng hơn.
“Có thể đoán tình hình bất định này sẽ tiếp tục trong bối cảnh đã đến thời điểm mà nhu cầu thường tăng vọt trong năm” - một lãnh đạo công ty bán lẻ cho biết.
Trên các website mua sắm, lịch giao hàng của một số mẫu sản phẩm bị đôn lên đến đầu tháng 9, có nghĩa là những nhà sản xuất này sẽ phải trải qua một mùa hè mà không hề có hàng để bán.
Nhà bán lẻ thiết bị điện gia dụng Joshin Denki tại vùng Osaka tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiều sản phẩm, như lò vi sóng. Công ty đã và đang tăng cường đặt hàng sản phẩm từ các nhà sản xuất có khả năng đáp ứng nhu cầu của mình.
“Tác động của đợt phong tỏa ở Thượng Hải là quá lớn, và mạng lưới cung ứng dường như đang bị tắc nghẽn” - công ty cho biết.
Hitachi đã phải ngừng bán một số mẫu máy giặt kể từ cuối tháng 4. Sự chậm trễ trong tiếp nhận linh kiện từ Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất tại các nhà máy của hãng ở Nhật Bản.
Mitsubishi Electric thì phải dời ngày ra mắt mẫu nồi cơm điện mới, ban đầu được lên kế hoạch vào 21/5.
“Việc tiếp nhận linh kiện từ các nhà cung ứng ở Thượng Hải đã bị trì hoãn, và chúng tôi không thể sản xuất ra số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu” - công ty cho biết, đồng thời nhấn mạnh mẫu nồi cơm điện sắp tới có thể sẽ ra mắt trễ từ 1 - 2 tháng.
Về phía Panasonic, công ty đã ngừng sản xuất một số mẫu máy giặt tại nhà máy đặt ở vùng Shizouka kể từ giữa tháng 4, do nhà máy đối tác ở Trung Quốc chuyên gia công linh kiện đã bị đóng cửa. Nhà máy của công ty ở Thượng Hải cũng rơi vào tình trạng tương tự, khiến hoạt động chuyển giao nhiều mẫu lò vi sóng cho các nhà bán lẻ bị chậm trễ. Và không chỉ lò vi sóng, hàng loạt sản phẩm khác của Panasonic cũng bị ảnh hưởng, bao gồm nồi cơm điện và ghế massage, buộc hãng phải ngừng nhận đơn hàng mới đối với một số sản phẩm.
Tham khảo: NikkeiAsia
“Tình trạng chậm đơn hàng bắt đầu xuất hiện vào tháng 5, và chúng tôi đã phải liên tục thông báo với khách hàng rằng họ sẽ phải chờ từ 1 đến 2 tháng mới nhận được hàng” - một nhân viên bán hàng tại một cửa hàng bán lẻ thiết bị điện tử ở Tokyo cho biết.
Nhiều mẫu lò vi sóng và nồi cơm điện trên các kệ hàng hiện được đính kèm biển với nội dung tạm ngừng tiếp nhận các đơn hàng mới do chưa thể lấy được hàng từ nhà sản xuất. Một số khách hàng đã mua được những thiết bị gia dụng mong muốn lại gặp khó khăn trong việc sửa chữa do nguồn linh kiện không dồi dào như trước.
Khoảng 30% số mẫu tủ lạnh cũng không còn hàng.
Trong khi đó, số phận các sản phẩm điều hòa không khí càng bi đát, khi mà nguồn cung vốn đã không ổn định do thiếu hụt chip, và mùa hè nóng nực sắp tới chỉ khiến vấn đề trở nên căng thẳng hơn.
“Có thể đoán tình hình bất định này sẽ tiếp tục trong bối cảnh đã đến thời điểm mà nhu cầu thường tăng vọt trong năm” - một lãnh đạo công ty bán lẻ cho biết.
Trên các website mua sắm, lịch giao hàng của một số mẫu sản phẩm bị đôn lên đến đầu tháng 9, có nghĩa là những nhà sản xuất này sẽ phải trải qua một mùa hè mà không hề có hàng để bán.
Nhà bán lẻ thiết bị điện gia dụng Joshin Denki tại vùng Osaka tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiều sản phẩm, như lò vi sóng. Công ty đã và đang tăng cường đặt hàng sản phẩm từ các nhà sản xuất có khả năng đáp ứng nhu cầu của mình.
“Tác động của đợt phong tỏa ở Thượng Hải là quá lớn, và mạng lưới cung ứng dường như đang bị tắc nghẽn” - công ty cho biết.
Mitsubishi Electric thì phải dời ngày ra mắt mẫu nồi cơm điện mới, ban đầu được lên kế hoạch vào 21/5.
“Việc tiếp nhận linh kiện từ các nhà cung ứng ở Thượng Hải đã bị trì hoãn, và chúng tôi không thể sản xuất ra số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu” - công ty cho biết, đồng thời nhấn mạnh mẫu nồi cơm điện sắp tới có thể sẽ ra mắt trễ từ 1 - 2 tháng.
Về phía Panasonic, công ty đã ngừng sản xuất một số mẫu máy giặt tại nhà máy đặt ở vùng Shizouka kể từ giữa tháng 4, do nhà máy đối tác ở Trung Quốc chuyên gia công linh kiện đã bị đóng cửa. Nhà máy của công ty ở Thượng Hải cũng rơi vào tình trạng tương tự, khiến hoạt động chuyển giao nhiều mẫu lò vi sóng cho các nhà bán lẻ bị chậm trễ. Và không chỉ lò vi sóng, hàng loạt sản phẩm khác của Panasonic cũng bị ảnh hưởng, bao gồm nồi cơm điện và ghế massage, buộc hãng phải ngừng nhận đơn hàng mới đối với một số sản phẩm.
Tham khảo: NikkeiAsia