Trước nay, Mỹ vốn tự mình đưa ra các chủ trương tấn công vào ngành bán dẫn Trung Quốc, hòng kiềm chế tốc độ phát triển của nước này. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đưa ra những lời kêu gọi đồng minh hạn chế mua sắm và cảnh giác với thiết bị Trung Quốc.
Song, mới đây, 1 động thái cho thấy Mỹ đang quyết tâm hơn bao giờ hết đó là đưa ra đề nghị với Nhật Bản. Japan Times cho biết, Mỹ chính thức đề nghị Nhật Bản giúp đỡ cùng khống chế công nghệ bán dẫn tiên tiến của Trung Quốc.
Yêu cầu này được đưa ra với Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura hôm thứ Sáu tuần trước. Nó tiếp nối hàng loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới được Mỹ đưa ra hồi tháng 10. Mục đích nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tận dụng công nghệ, nhân tài và sản phẩm của Mỹ vào các lĩnh vực AI, chip tiên tiến.
Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng chúng cho mục đích quân sự hoặc giám sát.
Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa ra 1 yêu cầu như vậy với cấp Bộ trưởng. Yêu cầu nhạy cảm này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng, dù Trung Quốc bị hạn chế tiếp cận với công nghệ Mỹ, họ vẫn có thể nhận hàng hóa từ Nhật Bản và Hà Lan.
Trong dòng chảy bán dẫn, Nhật Bản và Châu Âu (đặc biệt là Hà Lan) đều là những quốc gia nắm giữ nhiều công nghệ lõi, cần thiết cho các dây chuyền bán dẫn. Trong top 5 hãng sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới, ngoài 3 công ty của Mỹ còn có TEL (Nhật Bản) và ASML (Hà Lan) là những mối hàng lớn và quan trọng đối với các hãng bán dẫn Trung Quốc. Ngoài ra, ở Nhật Bản còn hàng trăm công ty khác ít được biết tới, song lại làm ra mặt hàng thiết yếu cần cho chế tạo chip.
Khi cạnh tranh leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, Nhật Bản cũng như Hàn Quốc là các nước đồng minh với Mỹ cảm thấy bị nghẹt thở. Họ rất khó xử bởi Trung Quốc cũng chính là đối tác thương mại lớn nhất.
>>> Vạch trần bí mật chuỗi cung ứng bán dẫn.
Song, mới đây, 1 động thái cho thấy Mỹ đang quyết tâm hơn bao giờ hết đó là đưa ra đề nghị với Nhật Bản. Japan Times cho biết, Mỹ chính thức đề nghị Nhật Bản giúp đỡ cùng khống chế công nghệ bán dẫn tiên tiến của Trung Quốc.
Yêu cầu này được đưa ra với Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura hôm thứ Sáu tuần trước. Nó tiếp nối hàng loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới được Mỹ đưa ra hồi tháng 10. Mục đích nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tận dụng công nghệ, nhân tài và sản phẩm của Mỹ vào các lĩnh vực AI, chip tiên tiến.
Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng chúng cho mục đích quân sự hoặc giám sát.
Trong dòng chảy bán dẫn, Nhật Bản và Châu Âu (đặc biệt là Hà Lan) đều là những quốc gia nắm giữ nhiều công nghệ lõi, cần thiết cho các dây chuyền bán dẫn. Trong top 5 hãng sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới, ngoài 3 công ty của Mỹ còn có TEL (Nhật Bản) và ASML (Hà Lan) là những mối hàng lớn và quan trọng đối với các hãng bán dẫn Trung Quốc. Ngoài ra, ở Nhật Bản còn hàng trăm công ty khác ít được biết tới, song lại làm ra mặt hàng thiết yếu cần cho chế tạo chip.
Khi cạnh tranh leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, Nhật Bản cũng như Hàn Quốc là các nước đồng minh với Mỹ cảm thấy bị nghẹt thở. Họ rất khó xử bởi Trung Quốc cũng chính là đối tác thương mại lớn nhất.
>>> Vạch trần bí mật chuỗi cung ứng bán dẫn.